Thuốc Anginovag là gì?

Anginovag là thuốc điều trị bệnh viêm họng, viêm miệng, loét miệng, viêm amidan,… Trước khi sử dụng, cần trang bị những thông tin về thuốc để giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn.

anginovag là thuốc gì
Anginovag được dùng để điều trị viêm họng, viêm miệng, viêm lưỡi,…

  • Tên thuốc: Anginovag
  • Phân nhóm: thuốc điều trị mắt, tai mũi họng
  • Dạng bào chế: thuốc xịt

Những thông tin cần biết về thuốc Anginovag

Thuốc Anginovag có dung tích 10ml, được bán với giá dao động từ 110.000 – 120.000 đồng.

1. Thành phần

Thuốc Anginovag chứa các thành phần chính sau:

  • Hydrocortisone: là một glucocorticosteroid có tác dụng chống viêm.
  • Tyrothricin: có tác dụng ức chế hoạt động vi khuẩn, thường dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn.
  • Lidocaine: gây tê niêm mạc

Thuốc còn chứa nhiều thành phần tá dược khác như Dequalinium chloride, Beta-glycyrrhetinic acid,…

2. Chỉ định

Anginovag được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm họng
  • Viêm amidan
  • Viêm lưỡi
  • Viêm miệng
  • Loét miệng

Ngoài ra thuốc còn được sử dụng để phòng ngừa các bệnh lý nói trên. Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Vui lòng trao đổi với bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác.

2. Chống chỉ định

Anginovag chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn với các thành phần trong thuốc
  • Người đang bị dị ứng nghiêm trọng

Nên chủ động báo với bác sĩ những vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải để được cân nhắc về việc sử dụng thuốc.

3. Cách dùng

Trước khi sử dụng, cần đọc hướng dẫn in trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến của chuyên viên y tế. Không dùng thuốc khi chưa rõ cách sử dụng.

anginovag nuốt được không
Xịt trực tiếp thuốc vào cổ họng, để chai thuốc sát miệng để tránh trường hợp thuốc dính vào mắt

Thuốc được bào chế ở dạng xịt, dùng xịt trực tiếp vào họng. Cần để sát chai xịt gần miệng nhằm tránh tình trạng thuốc dính vào mắt.

4. Liều lượng sử dụng

Liều lượng dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng, tình trạng sức khỏe và độ tuổi của người bệnh. Do đó cần trao đổi với bác sĩ những vấn đề trên để được chỉ định liều lượng và tần suất sử dụng cụ thể.

Thông tin về liều dùng được chúng tôi cung cấp chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ nhân viên y tế.

Liều dùng cho người lớn:

  • Liều điều trị: xịt từ 1 – 2 lần trong 2 – 3 giờ
  • Liều phòng ngừa: xịt 1 lần trong 6 giờ

Liều dùng cho trẻ em:

  • Trẻ trên 14 tuổi: dùng liều tương tự như người lớn
  • Trẻ dưới 14 tuổi: tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

5. Bảo quản

Nên đóng chặt nắp sau khi sử dụng, bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ ẩm thấp.

Khi không còn ý định dùng thuốc, nên tham khảo thông tin trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách. Tuyệt đối không đưa thuốc cho người khác sử dụng, vi khuẩn từ cổ họng của bạn có thể lây nhiễm sang người khác. Nên khuyến khích họ đến bệnh viện để được chẩn đoán và chỉ định loại thuốc phù hợp.

Tham khảo thêm: Ixifast là thuốc gì? Chống chỉ định và Cách sử dụng

Những điều cần lưu ý khi dùng Anginovag

1. Thận trọng

Nếu bạn đang có thai hoặc đang cho con bú, bạn nên trao đổi với bác sĩ để cân nhắc về lợi ích và nguy cơ nếu dùng Anginovag để điều trị.

Một số vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc. Bạn nên trao đổi với bác sĩ vấn đề mà mình gặp phải để được cân nhắc về việc sử dụng Anginovag.

2. Tác dụng phụ

Anginovag có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Hầu hết các triệu chứng này không gây nguy hiểm và nhanh chóng thuyên giảm khi bạn ngưng dùng thuốc.

thuốc anginovag giá bao nhiêu
Dị ứng, đỏ rát lưỡi,… là các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Anginovag

Tác dụng phụ thông thường:

Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những tác dụng phụ bạn có thể gặp phải trong thời gian dùng Anginovag. Nên chủ động liên hệ với bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường.

3. Tương tác thuốc

Anginovag có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các loại thuốc khác. Do đó, bạn nên trình bày với bác sĩ những loại thuốc, vitamin và thảo dược mình đang sử dụng để được kiểm soát các tương tác thuốc có thể xảy ra.

Trong trường hợp có tương tác, bác sĩ có thể yêu cầu:

  • Ngưng một trong hai loại thuốc
  • Điều chỉnh liều lượng và tần suất sử dụng
  • Thay thế bằng một loại thuốc khác

Không tự ý điều chỉnh liều dùng nếu không có yêu cầu từ bác sĩ. Điều này có thể khiến bạn dễ gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Sử dụng thiếu liều có thể khiến tác dụng của thuốc suy giảm. Vì vậy bạn cần dùng thuốc đều đặn để điều trị dứt điểm các triệu chứng. Nếu quên dùng một liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến liều tiếp theo, nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch.

thuốc anginovag giá bao nhiêu
Nên chủ động gặp bác sĩ khi dùng thuốc quá liều

Hiện nay, chưa có nghiên cứu về phản ứng của cơ thể khi dùng quá liều Anginovag. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khiến bạn gặp nguy hiểm. Cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

Cần dùng thuốc Anginovag theo đúng hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất cứ vấn đề nào xảy ra trong quá trình điều trị, hãy trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Mẹo chữa viêm họng bằng mật ong nhanh khỏi không cần uống thuốc

Chữa viêm họng bằng mật ong là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người biết đến và...

Rượu ngâm tỏi uống có tác dụng gì trong chữa bệnh?

Rượu Tỏi Trị Bệnh Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hiệu Quả Tốt Nhất

Rượu tỏi là bài thuốc được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn có thể...

Bài thuốc chữa viêm họng bằng mướp đắng

Không chỉ được dùng như món ăn hằng ngày, mướp đắng còn có tác dụng trị bệnh, trong đó có...

Chữa viêm họng bằng lá hẹ là phương pháp an toàn, hiệu quả

Lá hẹ và công dụng chữa viêm họng khiến bạn bất ngờ

Chữa viêm họng bằng lá hẹ là phương pháp có thể khắc phục được các triệu chứng đau rát, vướng...

Các bệnh về họng và triệu chứng nhận biết, điều trị

Viêm họng, viêm amidan, sỏi amidan, nhiễm trùng dây thanh quản... là các bệnh lý về họng xảy ra phổ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *