Thông tin về thuốc Gaviscon extra strength

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Gaviscon extra strength thuộc nhóm thuốc điều trị các vấn đề ở đường tiêu hóa. Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng do tăng tiết axit dạ dày như khó tiêu, khó chịu dạ dày, ợ nóng,…

Thuốc Gaviscon extra strength
Thuốc Gaviscon extra strength có tác dụng làm giảm triệu chứng do tăng tiết axit dạ dày

  • Tên thuốc: Gaviscon extra strength
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nhai

Những thông tin cần biết về thuốc Gaviscon extra strength

1. Công dụng

Thuốc Gaviscon extra strength có tác dụng làm giảm các triệu chứng do tăng tiết axit dạ dày như:

  • Khó tiêu
  • Khó chịu dạ dày
  • Ợ nóng
  • Ợ hơi

Gaviscon extra strength chỉ hoạt động chọn lọc trên axit dạ dày và không ngăn chặn quá trình sản xuất axit của cơ thể. Loại thuốc này có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc làm giảm sản xuất axit.

2. Chống chỉ định

Gaviscon extra strength chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Tiền sử dị ứng với nhôm hydroxit
  • Quá mẫn với magie
  • Phenylketon niệu

3. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng thuốc bằng đường uống. Nên tham khảo thông tin trên tờ hướng dẫn đi kèm để biết cách dùng, liều lượng và tần suất dùng thuốc.

Cách dùng:

  • Thuốc được bào chế ở dạng viên nhai nên bạn cần nhai trực tiếp viên thuốc.
  • Nhai kỹ trước khi nuốt thuốc, sau đó uống một ly nước đầy.

Liều dùng thông thường:

  • Dùng 2 – 4 viên/ ngày, chia thành 2 liều bằng nhau
  • Sử dụng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ

Một số trường hợp không đáp ứng với liều dùng thông thường. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ tăng liều hoặc yêu cầu bạn phối hợp với các loại thuốc làm giảm axit dạ dày (Cimetidine, Omeprazole,…).

Thuốc Gaviscon
Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng Gaviscon extra strength phối hợp với các loại thuốc làm giảm axit

Không sử dụng thuốc cho trẻ em nếu không có yêu cầu từ bác sĩ.

Sau khoảng 7 ngày dùng thuốc nhưng các triệu chứng không được cải thiện, bạn nên thông báo để bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng và tần suất.

Trong trường hợp bạn đã dùng thuốc hơn 2 tuần nhưng triệu chứng vẫn không thuyên giảm, bác sĩ sẽ cân nhắc và thay thế bằng biện pháp điều trị khác.

4. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát (nhiệt độ dưới 30 độ C), tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.

Nếu nhận thấy thuốc có mùi lạ, màu sắc thay đổi,… thuốc có thể bị biến chất do quá hạn sử dụng. Trong trường hợp này, bạn không nên tiếp tục sử dụng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Gaviscon extra strength

1. Thận trọng

Ngoài các thành phần chính (Nhôm hydroxit và magie), thuốc có thể chứa các thành phần không hoạt động có khả năng gây dị ứng. Vì vậy bạn nên liệt kê các thành phần đã từng bị dị ứng để bác sĩ cân nhắc về việc sử dụng thuốc.

Bệnh nhân bị sỏi thận, mất nước nghiêm trọng,… có nguy cơ khi sử dụng Gaviscon extra strength. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu chưa được bác sĩ cho phép.

Hút thuốc và sử dụng rượu trong thời gian dùng Gaviscon extra strength có thể tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.

Gaviscon extra strength
Không sử dụng rượu trong thời gian điều trị bằng Gaviscon extra strength

Thuốc chỉ được sử dụng cho phụ nữ mang thai trong trường hợp cần thiết. Thảo luận với bác sĩ về rủi ro và lợi ích khi sử dụng Gaviscon extra strength trong thời gian thai kỳ.

Thuốc có thể thải trừ một lượng nhỏ qua sữa mẹ. Do đó phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc. Trong trường hợp bắt buộc dùng Gaviscon extra strength, bạn có thể phải ngưng cho trẻ bú để đảm bảo an toàn.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của Gaviscon extra strength:

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đau đầu

Các tác dụng phụ này có mức độ nhẹ và sẽ tự thuyên giảm mà không cần phải điều trị. Nếu những triệu chứng nêu trên có xu hướng nghiêm trọng hơn, hãy thông báo với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.

Magie trong thuốc có thể gây tiêu chảy. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách sử dụng thuốc kháng axit kết hợp với Gaviscon extra strength. Trong một số ít trường hợp, Magie có thể gây ra triệu chứng táo bón. Để khắc phục triệu chứng này, bạn nên uống nhiều nước và luyện tập thể dục đều đặn.

Nhôm có trong thuốc có thể liên kết với phốt phát trong cơ thể và gây ra tình trạng suy giảm phốt phát. Triệu chứng thiếu hụt phốt phát: chán ăn, yếu cơ, mệt mỏi bất thường,…

Ngưng sử dụng thuốc nếu các tác dụng phụ nghiêm trọng xuất hiện, bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Phân có màu đen
  • Đau dạ dày
  • Đau khi đi tiểu
  • Nhịp thở chậm
  • Nhịp tim chậm, không đều

Phản ứng dị ứng:

  • Phát ban
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Ngứa và sưng ở mặt, cổ họng và lưỡi

3. Tương tác thuốc

Tương tác có thể làm thay đổi cách thức hoạt động và khả năng dung nạp của Gaviscon extra strength.

Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng (thuốc kê toa, thuốc không kê toa, thảo dược,…). Không tự ý sử dụng phối hợp, thay đổi liều lượng, tần suất của thuốc Gaviscon extra strength nếu không có sự chấp nhận của bác sĩ.

thuoc Gaviscon extra
Gaviscon extra strength có thể tương tác với Ciprofloxacin, Tetracycline, Pazopanib,…

Gaviscon extra strength có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Digoxin
  • Pazopanib
  • Sắt
  • Kháng sinh nhóm quinolone (Ciprofloxacin)
  • Kháng sinh nhóm Tetracycline
  • Natri polystyrene sulfonate

Gaviscon extra strength có thể cản trở sự hấp thu của các loại thuốc khác. Do đó bạn cần giãn khoảng cách sử dụng thuốc.

TIN XEM THÊM

Đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Đi ngoài ra chất nhầy (màu vàng, đỏ, hồng, trắng) là bị gì?

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, đỏ, hồng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm....

hp dạ dày có nguy hiểm không

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày Hp

Khi bị nhiễm H.pylori, người bệnh có thể phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm dạ...

Cách chữa bệnh trĩ đơn giản với cây lá lốt sau hè

Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hành huyết, lá lốt có khả năng phá nhiệt và làm tan...

Phương pháp chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng diện chẩn

Chữa trào ngược dạ dày bằng diện chẩn là phương pháp kích hoạt cơ chế tự chữa bệnh của cơ...

lá ổi chữa bệnh viêm đại tràng

Mẹo dùng lá ổi chữa bệnh viêm đại tràng – Lạ mà hay

Dùng lá ổi chữa bệnh viêm đại tràng mặc dù là mẹo dân gian nhưng được áp dụng rất phổ...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Quý ĐạtQuý Đạt says: Trả lời

    E bị loét dạ dày có dùng đc thuốc gaviscon extra strength k ạ bác sĩ?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.