Ciprofloxacin là thuốc gì?

Ciprofloxacin là một loại thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Dưới đây là những thông tin quan trọng mà bạn nên biết về loại thuốc này. 

Ciprofloxacin
Ciprofloxacin có công điều trị các bệnh nhiễm trùng

  • Tên hoạt chất: Ciprofloxacin
  • Tên biệt dược: Cipicin, Ciprofloxacin, Cifloxin

I. Thông tin về thuốc Ciprofloxacin

1. Dạng bào chế và thành phần

Ciprofloxacin có sẵn ở các dạng:

+ Viên nén:

  • Ciprofloxacin 250 mg: chứa 250 mg ciprofloxacin cùng các tá dược gồm microcrystalline cellulose, maize starch, colloidal silicon dioxide, purified water, crospovidone, magnesium stearate, titanium dioxide, methylhydroxypropyl cellulose 2910-15, và polyethylene glycol.
  • Ciprofloxacin 500 mg: chứa 500 mg ciprofloxacin cùng các tá dược gồm microcrystalline cellulose, maize starch, colloidal silicon dioxide, purified water, crospovidone, magnesium stearate, titanium dioxide, methylhydroxypropyl cellulose 2910-15, và polyethylene glycol.
  • Ciprofloxacin 750 mg: chứa 750 mg ciprofloxacin cùng các tá dược như colloidal silicon dioxide, crospovidone, methylhydroxypropyl cellulose 2910-15, magnesium stearate, maize starch, microcrystalline cellulose, polyethylene glycol, purified water, và titanium dioxide.

+ Chất lỏng:

  • 10 ml chứa 1g ciprofloxacin cùng các thành phần tá dược như poly (ethyl acrylate methyl methacrylate)-dispersion 30%, magnesium stearate, methyl-hydroxypropylcellulose, polysorbate 20, polyvidone 25.
  • Chất làm loãng chứa strawberry flavour 52312, strawberry flavour 54267, lecithin, medium chain triglycerides, sucrose micronized và purified water.

Tìm hiểu: Viêm phế quản phổi là gì? Làm thế nào để điều trị bệnh?

2. Công dụng

Ciprofloxacin thuộc nhóm kháng sinh được gọi là quinolone. Nó hoạt động bằng cách giết chết vi khuẩn nhờ ngăn chặn hoạt động của một loại enzyme có tên là DNA-gyrase. Enzyme này có liên quan đến việc tái tạo và phục hồi DNA của vi khuẩn. Nếu nó không hoạt động, vi khuẩn không thể tự phục hồi hoặc sinh sản. Điều này đồng nghĩa thuốc sẽ giết chết và làm sạch vi khuẩn.

Ciprofloxacin có hiệu quả chống lại một số lượng lớn vi khuẩn, một số trong đó có xu hướng kháng lại các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng. Nó đặc biệt hữu ích để chống lại một nhóm vi khuẩn được gọi là vi khuẩn gram âm, bao gồm salmonella, shigella, campylobacter, neisseria và pseudomonas.

Ciprofloxacin được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm:

  • Nhiễm trùng ngực như viêm phổi, viêm phế quản cấp tính và nhiễm trùng phổi trong xơ nang hoặc COPD
  • Nhiễm trùng tai mũi họng như viêm xoang, viêm tai giữa và viêm tai ngoài externa
  • Nhiễm trùng mắt như viêm kết mạc do vi khuẩn
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm viêm bàng quang , nhiễm trùng thận và viêm niệu đạo.
  • Nhiễm trùng tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt) hoặc tinh hoàn (viêm mào tinh hoàn)
  • Nhiễm trùng da, chẳng hạn như loét bị nhiễm trùng, vết thương hoặc bỏng, áp xe, viêm mô tế bào, hồng cầu
  • Nhiễm trùng xương và khớp, chẳng hạn như viêm tủy xương và viêm khớp nhiễm trùng
  • Nhiễm trùng bụng, như viêm phúc mạc hoặc áp xe bụng
  • Nhiễm trùng dạ dày và ruột, chẳng hạn như thương hàn hoặc tiêu chảy
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Bệnh lậu
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng ở những người phẫu thuật dạ dày, ruột hoặc thực hiện thủ tục nội soi
  • Ngăn ngừa viêm màng não ở người tiếp xúc với người bệnh viêm màng não do vi khuẩn
  • Ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh than sau khi tiếp xúc với bào tử bệnh than
  • Nhiễm trùng phổi trong xơ nang do một loại vi khuẩn gọi là Pseudomonas aeruginosa
  • Điều trị nhiễm trùng nặng khác khi bác sĩ cảm thấy điều này là cần thiết

 3. Cách sử dụng Ciprofloxacin

Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Không nên tự ý sử dụng, tăng liều, giảm liều hoặc đột ngột ngừng dùng thuốc mà không có yêu cầu của bác sĩ.
  • Với hỗn hợp chất lỏng, bạn nên lắc trong khoảng 15 giây trước khi đo liều. Nên đo liều bằng ống tiêm định lượng hoặc thiết bị đo liều được dung cấp, không sử dụng muỗng ăn gia đình vì nó không mang lại độ chính xác.
  • Với viên nén, hãy nuốt toàn bộ thuốc với chất lỏng, không nghiền nát, nhai hoặc phá vỡ nó.
  • Người bệnh có thể dùng ciprofloxacin với có hoặc không có thức ăn.

4. Liều dùng

Liều dùng ciprofloxacin còn phụ thuộc vào từng tình trạng sức khỏe cần điều trị. Người bệnh nên thăm khám với bác sĩ để được chỉ định cụ thể.

Dưới đây chỉ là liều lượng mang tính chất tham khảo:

+ Viêm xoang cấp tính:

  • Nhẹ hoặc vừa: 500 mg mỗi 12 giờ hoặc 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ trong 10 ngày

+ Nhiễm trùng xương và khớp

  • Nhẹ hoặc trung bình: 500 mg mỗi 12 giờ hoặc 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ trong ≥ 4 – 6 tuần
  • Nặng hoặc nghiêm trọng: 750 mg mỗi 12 giờ hoặc 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong ≥ 4 – 6 tuần

+ Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mãn tính

  • Chỉ định cho người bệnh viêm tuyến tiền liệt vi khuẩn mãn tính gây ra bởi Escherichia coli hoặc Proteus mirabilis
  • Nhẹ hoặc trung bình: 500 mg mỗi 12 giờ hoặc 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ trong 28 ngày

+ Tiêu chảy truyền nhiễm:

  • Nhẹ, trung bình hoặc nặng: 500 mg mỗi 12 giờ trong khoảng 5 – 7 ngày

+ Bệnh nhân giảm bạch cầu do sốt:

  • Nặng: 400 mg mỗi 8 giờ trong 7 – 14 giờ

+ Nhiễm trùng ổ bụng:

  • Biến chứng: 500 mg mỗi 12 giờ hoặc 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ trong 7 – 14 ngày

+ Nhiễm trùng đường hô hấp dưới:

  • Nhẹ hoặc trung bình: 500 mg mỗi 12 giờ hoặc 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ trong 7 – 14 ngày
  • Nặng hoặc phức tạp: 750 mg mỗi 12 giờ hoặc 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 – 14 ngày

+ Viêm phổi bệnh viện:

  • Nhẹ, trung bình hoặc nặng: 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 10 – 14 ngày

+ Nhiễm trùng cấu trúc da

  • Nhẹ hoặc trung bình: 500 mg mỗi 12 giờ hoặc 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ trong 7 – 14 ngày
  • Nặng hoặc phức tạp: 750 mg mỗi 12 giờ hoặc 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 – 14 ngày

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu

  • Nhẹ hoặc vừa: 250 mg mỗi 12 giờ hoặc 200 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ trong 7 – 14 ngày
  • Nặng hoặc nghiêm trọng: 500 mg mỗi 12 giờ hoặc 400 mg mỗi 12 giờ trong 7 – 14 ngày

+ Nhiễm trùng niệu đạo & cổ tử cung

  • Không biến chứng: 250 – 500 mg mỗi ngày một lần
cách sử dụng Ciprofloxacin
Liều lượng sử dụng Ciprofloxacin còn phụ thuộc vào vấn đề sức khỏe mà người bệnh điều trị

+ Nhiễm bệnh than: điều trị sau hơi nhiễm

  • Hít phải (điều trị dự phòng/sau phơi nhiễm): 500 mg mỗi 12 giờ hoặc 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ trong 60 ngày
  • Qua da: 500 mg mỗi 12 giờ hoặc 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ trogn 60 ngày

+ Bệnh dịch hạch: chỉ điều trị và phòng ngừa bệnh dịch hạch do Yersinia pestis

  • 500 – 750 mg mỗi 12 giờ trong 14 ngày
  • Hoặc 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 – 12 giờ trong 14 ngày

Liều dùng cho trẻ em cần được xác định bởi bác sĩ. Với người bị bệnh thận, liều lượng cần được điều chỉnh, cụ thể:

+ Suy thận:

  • CrCl> 50 mL/phút: Không cần điều chỉnh liều
  • CrCl 30-50 mL/phút: 250 – 500 mg mỗi 12 giờ
  • CrCl <30 mL /phút: 500 mg mỗi 12 giờ
  • CrCl 5-29 mL/phút: 250  – 500 mg mỗi 12 giờ hoặc 200 – 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 – 24 giờ

+ Chạy thận nhân tạo: 0,25 – 0,5 g mỗi 12 giờ hoặc 0,2 – 0,4 g tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ

+ Thẩm phân phúc mạc: 0,25 – 0,5 g mỗi 8 giờ hoặc 0,2 – 0,4 g IV mỗi 24 giờ

Có thể bạn quan tâm: Thuốc ho Astex: Công dụng và cách dùng

5. Chống chỉ định và thận trọng

Bạn không nên sử dụng ciprofloxacin nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, hoặc nếu:

  • Đang dùng tizanidine
  • Dị ứng với các fluoroquinolone khác như gemifloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, norfloxacin, ofloxacin,…

Và hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã hoặc đang gặp các vấn đề về sức khỏe như:

  • Vấn đề về gân, xương, viêm khớp (đặc biệt là trẻ em)
  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn cơ hoặc thần kinh (chẳng hạn như nhược cơ)
  • Bệnh thận
  • Co giật hoặc động kinh
  • Chấn thương đầu hoặc khối u não
  • Hội chứng QT dài
  • Bệnh tim mạch hoặc nồng độ kali trong máu thấp

Người ta không biết liệu thuốc này có gây hại cho thai nhi hay không nên phụ nữ đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

6. Bảo quản thuốc ciprofloxacin

Cần bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt và tiếp xúc với anh nướng trực tiếp. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc ciprofloxacin

1. Khuyến cáo

  • Không dùng ciprofloxacin với các sản phẩm từ sữa hoặc nước trái cây có bổ sung canxi vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc
  • Không nên sử dụng caffeine trong khi dùng ciprofloxacin vì có thể làm tăng tác hại của caffeine
  • Thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy, hãy gọi cho bác sĩ nếu xuất hiện tình trạng này
  • Ciprofloxacin có thể khiến bạn dễ bị cháy nắng hơn nên hay tránh ánh nắng hoặc sử dụng kem chống nắng SPF 30 trở lên
  • Tránh lái xe, vận hành máy móc hoặc hoạt động nguy hiểm khi đang sử dụng thuốc này vì nó có thể làm giảm phản ứng.

2. Tác dụng phụ

Ciprofloxacin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, hãy ngừng dùng thuốc và gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy các tình trạng như:

  • Lượng đường trong máu thấp như đau đầu, đói, đổ mồ hôi, khó chịu, chóng mặt, buồn nôn, nhịp tim nhanh hoặc cảm thấy lo lắng, run rẩy
  • Các triệu chứng thần kinh xuất hiện trên tứ chi như tê, yếu, ngứa ran, đau rát
  • Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi nghiêm trọng như lo lắng, bối rối, kích động, hoang tưởng, ảo giác, vấn đề về trí nhớ, khó tập trung, có suy nghĩ tự tử
  • Dấu hiệu đứt gân như đau đột ngột, sưng, bầm tím, cứng khớp hoặc nghe tiếng trong bất kỳ khớp nào
  • Đau dạ dày nghiêm trọng, tiêu chảy có máu
  • Tăng áp lực trong hộp sọ như đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, giảm thị lực, đau sau mắt
  • Da hoặc mắt có dấu hiệu chuyển sang màu vàng
  • Phát ban da
  • Ngứa âm đạo hoặc tiết dịch

3. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể làm cho ciprofloxacin kém hiệu quả hơn khi dùng cùng một lúc. Nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào sau đây, hãy dùng Ciprofloxacin vào 2 giờ trước hoặc 6 giờ sau khi bạn dùng thuốc khác.

  • Thuốc điều trị loét như sucralfate hoặc thuốc kháng axit chứa canxi, magie hoặc nhôm như Maalox, Milk of Magnesia, Mylanta, Pepcid Complete, Rolaids, Tums,…
  • Didanosine
  • Lanthanum carbonate hoặc sevelamer
  • Bổ sung vitamin hoặc khoáng chất có chứa canxi, sắt, magiê hoặc kẽm

Ngoài ra, còn có một số thuốc có thể tương tác với Ciprofloxacin như:

  • Cyclosporine, methotrexate, metoclopramide, phenytoin, probenecid, ropinirole, sildenafil hoặc theophylline
  • Thuốc làm loãng máu như Warfarin, Coumadin, Jantoven
  • Thuốc lợi tiểu
  • Insulin hoặc thuốc tiểu đường
  • Thuốc điều trị trầm cảm hoặc tâm thần
  • Thuốc steroid chẳng hạn như prednison
  • Thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Advil, Motrin ), naproxen (Aleve), celecoxib, diclofenac , indomethacin, meloxicam

4. Cách xử lý khi quên liều hoặc dùng quá liều

cần có các biện pháp xử lý khi các trường hợp sau xảy ra:

  • Dùng quá liều: việc sử dụng nhiều có thể tiêu diệt luôn các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn trong cơ thể. Ngoài ra sử dụng quá nhiều còn gây nguy hiểm đến gan và thận.
  • Khi quên liều: nếu nhớ ra lúc nào thì người dùng nên sử dụng ngay lập tức. Khoảng cách giữa lúc nhớ và liều kế tiếp dưới 6 tiếng thì nên bỏ qua liều cũ và đợi uống liều mới. Không được uống dồn hai liều cùng lúc để tránh gây nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Ciprofloxacin, nếu có bất kỳ thắc mắc về liều lượng hoặc cách sử dụng, hãy thông báo ngay cho bác sĩ của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Ho khan có đờm

Ho khan có đờm: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả

Ho khan có đờm xuất hiện một thời gian rồi hết, nhưng cũng có trường hợp kéo dài không khỏi....

Bị ho nên ăn và kiêng gì cho nhanh khỏi + khỏe?

Người bị ho nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C hay các loại gia vị có tính kháng...

7+ loại kẹo ngậm trị ho tốt nhất hiện nay và lưu ý

Các loại kẹo ngậm trị ho thường được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên khá an toàn cho...

Ngứa họng ho khan là bệnh gì?

Ngứa họng ho khan là bệnh gì? Cách chẩn đoán, điều trị

Ngứa họng ho khan là tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở người trưởng thành hoặc trẻ nhỏ....

Những thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị ho

Một số loại thực phẩm bạn nên ăn để hỗ trợ điều trị ho. Nhưng song song đó cũng có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *