Thuốc Ezvasten: Công dụng, liều dùng, tương tác thuốc

Thuốc Ezvasten thuộc nhóm thuốc điều trị rối loạn lipit máu. Nó được sử dụng trong các trường hợp tăng lượng cholesterol máu, mắc bệnh động mạch vành… Nếu dùng không đúng cách, Ezvasten có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng.

Thông tin về công dụng, liều dùng, số đăng ký thuốc Ezvasten
Thông tin về công dụng, liều dùng, số đăng ký thuốc Ezvasten
  • Tên hoạt chất: Ezetimibe, Atorvastatin
  • Tên biệt dược: Shintovas 20mg, Ezeato, Eurostat-E…
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị rối loạn lipit máu.
  • Dạng thuốc: Viên nén bao phim.
  • Số đăng ký thuốc ezvasten: VD-19657-13

I/ Thông tin về thuốc Ezvasten

Trước khi điều trị bằng thuốc Ezvasten, bạn cần nắm rõ các thông tin sau đây:

1. Thành phần

  • Atorvastatin………………….. 20mg
  • Ezetimibe…………………….10mg

2. Chỉ định

Ezvasten được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống khoa học nhằm điều trị các chứng bệnh sau:

  • Tăng lượng cholesterol trong máu: Thành phần hoạt chất Atorvastatin, Ezetimibe làm tăng lượng cholesterol có trọng lượng phân tử cao, đồng thời làm giảm lượng cholesterol có trọng lượng phân tử thấp.
  • Xơ vữa động mạch vành: Ezvasten có tác dụng làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim không gây tử vong cho những người bị xơ vữa động mạch vành, đồng thời có lượng cholesterol trong máu tăng cao. Ngoài ra, thuốc có thể hạn chế được nguy cơ phải tái tạo mạch máu cơ tim, khiến quá trình xơ vữa động mạch vành diễn ra chậm lại. Điều này giúp hạn chế được sự xuất hiện của các tổn thương mới.

Ngoài ra, thuốc còn có thể được chỉ định để điều các bệnh lý về máu khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được cung cấp rõ hơn các thông tin về vấn đề này.

3. Chống chỉ định

Thuốc Ezvasten chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Bị bệnh gan tiến triển hoặc mắc triệu chứng tăng transaminase kéo dài không xác định được nguyên nhân.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

4. Dược lực học

Sự kết hợp 2 thành phần hoạt chất là Atorvastatin và Ezetimibe có khả năng làm cho lượng cholesterol huyết tương giảm xuống. Bởi cholesterol huyết tương được sản sinh từ 2 con đường là nội sinh (do cơ thể tự tổng hợp) và ngoại sinh (do hấp thu từ ruột). Mà các hoạt chất có trong thuốc lại có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu và tổng hợp cholesterol của các quá trình này. Chính vì vậy mà có thể làm giảm được lượng cholesterol trong cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Ezetimibe: Có khả năng ức chế quá trình hấp thu lượng cholesterol ở ruột non.
  • Atorvastatin: Là chất có tác dụng ức chế enzym khử 3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzym A (HMG-CoA). Chính enzym này là chất xúc tác để sự biến biến đổi HMG-CoA thành Mevalonat diễn ra, nhằm tổng hợp cholesterol. VÌ vậy, Atorvastatin có thể làm giảm lượng cholesterol. Do đó, nó còn được gọi là chất hạ lipit tổng hợp.

5. Dược động học

+ Khả năng hấp thu:

  • Atorvastatin: Được hấp thu bằng đường uống. Sự gia tăng lượng thuốc được hấp thu và nồng độ Atorvastatin trong huyết tương sẽ tương ứng với sự gia tăng của liều lượng sử dụng. Thông thường nồng độ thuốc có trong huyết tương đạt ở mức tối đa sau 1 – 2 tiếng đồng hồ uống thuốc. Dùng thuốc sau khi ăn no có thể làm giảm tốc độ và lượng thuốc được hấp thu, nhưng không đáng kể. Đồng thời, nồng độ atorvastatin trong huyết tương sẽ thấp hơn, nếu uống vào buổi chiều.
  • Ezetimibe: Sau khi uống, hoạt chất này sẽ nhanh chóng được hấp thu và chuyển hóa thành dạng ezetimibe-glucuronid. Đối với Ezetimibe, nồng độ thuốc có trong huyết tương đạt ở mức tối đa sau 4 – 12 tiếng đồng hồ sử dụng. Nhưng nếu dùng ezetimibe-glucuronid, nồng độ huyết tương đạt ở mức lớn nhất chỉ sau 1 – 2 giờ uống thuốc. Thức ăn không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của hoạt chất Ezetimibe.

+ Phân bố:

  • Atorvastatin: Thể tích phân bố trung bình là 381 L. Khả năng kết hợp với protein huyết tương của hoạt chất này lên đến 98%. Nhưng lượng thuốc thấm vào hồng cầu lại chiếm tỷ lệ rất thấp.
  • Ezetimibe: Khả năng gắn kết với protein huyết tương của Ezetimibe là 99,7% và ezetimibe-glucuronid là 88 – 92%.

+ Khả năng chuyển hóa:

  • Atorvastatin: Được chuyển hóa thành các sản phẩm oxy hóa và các dẫn xuất ortho-, parahydroxy.
  • Ezetimibe: Thông qua sự gắn kết với glucuronid, Ezetimibe được chuyển hóa chủ yếu ở gan và ruột non. Do sự hoạt động của gan ruột mà Ezetimibe và cả ezetimibe-glucuronid đều được thải trừ chậm khỏi huyết tương. Thời gian bán hủy của chúng kéo dài trong khoảng 22 tiếng đồng hồ.

+ Tốc độ thải trừ:

  • Atorvastatin: Sau khi trải qua ở gan và ngoài gan, Atorvastatin được bài tiết thông qua mật và dường như không được bài tiết thông qua chu trình gan ruột. Quá trình bán thải thông thường của hoạt chất này kéo dài khoảng 14 tiếng. Tuy nhiên, quá trình bán hủy của hoạt động làm giảm enzym khử HMG-CoA có thể kéo dài từ 20 – 30 tiếng đồng hồ. Sở dĩ thời gian bán hủy của hoạt chất này có thể kéo dài như vậy là do có sự góp mặt của các chất chuyển hóa có hoạt tính. Trong nước tiểu, lượng atorvastatin được tìm thấy chiếm 2% liều dùng.
  • Ezetimibe: Nếu uống khoảng 20mg, lượng Ezetimibe hiện diện trong huyết tương chiếm 93%. Sau 2 ngày, lượng thuốc trong huyết tương sẽ không còn. Tuy nhiên, trong vòng 10 ngày sau khi uống, thuốc tiếp tục được đào thải qua phân và nước tiểu. Tỷ lệ thải trừ qua phân chiếm 78% và qua đường nước tiểu là 11%.

6. Liều lượng sử dụng

Dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng
Dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng
  • Tùy vào từng đối tượng sử dụng và mức độ bệnh lý khác nhau mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một liều dùng phù hợp. Thông thường, thuốc sẽ được sử dụng với liều lượng như sau: Uống 1 – 4 viên/ ngày. Liều khởi đầu nên dùng 1 viên/ ngày. Sau 2 tuần điều trị, bạn cần đi khám để kiểm tra nồng độ lipit trong máu. Trong trường hợp cần thiết, phải điều chỉnh liều dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với các trường hợp bị suy thận nhẹ, không nhất thiết phải điều chỉnh liều lượng. Với người bị suy thận nặng, thuốc Ezvasten chỉ được chỉ định cho những người có thể dung nạp atorvastatin ở mức lớn hơn hoặc bằng 5mg.
  • Với người cao tuổi: Không cần phải điều chỉnh liều dùng.
  • Đối với các bệnh nhân đang trong thời gian điều trị bằng cyclosporin: Ezvasten chỉ được dùng cho những người có khả năng dung nạp atorvastatin ở mức 5mg trở lên. Tuy nhiên, mỗi ngày không nên sử dụng quá nửa viên.
  • Các trường hợp đang dùng verapamil, amiodaron: Không được sử dụng Ezvasten quá 1 viên/ ngày.

Uống thuốc không đúng liều lượng có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó, cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng.

7. Cách sử dụng

Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị bằng Ezvaste. Đồng thời giúp cho thuốc mang lại hiệu quả tốt, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì về liều dùng. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nên bắt đầu điều trị bằng Ezvasten với liều lượng thấp. Sau đó, tùy vào tình trạng bệnh lý mà bạn có thể tăng liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng thuốc bằng đường uống. Khi sử dụng, không được nghiền nát ra để dùng. Bởi điều này có thể làm tăng lượng thuốc được cơ thể hấp thụ, khiến cho nguy cơ mắc tác dụng phụ cũng tăng theo.
  • Không được ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi trong khi uống Ezvasten. Vì trong thành phần của quả bưởi có một số chất có thể tương tác với thuốc, làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ của bản thân.
  • Cần phải kết hợp với chế độ ăn kiêng ít cholesterol trong quá trình điều trị bằng thuốc. Đồng thời, ban cũng đừng quên tập thể dục để nâng cao sức khỏe cho bản thân.
  • Thời gian điều trị có thể kéo dài đến 4 tuần. Không được ngưng thuốc khi chưa hết thời gian điều trị được chỉ định, kể cả khi bạn cảm thấy cơ thể khỏe hơn.
  • Sau thời gian uống thuố, nếu thấy các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi khám để được tư vấn cách điều trị hiệu quả hơn.
  • Khi thấy cơ thể có các phản ứng bất thường, ngưng dùng thuốc và phải liên hệ với các bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.

8. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng.Tránh cất thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc nhiều ánh sáng mặt trời.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ezvasten

1. Tác dụng phụ

Ezvasten là thuốc được cho là dung nạp khá tốt. Tuy nhiên, tương tự như các loại thuốc Tây khác, Ezvasten cũng có thể gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng. Thông thường, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề sau:

  • Về đường tiêu hóa: Táo bón, ỉa chảy, đầy hơi, buồn nôn, đau bụng. Tình trạng này chiếm khoảng 5% trong tổng số những người uống thuốc.
  • Tác động đến hệ thần kinh trung ương: Gây chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm thị lực.
  • Hệ thần kinh – cơ xương: Có thể dẫn đến đau khớp và cơ.
  • Tác động đến gan: Làm tăng chức năng của gan gấp 3 lần so với bình thường. Tình trạng này gặp ở khoảng 2% bệnh nhân. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp không có dấu hiệu phục hồi khi ngừng điều trị bằng thuốc.

Ngoài ra, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ hiếm gặp hơn. Cụ thể như sau:

  • Gây bệnh viêm cơ, làm tiêu cơ vân, yếu cơ. Tình trạng này dẫn đến suy thận thứ phát do bệnh myoglobin niệu.
  • Phát ban da.
  • Mắc các vấn đề về hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, ho, viêm họng.

Trên đây là một danh sách không đầy đủ về các tác dụng phụ của thuốc. Để nắm rõ hơn các thông tin về tác dụng phụ cũng như số đăng ký thuốc ezvasten, hãy liên hệ với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

2. Thận trọng

Cần phải kết hợp với chế độ ăn ít cholesterol khi điều trị bằng Ezvasten
Cần phải kết hợp với chế độ ăn ít cholesterol khi điều trị bằng Ezvasten

Trước khi điều trị bằng Ezvasten, cần thông báo cho các bác sĩ đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe bản thân. Đặc biệt là khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý về cơ. Bởi nhóm thuốc statin có thể gây ra các phản ứng xấu, khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn như dẫn đến teo cơ, viêm cơ. Nhất là đối với những người bị thiểu năng tuyến giáp hoặc người già trên 65 tuổi thì nguy cơ bị bệnh lại càng cao.
  • Người bị yếu cơ, globin cơ niệu kịch phát.
  • Mắc các bệnh lý về gan thận.
  • Người nghiện rượu, thường xuyên uống rượu.
  • Mắc chứng nhược cơ.
  • Chính bản thân hoặc trong gia đình đã từng có người bị bệnh liên quan đến cơ.
  • Người đã từng bị độc tính ở cơ khi điều trị bằng thuốc fibrat và statin.
  • Dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc bị bất cứ các dị ứng khác.

3. Tương tác

Ezvasten có thể tương tác với các loại thuốc sau:

  • Dẫn xuất coumarin
  • Amiodaron
  • Antipyrin
  • Thận trọng khi sử dụng với niacin hoặc các loại thuốc thuộc nhóm ức chế miễn dịch.
  • Nhóm thuốc ức chế enzym CYP3A4
  • Thuốc kháng acid
  • Digoxin
  • Colestipol
  • Erythromycin/ Clarithromycin
  • Azithromycin
  • Các loại thuốc tránh thai sử dụng bằng đường uống
  • Terfenadin
  • Cimetidin
  • Warfarin
  • Các chất ức chế Protease
  • Amlodipin

Ngoài ra, Ezvasten có thể tương tác với các loại thuốc khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Việc sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể khiến cho các hoạt tính của thuốc bị thay đổi. Ngoài ra, nó có thể sẽ làm giảm tác dụng hoặc làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, cần thông báo với các bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà mình đang dùng, kể cả các loại vitamin và thảo dược.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

Dùng thuốc thiếu hoặc quá liều lượng cho phép có thể làm giảm tác dụng hoặc làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ, gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, nếu không may gặp phải tình huống này, bạn cần xử lý sau:

  • Dùng thiếu liều: Bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu chuẩn bị đến thời gian uống liều kế tiếp, bỏ qua liều cũ. Tuyệt đối không được tự ý tăng gấp đôi liều lượng trong một lần sử dụng.
  • Dùng quá liều: Cần gọi ngay cho các trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời, nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường.

Trên đây là các thông tin mang tính chất tham khảo về thuốc Ezvasten. Đây là sản phẩm của công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú, có số đăng ký thuốc ezvasten là VD-19657-13. Ngoài ra, để được cung cấp một cách chính xác hơn các thông tin về loại thuốc này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ.

Triệu chứng nhận biết đột quỵ thoáng qua

Đột Quỵ Thoáng Qua: Triệu chứng và Cách chẩn đoán, Xử Lý

Cơn đột quỵ thoáng qua xuất hiện khi có sự hiện diện bất thường của cục máu đông làm tắc...

Lưu ý khi dùng thảo dược điều trị cao huyết áp

Dùng Thảo Dược Điều Trị Cao Huyết Áp Theo Dân Gian

Dùng thảo dược điều trị cao huyết áp thích hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp tăng huyết áp...

Người bị bệnh tim có nên uống cà phê không?

Bị bệnh tim có nên uống cà phê không? Chia sẻ từ Bác sĩ

Bị bệnh tim có nên uống cà phê không là câu hỏi được quan tâm hiện nay. Bởi có nhiều...

Dấu hiệu nhận biết tai biến nhẹ ở người già

Tai Biến Nhẹ Ở Người Già: Cách chẩn đoán và Xử trí kịp thời

Tai biến nhẹ ở người già tiềm ẩn nhiều rủi ro, không thể chủ quan. Khả năng cơn tai biến...

Cơ chế hình thành xơ vữa mạch máu não

Xơ Vữa Mạch Máu Não: Triệu chứng và Giải pháp điều trị

Xơ vữa mạch máu não diễn biến âm thầm, có khả năng gây tai biến hoặc nhiều biến chứng khác...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn Văn NgọNguyễn Văn Ngọ says: Trả lời

    Xin chào bác sĩ , tôi đi khám, xét nghiệm máu bác sĩ kết luận tôi bị bệnh gan nhiễm mỡ độ 2, mỡ máu tryglicrin cao 3.2
    Bs kê đơn thuốc cho tôi dùng loại ezvasten 20-10,
    Nhưng tôi không rõ nên uống thuốc vào thời gian nào là tốt nhất vì buổi sáng tôi đã uống thuốc huyết áp, buổi tối lúc 9 giờ tôi uống thuốc điều trị bệnh phì đại TTL,
    Và uống nhiều loại thuốc như vậy có ảnh hưởng gan không ạ ?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.