Thuốc Cefpodoxime có công dụng gì ?

Cefpodoxime là thuốc kháng sinh dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Thuốc thường được chỉ định chữa trị một số bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa cấp,… Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng đối với bệnh cảm lạnh thông thường và cảm cúm do nhiễm vi rút.

Thuốc Cefpodoxime là thuốc gì?
Cefpodoxime hoạt động theo cơ chế ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

  • Tên hoạt chất: Cefpodoxime
  • Thương hiệu thuốc: Cefpodoxime-MKP, Cefpobiotic, Sanfetil, Orelox, Tohan, Taxetil, Akpod, Daedox, Cefoact, Zenodem, Cefadox, Banan, Rovanten và Cefdoxime.
  • Thuốc biệt dược mới: Cefpodoxim 100 mg, Cadicefpro 100, Cefpodoxim  200 mg, Cefprobiotic 200, Cefprobiotic 100,…
  • Nhóm thuốc: Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, thuốc trị ký sinh trùng.
  • Hàm lượng và dạng bào chế: Viên nén, viên nén bao phim, viên nén phân tán, hỗn dịch uống, viên nang cứng,…

I. Thuốc Cefpodoxime có tác dụng là gì?

Cefpodoxime là một kháng sinh thế hệ thứ 3 thuộc nhóm cephalosporin. Là một loại thuốc theo đơn được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn theo cơ chế ngăn chặn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Một số loại vi khuẩn gram âm nhạy cảm với cephalosporin đó là:

  • Chủng sinh beta – lactamase và không sinh beta – lactamase của H. ìnluenzae
  • Neisseria
  • Moraxella catarrhalis
  • Meningitidis
  • Neisseria gonorrhoea
  • E. Coli
  • Klebsiella pneumoniae
  • Providencia rettgeri
  • H. para – influenzae
  • Citrobacter diversus

Cefpodoxime thường được bác sĩ chỉ định điều trị một số bệnh như:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như bệnh viêm họng, viêm tai giữa cấp, viêm amidan và viêm xoang.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da hoặc nhiễm khuẩn đường tiểu nhưng chưa có biến chứng.
  • Viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng và nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng.

Ngoài các bệnh nêu trên, Cefpodoxime còn được sử dụng chữa một số bệnh khác. Tuy nhiên, thuốc không được chỉ định điều trị bệnh do nhiễm trùng vi rút, điển hình là bệnh cảm lạnh thông thường và cúm.

Có thể bạn muốn biết: Các Thuốc Trị Viêm Amidan Hiện Nay Và Lưu Ý Khi Dùng

II. Cefpodoxime được sử dụng như thế nào?

Cứ cách 12 tiếng bạn nên uống thuốc một lần hoặc uống theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn sử dụng Cefpodoxime dạng viên, các bạn nên dùng thuốc kèm chung với thức ăn để giúp làm tăng khả năng hấp thu thuốc. Trong trường hợp bạn dùng thuốc dưới dạng hỗn dịch uống, có thể sử dụng cùng với thức ăn hoặc không có đều được.

Tuy nhiên, trước khi uống Cefpodoxime nên lắc đều. Tùy thuộc vào từng đối tượng và mức độ bệnh mà nhân viên y tế sẽ chỉ định liều lượng điều trị khác nhau. Và để thuốc phát huy tác dụng cao, bạn hãy dùng Cefpodoxime trong những khoảng thời gian cách đều nhau. Tốt nhất, nên uống thuốc vào một thời điểm nhất định nào đó trong ngày. Cách làm này vừa giúp bạn không bỏ quên liều thuốc nào vừa giúp duy trì ổn định lượng thuốc trong cơ thể, rút ngắn thời gian chữa trị.

Đặc biệt, trong quá trình sử dụng Cefpodoxime, ngay cả khi triệu chứng có biến mất, bạn vẫn nên tiếp tục uống thuốc cho đến khi đủ lượng quy định. Bởi việc ngưng sử dụng thuốc quá sớm có thể khiến bệnh tái phát trở lại. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn bị nhờn thuốc và làm tăng khả năng kháng kháng sinh, gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

III. Liều dùng Cefpodoxime dành cho người lớn và trẻ em

+ Liều dùng dành cho bệnh viêm xoang mũi cấp tính

Người lớn: Dùng 200 mg Cefpodoxime, cách 12 giờ uống 1 lần và sử dụng liên tục trong 10 ngày.

Trẻ em: 

  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: Không được sử dụng bởi chưa có nghiên cứu nào chứng minh Cefpodoxime an toàn.
  • Trẻ sơ sinh từ 2 tháng – 12 tuổi: Cách 12 giờ cho uống 1 lần, mỗi lần uống 5 mg/ kg. Cho trẻ uống trong vòng 10 ngày. Liều dùng cá nhân không được vượt quá 200 mg.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi 12 giờ cho uống khoảng 200 mg. Cha mẹ cho trẻ uống Cefpodoxime liên tục 10 ngày để đạt kết quả như mong muốn.

+ Liều dùng điều trị bệnh viêm amidan và viêm họng

Người lớn: Mỗi 12 giờ uống 1 lần và mỗi lần uống 100 mg. Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Cefpodoxime dùng trong 5 – 10 ngày.

Trẻ em:

  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: Tính hiệu quả và độ an toàn của thuốc đối với nhóm tuổi nay vẫn chưa được nghiên cứu. Do đó, cha mẹ không được sử dụng Cefpodoxime điều trị bệnh cho con.
  • Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đến 12 tuổi: Sử dụng 5 mg/kg uống cách nhau 12 giờ. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ uống trong khoảng thời gian 5 – 10 ngày và liều dùng tối đa trong ngày không quá 100 mg.
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Liều dùng tương tự người lớn. Mỗi ngày uống 100 mg, cách nhau 12 giờ và chỉ uống trong 5 – 10 ngày.

+ Liều dùng điều trị nhiễm trùng da và cấu trúc da

Liều dùng thông thường dành cho người lớn là 400 mg uống mỗi 12 giờ. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị từ 7 – 14 ngày.

Cefpodoxime 100mg là thuốc gì?
Tùy thuộc và tình trạng sức khỏe, độ tuổi và trọng lượng mà bác sĩ sẽ kê liều dùng phù hợp với từng đối tượng.

+ Liều dùng thông thường dành chữa bệnh lậu

Đối với trường hợp bệnh lậu không biến chứng ở nữ và nam, nhiễm lậu cầu trực tràng ở phụ nữ: Mỗi ngày uống 1 lần Cefpodoxime và mỗi lần dùng 200 mg.

Trường hợp bệnh lậu không biến chứng đường tiết niệu: Dùng 100 mg mỗi 12 giờ và điều trị từ 7 – 14 ngày.

+ Liều dùng điều trị bệnh viêm tai giữa cấp tính

  • Trẻ em từ 2 tháng – 12 tuổi: Cách 12 giờ sử dụng 1 lần thuốc với hàm lượng là 5 mg/ kg. Thuốc được chỉ định điều trị trong 5 ngày và liều dùng tối đa không vượt quá 200 mg mỗi ngày.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng thuốc trong 5 ngày, mỗi lần uống 200 mg, cách 12 giờ uống 1 lần.

Lưu ý: Ở bệnh nhân bị suy thận do độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/ phút sau 24 giờ nên liều dùng Cefpodoxime thường được thay đổi. Do đó, nếu bị suy thận trước khi sử dụng thuốc, bạn nên thông báo bác sĩ biết để điều chỉnh liều dùng phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc Imexime có công dụng gì?

IV. Tác dụng phụ của thuốc Cefpodoxime là gì?

Một số phản ứng phụ thường gặp sau khi sử dụng thuốc Cefpodoxime là:

  • Đau bụng
  • Đau lưng
  • Đầy hơi
  • Cơ thể bị nhức mỏi và có cảm giác ớn lạnh
  • Táo bón, tiêu chảy, nước tiểu có màu sẫm
  • Ho
  • Sốt
  • Khó thở
  • Xuất hiện triệu chứng cúm
  • Phát ban
  • Ăn không ngon
  • Co giật
  • Tăng cân nhanh
  • Da xanh xao, suy nhược
  • Vàng da
  • Đau thắt ngực
  • Hô hấp khó khăn
  • Cứng hoặc co cơ
  • Ngứa hoặc tiết dịch âm đạo
  • Viêm họng, chóng mặt

V. Trước khi sử dụng Cefpodoxime bạn nên biết những điều gì?

Cefpodoxime có thể gây tương tác với một số loại thuốc khác làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ. Do đó, bạn nên thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc kháng sinh, thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược,…

Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị bệnh viêm đường ruột và bệnh thận để họ điều chỉnh lượng thuốc dùng thích hợp. Ngoài ra, nếu bạn đang mang thai hoặc có dự định mang thai trong thời gian tới, đang cho con bú nên thông báo cho bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Nếu bị dị ứng với thuốc Cefpodoxime hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, bạn cũng nên cho bác sĩ biết. Quan trọng hơn, nên cho chuyên viên y tế biết nếu các bạn có dấu hiệu dị ứng với một số loại thuốc sau:

  • Cefmetazole (Zefazone)
  • Cefprozil (Cefzil)
  • Cephapirin (Cefadyl)
  • Loracarbef (Lorabid)
  • Cefepime (Maxipime)
  • Penicillin
  • Cefamandole (Mandol)
  • Cefdinir (Omnicef)
  • Cefixime (Suprax)
  • Cephradine (Velosef)
  • Cefonicid (Monocid)
  • Ceftazidime (Fortaz, Ceptaz và Tazicef)
  • Ceftizoxime (Cefizox)
  • Cefuroxime (Ceftin, Zinacef và Kefurox)
  • Cefazolin (Ancef và Kefzol)
  • Cefditoren (Spectracef)
  • Ceftibuten (Cedax)
  • Cefadroxil (Duricef)
  • Ceftriaxone (Rocephin)
  • Cefotaxime (Claforan)
  • Cephalexin (Keflex)

Như đã đề cập ở trên, Cefpodoxime có tác dụng điều trị nhiễm trùng nhưng nếu bạn lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm giảm chức năng chữa bệnh của thuốc. Bên cạnh đó, thuốc có thể gây tác dụng phụ tác động xấu đến sức khỏe của bạn. Do đó, khi sử dụng Cefpodoxime hay bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào để giảm thiểu rủi ro, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Cắt amidan: Phương pháp, rủi ro trong và sau phẫu thuật

Cắt amidan là một trong những phẫu thuật phổ biến dùng để điều trị nhiễm trùng hoặc viêm amidan. Biện...

Bị viêm amidan có nên ngậm nước muối?

Ngậm nước muối khi bị viêm amidan nhằm làm giảm triệu chứng đau rát và viêm sưng do bệnh gây...

Bé bị viêm amidan có cần uống thuốc kháng sinh không?

Bé bị viêm amidan có cần uống kháng sinh? Loại nào tốt?

Bé bị viêm amidan có cần uống kháng sinh không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Tình trạng...

Tìm hiểu về vị trí, vai trò của amidan đối với cơ thể con người

Vai trò và tác dụng của amidan đối với sức khỏe và hệ miễn dịch

Amidan là một tổ chức lympho nằm tập trung thành đám ở 2 bên thành họng để tạo thành vòng...

Viêm amidan cấp ở trẻ em là gì?

Viêm amidan cấp ở trẻ em: Triệu chứng & điều trị

Viêm amidan cấp ở trẻ em cần được điều trị sớm. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh có thể gây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *