Viên ngậm Dorithricin có công dụng gì ?

Thuốc Dorithricin có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau tại chỗ được sử dụng để điều trị các triệu chứng của nhiễm trùng khoang miệng và hầu họng. 

Viên ngậm trị viêm họng Dorithricin
Dorithricin giúp điều trị bệnh viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan

Thành phần viên ngậm Dorithricin : Benzalkonium 1mg, Tyrothricin 0,5mg và Benzocain 1,5mg.

Nội dung bài viết bao gồm:

Tác dụng / Cách sử dụng / Đối tượng sử dụng / Tác dụng phụ / Tương tác thuốc / Hương vị

I. Thuốc Dorithricin có tác dụng gì?

Thuốc Dorithricin là một trong những loại thuốc trị viêm họng có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau tại chỗ. Thuốc được cấu tạo từ ba hoạt chất chính. Và mỗi thành phần đều có công dụng nhất định. Chẳng hạn:

  • Tyrothricin: Là một peptid hỗn hợp bao gồm tyrocidin và gramicidin có tác dụng điều trị tại chỗ. Loại kháng sinh này có tác dụng kháng khuẩn khá cao giúp tiêu diệt chủng vi khuẩn gram dương. Phổ biến là chủng vi khuẩn gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm miệng streptococci và  staphylococci.
  • Benzalkonium: Là một hoạt chất có trong viên ngậm Dorithricin. Thành phần này có phổ kháng khuẩn rộng giúp tiêu diệt cả vi khuẩn gram âm và dương.
  • Benzocain: Chất gây tê niêm mạc có tác dụng nhanh giúp làm giảm đau và dịu niêm mạc họng.

Chính nhờ công dụng của những hoạt chất này, viên ngậm ho Dorithricin thường được bác sĩ chỉ định điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp như:

  • Viêm họng.
  • Khạc ra máu.
  • Viêm thanh quản.
  • Viêm lợi.
  • Viêm miệng.

II. Viên ngậm Dorithricin được sử dụng như thế nào?

Viên ngậm Dorithricin thường được dùng sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, phản ứng giữa thuốc với cơ địa mỗi người thường không giống nhau. Do đó, để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng điều trị bệnh cao, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Về liều dùng: Người lớn ngậm 1 – 2 viên ngậm Dorithricin mỗi lần, cứ cách 3 – 4 giờ ngậm một lần.

(*) Người lái xe có được sử dụng thuốc Dorithricin hay không?

cách sử dụng viên ngậm Dorithricin
Người đang lái xe hoặc cần tập trung tinh thần không nên sử dụng Dorithricin.

Một trong những tác dụng phụ điển hình của Dorithricin là gây buồn ngủ, hạ huyết áp, chóng mặt và đau đầu. Vì vậy, người lái xe hoặc những người cần tập trung tinh thần không nên sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, các dược sĩ cũng khuyên bệnh nhân không nên uống rượu khi dùng Dorithricin. Bởi rượu làm tăng tác dụng phụ buồn ngủ của thuốc. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn cho cơ thể và sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên viên y tế.

(*) Thuốc giảm đau họng Dorithricin có được dùng trong khi mang thai hoặc cho con bú không?

Cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy sử dụng thuốc Dorithricin có thể gây hại cho thai nhi. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu vẫn đang xem xét vấn đề: Liệu các hoạt chất có trong thuốc có được hấp thu và chuyển hóa vào trong sữa gây ảnh hưởng đến trẻ không? Do đó, để chắc chắn mẹ và bé luôn an toàn và khỏe mạnh, thai phụ chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của nhân viên chăm sóc sức khỏe.

III. Đối tượng nào không nên sử dụng viên ngậm Dorithricin?

Những người có cơ địa quá mẫn cảm với Dorithricin hoặc các thành phần chứa trong thuốc thì không nên dùng. Bên cạnh đó, những đối tượng sau đây không nên sử dụng Dorithricin, tránh gây tác dụng xấu đến sức khỏe.

  • Người có vết thương trong khoang miệng hoặc cổ họng.
  • Bị dị ứng với công thức tổng hợp.
  • Hoặc người bệnh có xu hướng phản ứng quá mẫn cảm với da. Đặc biệt là bệnh nhân bị chàm tiếp xúc dị ứng.
  • Bệnh nhân có vết bỏng nghiêm trọng.
  • Viêm họng hoặc đau họng nặng kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn hoặc nhức đầu, sốt cao.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.

IV. Tác dụng phụ của Dorithricin là gì?

Dưới đây là những phản ứng phụ có thể gặp khi sử dụng Dorithricin để điều trị bệnh:

Tác dụng phụ của viên ngậm trị viêm họng Dorithricin
Tác dụng phụ thường gặp của Dorithricin là buồn ngủ, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi,…
  • Bị viêm da tiếp xúc dị ứng.
  • Buồn ngủ.
  • Nôn.
  • Bồn chồn.
  • Liệt cơ hô hấp.
  • Cơ bắp bị yếu.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Co giật.
  • Khó thở.

Những tác dụng phụ nêu trên có thể xảy ra nhưng không phải lúc nào cũng xuất hiện. Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đôi khi, Dorithricin có thể gây nên những phản ứng phụ hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Vì thế, bạn nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ theo dõi khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc.

V. Tương tác của viên ngậm Dorithricin với các loại thuốc khác

Nếu bạn sử dụng Dorithricin cùng lúc với một vài loại thuốc khác, tác dụng của viên ngậm thể sẽ bị thay đổi. Sự tương tác qua lại giữa các loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ của Dorithricin. Vì vậy, hãy liệt kê tất cả các loại thuốc, chất bổ sung, vitamin cho bác sĩ biết. Viên ngậm Dorithricin có thể gây tương tác với một vài loại thuốc sau:

  • Carboxymethylcellulose.
  • Axit aminosalicylic.
  • Hyaluronan
  • Hyaluronate natri
  • Seprafilm
  • Sulfonamit
  • Dextranome

VI. Dorithricin thường có ở những hương vị nào?

Viên ngậm Dorithricin được sản xuất với các hương vị khác nhau như:

  • Dorithricin với hương vị bạc hà tươi mát và dễ chịu, tạo cảm giác thoải mái cho niêm mạc họng sau khi sử dụng.
  • Dorithricin với hương vị quả mọng rừng thơm ngon, thích hợp cho trẻ em.

Trên đây là tất cả những thông tin về thuốc Dorithricin được chúng tôi tổng hợp, bạn đọc có thể tham khảo. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, bạn hãy liên hệ với chuyên viên chăm sóc sức khỏe hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Chữa ho cho bà bầu bằng mẹo dân gian là phương pháp an toàn, hiệu quả

Tiết lộ cách chữa ho cho bà bầu đơn giản và an toàn

Việc dùng các loại thuốc tây để chữa ho cho bà bầu có thể gây ra những ảnh hưởng xấu...

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm không?

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng như: Cơ...

Mẹo hay chữa viêm hong bằng nghệ đơn giản, dễ làm

Các hoạt chất curcumin, desmethoxycurcumin và bis-desmethoxycurcumin (được gọi chung là curcuminoids) có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu...

Chữa viêm họng bằng quả sung và những điều cần lưu ý

Nhờ vào đặc tính lợi hầu, nhuận phế, tiêu độc mà quả sung được dùng trong điều trị bệnh viêm...

Bài thuốc chữa viêm họng bằng mướp đắng

Không chỉ được dùng như món ăn hằng ngày, mướp đắng còn có tác dụng trị bệnh, trong đó có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.