Thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng Flixonase: Công dụng & liều dùng

Flixonase là thuốc xịt mũi được dùng để khắc phục triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, sung huyết, hắt hơi, đau nhức xoang do viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng theo mùa gây ra.

Flixonase
Flixonase là thuốc xịt mũi trị viêm mũi dị ứng.

  • Tên gốc: Fluticasone propionate
  • Tên biệt dược: Flixonase®
  • Phân nhóm: Thuốc xịt mũi chống xung huyết mũi.

I. Thông tin về thuốc xịt mũi Flixonase

Nắm rõ một số thông tin về thuốc xịt mũi Flixonase để dùng thuốc đúng mục đích, tránh những tác dụng phụ không đáng có.

1. Thành phần

  • Fluticasone propionate
  • Tá dược: Glucose (khan), Cellulose vi tinh thể, Carmellose Natri, Rượu Phenylethyl, Benzalkonium Clorua, Polysorbate 80, nước tinh khiết.

2. Công dụng

Với thành phần chính là Fluticasone propionate – một chất thuộc nhóm thuốc corticosteroid nên có tác dụng:

  • Giảm sưng viêm, kích ứng ở mũi.
  • Giảm tình trạng hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi.

Thuốc xịt mũi Flixonase được dùng để điều trị và dự phòng:

  • Viêm niêm mạc mũi (viêm mũi) do dị ứng quanh năm như dị ứng lông động vật, mạt bụi trong không khí…
  • Viêm niêm mạc mũi (viêm mũi) do dị ứng theo mùa như sốt cỏ khô.

Flixonase cũng được dùng cho những mục đích điều trị đã được phê duyệt nhưng không được liệt kê bên trên.

2. Cơ chế hoạt động

Thuốc xịt mũi Flixonase chứa thành phần hoạt chất chính flnomasone propionate – một corticosteroid (steroid).

Corticosteroid là một hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận, đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có kiểm soát các phản ứng viêm. Flnomasone là một corticosteroid tổng hợp và được sử dụng dưới dạng thuốc xịt mũi để giảm viêm ở đường mũi (viêm mũi).

Sau mỗi lần xịt, flnomasone sẽ được hấp thụ vào các tế bào của niêm mạc mũi. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào này giải phóng hóa chất kích hoạt phản ứng dị ứng và viêm, làm giảm các triệu chứng như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, hắt hơi và khó chịu xoang. Hoạt chất trên cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng liên quan đến mắt như mắt đỏ, ngứa và chảy nước.

Thuốc xịt mũi sẽ không làm giảm các triệu chứng viêm mũi ngay lập tức và có thể mất vài ngày để phát huy tác dụng.

3. Chống chỉ định

Không dùng Flixonase cho những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với Fluticasone propionate hay bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 4 tuổi

4. Dạng bào chế và hàm lượng

  • Thuốc có dạng nước xịt mũi hàm lượng flixonate 0,05%.

5. Liều dùng

Đọc kĩ thông tin được in trên nhãn dán hoặc tham khảo chuyên gia về liều dùng. Dùng thuốc đúng liều quy định.

  • Chỉ dùng thuốc để xịt mũi, không dùng thuốc cho mắt.
  • Thông thường, phải mất một vài ngày thuốc mới phát huy tác dụng. Tuy vậy. cần kiên trì dùng dù hiện tại bạn không cảm nhận rõ rệt được những chuyển biến tích cực.
  • Dùng đúng liều quy định. Dùng ít hoặc nhiều hơn liều quy định có thể khiến cho bệnh chuyển nghiêm trọng hơn.
  • Không tự ý ngưng thuốc ngay kể cả khi triệu chứng bệnh chuyển biến tích cực (trừ khi bạn được chuyên gia chỉ định).
  • Hỏi thăm chuyên gia về sản phẩm nếu như có bất kì thắc mắc về cách dùng thuốc trên để điều trị.
  • Thuốc xịt mũi Flixonase có thể được sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú vì chỉ có một lượng nhỏ thuốc đi vào máu sau khi dùng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi được bác sĩ kê. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để được tư vấn thêm.

Tùy theo tình trạng sức khỏe, mức độ triệu chứng, độ tuổi, các chuyên gia có thể yêu cầu bạn điều chỉnh liều dùng thuốc phù hợp. Tham khảo liều dùng trung bình do nhà sản xuất chỉ định sau:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • Xịt 2 lần vào 2 bên mũi một lần mỗi ngày, nên xịt thuốc vào buổi sáng.
  • Trong một số trường hợp, bạn có thể xịt thuốc 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, liều tối đa trong ngày không được vượt quá 8 lần xịt (bốn lần mỗi bên mũi.)
  • Khi triệu chứng bệnh được kiểm soát,  giảm  liều dùng xuống còn 1 lần/ ngày.
  • Nếu triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn sau đó, tăng liều dùng như ban đầu.

Trẻ em từ 4 – 11 tuổi:

  • Liều khởi đầu: Xịt 1 lần vào 2 bên cánh mũi vào mỗi buổi sáng.
  • Liều dùng tối đa trong ngày không quá 4 lần xịt (2 lần mỗi bên mũi).

6. Hướng dẫn sử dụng

Mỗi bình xịt đều có nắp che bụi bảo vệ phần vòi phun. Lưu ý luôn giữ cho đầu vòi được sạch sẽ và tháo phần nắp ra trước khi dùng.

Đối với trường hợp sử dụng thuốc xịt lần đầu tiên, bạn cần lắc đều, xịt vài lần cho đến khi thuốc tạo một màn sương mịn thì ngừng lại.

Hướng dẫn cách dùng bình xịt

Bước 1: Giữ chai thuốc cách xa người như hình vẽ trên minh họa.

Flixonase công dụng
Hướng dẫn cách sử dụng bình xịt Flixonase đúng cách.

Bước 2: Đặt ngón trỏ và ngón giữa kẹp ngay cổ chai, ngón cái nâng phần đáy bình xịt thuốc.

Bước 3: Dùng ngón trỏ và ngón cái ấn phần đầu thuốc xuống.

  • Nếu như bình xịt không hoạt động và bạn cho rằng thuốc bị chặn, cần tiến hành vệ sinh bình xịt.
  • Không cố loại bỏ phần ngăn chặn bằng cách dùng kim hay vật sắc nhọn chọt vào vì điều này có thể phá vỡ cách thức hoạt động của bình phun.

Đọc kĩ thông tin được in trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia về cách sử dụng Flixonase để điều trị.

Hướng dẫn cách xịt thuốc:

  • Lắc chai và mở nắp.
  • Xì mũi nhẹ
  • Dùng một ngón tay bịt một bên cánh mũi, tay còn lại đưa vòi xịt gần sát mũi, hơi nghiêng đầu về trước và giữ chai thẳng đứng.
  • Bắt đầu hít luồng sương đi vào mũi.
  • Thở bằng miệng.
  • Thực hiện tương tự cho bên cánh mũi còn lại.
  • Lau vòi phun sau khi xịt thuốc lên mũi.

Hướng dẫn vệ sinh bình xịt:

Làm sạch bình xịt mũi ít nhất một lần mỗi tuần hoặc thường xuyên nếu như nó bị nghẹt.

  • Tháo nắp bình: Không vặn qua trái hay phải mà bóp nhẹ hai bên sườn giữa ngón tay và ngón cái của bạn và nhấc nắp ra.
  • Tháo vòi phun
  • Ngâm vòi vun và nắp với nước ấm trong vài phút, sau đó rửa sạch và để ráo.
  • Lắp vòi phun trở lại bình.

7. Thận trọng

Thận trọng dùng thuốc cho những đối tượng sau:

  • Người bị nhiễm trùng mũi hoặc xoang.
  • Người đã từng phẫu thuật mũi hoặc chấn thương mũi (không nên sử dụng thuốc này cho đến khi vết thương mũi phục hồi).
  • Người mắc bệnh lao ảnh hưởng đến phổi.
  • Người đang sử dụng bất kỳ sản phẩm nào khác có chứa corticosteroid, bao gồm kem, thuốc mỡ, thuốc viên, thuốc hen, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ mũi khác.

9. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ phòng.
  • Tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong nhà.

II. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc xịt mũi Flixonase

Tham khảo một số thông tin về tác dụng phụ, tương tác thuốc, khuyến cáo khi dùng thuốc xịt mũi Flixonase để tránh những rủi ro tiềm ẩn cũng như chủ động trong ứng phó khi dùng thuốc trên để điều trị.

1. Tác dụng phụ

Giống như những loại thuốc điều trị khác, Flixonase cũng có thể gây tác dụng phụ (mặc dù không phải ai cũng có thể gặp phải). Một số tác dụng phụ nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng khi dùng Flixonase điều trị viêm mũi dị ứng đó là:

  • Thở khò khè, ho hoặc khó thở
  • Sưng mặt, miệng hoặc lưỡi
  • Da nổi mẩn đỏ

Mặc dù khá hiếm gặp (chỉ 1/10.000 người mắc phải) nhưng nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng trên, nên nhanh chóng liên hệ với chuyên gia để được nhận sự trợ giúp y tế khẩn cấp.

Một số tác dụng phụ có thể gặp ngay sau khi xịt thuốc gồm:

  • Hắt hơi nhẹ nhưng cơn hắt hơi sẽ nhanh chóng ngừng lại.
  • Cảm nhận được một mùi hôi khó chịu (hiếm gặp)

Hãy cho bác sĩ của bạn biết càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây:

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Chảy máu mũi.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Nhức đầu
  • Đau hoặc khô ở cổ họng

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Phản ứng trên da: ngứa da, da phát ban, da khô, nứt nẻ, bong tróc da.
  • Mắt: mờ mắt
  • Mũi: thủng vách ngăn mũi.

Thông thường, những tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị chỉ xuất hiện khi bạn dùng steroid liều cao trong thời gian kéo dài. Để tránh điều này xảy ra, các chuyên gia có thể yêu cầu bạn dùng steroid liều thấp để kiểm soát triệu chứng.

Trẻ em và thiếu niên dùng thuốc trên trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường (chiều cao, cân nặng) hơn so với những lứa tuổi khác. Tuy nhiên, những loại tác dụng phụ này cực kỳ khó xảy ra vì lượng flnomasone hấp thụ vào máu từ mũi rất thấp.

Nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường nào khác sau khi dùng Flixonase điều trị (bao gồm triệu chứng không được liệt kê bên trên), nên thông báo với chuyên gia để có hướng khắc phục sớm.

2. Tương tác thuốc

Trước khi dùng Flixonase điều trị dị ứng mũi, nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa về những loại thuốc đang dùng (bao gồm thuốc kê đơn, thuốc thảo dược, vitamin..). Điều này đặc biệt quan trọng vì dựa vào đó, các chuyên gia có thể biết được bạn đang dùng các loại thuốc khác có chứa corticosteroid hay không (có thể là thuốc dạng tiêm, kem bôi da, thuốc nhỏ mắt…), từ đó có biện pháp hạn chế tình trạng tương tác thuốc và tác dụng phụ khi dùng corticosteroid quá liều.

Một số loại thuốc sau đây có thể làm chậm sự phân hủy của flnomasone propionate, tăng nguy cơ tác dụng phụ trên phần còn lại của cơ thể bao gồm:

  • Cobicistat hoặc thuốc ức chế Protease như Ritonavir cho người bị nhiễm HIV (thuốc xịt mũi Flixonase không được khuyến cáo cho những người đang dùng Ritonavir)
  • Telaprevir cho viêm gan C
  • Các thuốc chống nấm Ketoconazole và Itraconazole .

Trên đây là một số thông tin về thuốc xịt mũi Flixonase. Thông tin tin trên không thay thế cho chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình dùng thuốc, nếu người bệnh có những biểu hiện bất thường, nên nhanh chóng liên hệ với chuyên gia để có biện pháp xử lý kịp thời.

6+ Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng an toàn – cập nhật giá tiền thường xuyên

Hắt xì liên tục, sổ mũi, viêm họng, đau đầu là những biểu hiện thường gặp khi mắc phải viêm...

Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng là một bệnh phổ biến liên quan đến đường hô hấp, thường được gọi là sốt...

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao (xương cá) có tốt như lời đồn?

Các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt... trong mỗi đợt viêm mũi dị ứng khiến...

Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Hoa Ngũ Sắc (Hoa Cức Lợn, Cỏ Hôi)

Theo một số nghiên cứu, tinh dầu cây hoa ngũ sắc chứa nhiều thành phần hóa học lợi cho sức...

Viêm mũi dị ứng mạn tính là căn bệnh không thể chữa dứt điểm. Y khoa chỉ có thể điều trị triệu chứng và đề ra cách phòng ngừa tái phát.

Viêm mũi dị ứng mãn tính – Cách chữa trị và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng mãn tính là căn bệnh không thể điều trị dứt điểm. Bệnh rất dễ tái phát...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.