Thuốc Methadone: Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ
Methadone là một loại opioid, được sử dụng để cắt cơn nghiện ở những người nghiện heroin và các loại ma túy khác. Ngoài ra chúng được dùng để làm giảm các cơn đau khi sử dụng các loại thuốc khác không mang lại tác dụng. Vì dùng thuốc không đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe, do đó trước khi sử dụng, bạn cần nắm rõ các thông tin về loại thuốc này.
- Tên hoạt chất: Methadone.
- Tên thương hiệu: Tên biệt dược.
- Nhóm thuốc: Opioid
- Dạng thuốc: Viên nén, dung dịch tiêm.
I/ Thông tin thuốc Methadone
1. Công dụng
Được tạo ra bởi các bác sĩ người Đức trong thế chiến thứ II, Methadone là một loại thuốc opioid. Chúng được sử dụng cho các trường hợp sau:
- Làm giảm các cơn đau đớn dữ dội kéo dài (như bị đau do phẫu thuật hoặc ung thư) khi sử dụng các loại thuốc khác mà không mang lại kết quả.
- Dùng để cắt những cơn nghiện ở những người nghiện heroin và các loại ma túy khác, không những vậy còn giúp giảm tỷ lệ mắc viêm gan C.
Ngoài ra, thuốc có thể được chỉ định cho nhiều mục đích khác nữa mà không được chúng tôi đề cập đến. Hãy trao đổi với các bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin về vấn đề này.
2. Cảnh báo
Trong một số trường hợp, sử dụng thuốc Methadone có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, bạn không được sử dụng thuốc nếu thuộc một trong những đối tượng sau:
- Dị ứng với methadone
- Bị hen suyễn, khó thở.
- Táo bón.
Ngoài ra, cần phải báo với bác sĩ nếu bạn đã từng và đang bị bất kỳ bệnh lý hoặc một vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là thuộc các trường hợp sau:
- Bị bệnh tim hoặc bị các vấn đề liên quan đến rối loạn nhịp tim.
- Mất cân bằng điện giải trong cơ thể.
- Mắc các bệnh lý về đường hô hấp hoặc bệnh phổi.
- Bị bệnh gan, thận hoặc các vấn đề khác về đường tiết niệu.
- Từng bị các chấn thương vùng đầu hoặc các vấn đề liên quan đến não.
- Co giật.
- Các bệnh liên quan đến tuyến tụy, túi mật, tuyến giáp.
- Sử dụng các loại thuốc an thần.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
- Trẻ em
Thuốc còn có thể làm trầm trọng thêm nhiều bệnh lý khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên khai báo đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khỏe cũng như là các bệnh lý mà bạn đang gặp phải trước khi dùng Methadone để đảm bảo an toàn.
3. Dạng thuốc
- Viên nén
- Dung dịch tiêm
4. Liều dùng
Không có thông tin về liều dùng thuốc này cho trẻ em. Với người lớn, tùy vào mục đích điều trị, mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một liều dùng phù hợp. Cụ thể:
♦ Liều dùng thông thường để giảm đau:
Methadone chỉ được dùng để cắt giảm các cơn đau đớn dữ dội và kéo dài, khi áp dụng các biện pháp khác không mang lại kết quả. Cần phải theo dõi tình trạng của bệnh nhân, đặc biệt là khoảng 24 – 72 giờ sau khi điều trị. Liều lượng dùng thuốc được quy định như sau:
- Khởi đầu đối với người không dung nạp Opioid.
- Liều dùng ban đầu: Tiêm tĩnh mạch (IV) 2,5mg – 10mg/ lần. Lần dùng sau cách lần dùng trước khoảng 8 – 12 giờ.
- Liều duy trì: Tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.
♦ Liều dùng để điều trị các triệu chứng nghiện ma túy:
Với trường hợp dùng Methadone để cai nghiện, cần phải sử dụng đúng theo liều lượng được quy định. Cụ thể như sau:
+ Dạng uống:
- Ngày 1: Dùng 20 – 30mg/ lần, sau lần dùng thứ nhất khoảng 2 – 4 giờ, có thể tăng liều thêm 5 – 10mg nếu như các triệu chứng của cơn nghiện vẫn chưa thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tái phát.
- Liều dùng tối đa: 30mg/ lần.
- Với những ngày tiếp theo có thể dùng thuốc với liều lượng không quá 40mg/ ngày được chia ra thành nhiều lần sử dụng. Khoảng 2 – 3 ngày sau thì giảm dần liều lượng xuống ở mức có thể kiểm soát được các triệu chứng gây nghiện.
Tùy vào mức độ được kiểm soát của các triệu chứng bệnh mà các bác sĩ sẽ điều chỉnh cho bạn liều dùng phù hợp. Bạn cần phải sử dụng đúng theo liều lượng đã được quy định và theo sự cho phép của bác sĩ chuyên môn vì nếu dùng nhiều, thuốc có thể tích tụ trong cơ thể trong khoảng vài ngày dùng thuốc, gây nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng.
+ Dạng tiêm truyền:
- Nếu không thể dùng thuốc dạng uống, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc dạng tiêm truyền. Liều lượng dùng thuốc ở dạng tiêm truyền sẽ chỉ được dùng bằng một nửa liều thuốc uống (ví dụ dùng 10mg Methadone thuốc dạng uống thì khi dùng dạng tiêm tĩnh mạch sẽ chỉ được dùng 5g).
- Dạng tiêm tĩnh mạch không được dùng cho việc điều trị ngoại trú có phụ thuộc Opioid.
Tham khảo thêm: Thuốc Metadroxyl chữa bệnh gì?
5. Khi sử dụng
Để dùng thuốc được an toàn, tránh được những rủi ro khi sử dụng, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
- Thực hiện theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ và các hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Không được để người khác dùng thuốc của mình khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Tuyệt đối không được nghiền thuốc dạng viên nén tạo thành hỗn hợp để tiêm vào tĩnh mạch. Sử dụng theo cách này có thể làm cho người bệnh bị tử vong.
- Nếu dùng thuốc để cai nghiện cho những người nghiện ma túy, các bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng dùng cụ thể với 1 người thân trong gia đình của bạn để có thể giúp bạn uống thuốc trong khi lên cơn.
- Không được ngưng dùng thuốc đột ngột, mọi sự thay đổi về liều lượng và thời gian sử dụng cần phải có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ.
- Không giữ lượng thuốc opioid thừa trong nhà, vì chỉ cần vô tình dùng 1 liều không đúng cách cũng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
6. Cách bảo quản
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng.
- Tránh để thuốc ở nơi ẩm ướt hoặc nơi có nhiệt độ cao.
II/ Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Methadone
1. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng Methadone bao gồm:
- Chóng mặt, buồn ngủ.
- Tăng tiết mồ hôi.
- Buồn nôn và nôn.
Bên cạnh những tác dụng phụ thường gặp, thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Ngưng dùng thuốc và hãy gọi cho các bác sĩ hoặc các trung tâm y tế để được can thiệp và được hướng dẫn cách xử lý nếu thấy xuất hiện một trong những biểu hiện bất thường như sau:
- Nổi mề đay.
- Khó thở.
- Mặt, môi, lưỡi, cổ họng bị sưng.
- Hơi thở yếu hoặc nông.
- Bị táo bón nặng.
- Có cảm giác lâng lâng hoặc bị ngất xỉu.
- Rối loạn nhịp tim.
- Chóng mặt, cơ thể suy yếu và mệt mỏi.
Đây là một danh sách không đầy đủ về các tác dụng phụ của thuốc, tùy vào liều dùng, thể trạng của từng người mà những biểu hiện của nó cũng không giống nhau. Người lớn tuổi và người bị suy dinh dưỡng thường có nguy cơ mắc các tác dụng nghiêm trọng cao hơn người bình thường. Do đó, cần phải cẩn trọng khi dùng thuốc cho những đối tượng này.
2. Tương tác thuốc
Methadone có thể tương tác với các loại thuốc sau:
- Các loại thuốc gây nghiện khác.
- Một số loại thuốc an thần như alprazolam, lorazepam, Restoril, Tranxene…
- Các loại thuốc có tác dụng làm chậm nhịp thở hoặc thuốc gây buồn ngủ như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ, thuốc an thần, thuốc chống rối loạn thần kinh.
- Các loại thuốc làm ảnh hưởng đến serotonin trong cơ thể như các chất kích thích, thuốc chữa trầm cảm, đau nửa đầu, thuốc chữa bệnh Parkinson, thuốc kháng viêm hoặc các loại thuốc chống buồn nôn.
Trên đây là một danh sách không đầy đủ các loại thuốc có thể tương tác với Methadone. Vì khi dùng cùng một lúc nhiều loại thuốc có thể làm tăng các tác dụng phụ của thuốc, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, để tránh gặp phải những rủi ro, cần báo với các bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng, kể cả các loại vitamin và thảo dược.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Bar là thuốc gì?
- Thuốc Revive là thuốc gì?
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Chỗ mình có bán methadone kg
Meethadon có tiêm được không ạ thay là vì mình uống
Chỗ mình có methadone k ah