Thuốc Skineal điều trị các bệnh da liễu do nhiễm nấm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Skineal là thuốc chống nấm phổ rộng, được sử dụng để điều trị các bệnh do nhiều loại nấm gây ra như nấm da tay, nấm da chân, viêm da, chàm và ngứa,… Nếu dùng không đúng cách, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng.

Thuốc Skineal điều trị các bệnh da liễu do nhiễm nấm
Thuốc Skineal điều trị các bệnh da liễu do nhiễm nấm
  • Tên hoạt chất: Clobetasol propionate, Ketoconazole, Neomycin sulfate.
  • Tên biệt dược: Haicneal, kedermfa 5g, Dezor Cream, Kélog…
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu.
  • Dạng thuốc: Kem bôi ngoài.

I. Thông tin về thuốc Skineal

Trước khi dùng thuốc Skineal để điều trị, bạn cần nắm rõ một số thông tin như sau:

1. Thành phần hoạt chất

Skineal bao gồm các thành phần hoạt chất như sau:

2. Chỉ định

Skineal là thuốc kháng nấm phổ rộng, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý do nhiều loại nấm khác nhau. Bao gồm cả các loại nấm ở bề mặt da và niêm mạc. Cụ thể:

  • Các trường hợp nhiễm nấm trên da: Da chân, tay, thân, các đốm màu trên da.
  • Viêm da
  • Chàm
  • Ngứa

Ngoài ra, thuốc có thể được sử dụng với các mục đích khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Hãy trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

3. Chống chỉ định

Thuốc Skineal chống chỉ định với các trường hợp:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú.

4. Liều dùng

Thoa một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày. Với thời gian điều trị như sau:

  • Các trường hợp nấm toàn thân: Thời gian điều trị là 2 tuần.
  • Bị nấm da tay, nấm da chân: Thời gian điều trị là 4 tuần.

5. Cách dùng

Để bảo đảm việc dùng Skineal được an toàn, bạn cần chú một số điều như sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Chỉ dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian đã được chỉ định.
  • Rửa tay trước và sau khi thoa thuốc, trừ những vùng da tay cần điều trị.
  • Vệ sinh vùng da bị tổn thương thật sạch và lau khô trước khi thoa thuốc.
  • Chỉ được dùng Skineal để bôi ngoài da. Tránh để thuốc dính vào mắt, miệng, vết thương hở hoặc vùng da bị cháy nắng. Nếu không may để thuốc dính vào, rửa lại thật sạch với nước.
  • Không được sử dụng đồng thời các sản phẩm khác trên vùng da bị tổn thương khi đang thoa thuốc skineal, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Chỉ sử dụng thuốc với một lượng vừa đủ. Vì dùng quá nhiều có thể gây ra kích ứng da và các tác dụng phụ khác.
  • Không được dùng băng gạc để băng kín vùng da được thoa thuốc. Bởi chúng có thể làm tăng lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ, từ đó gây ra nhiều tác dụng phụ.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Tránh cất Skineal ở nơi ẩm ướt hoặc có nhiều ánh nắng mặt trời.
  • Không được đông lạnh thuốc, không lưu trữ thuốc đã hết hạn sử dụng.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Skineal

Dùng thuốc không đúng cách, Skineal có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng
Dùng thuốc không đúng cách, Skineal có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng

1. Tác dụng phụ

Skineal cream có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Gây ngứa, nóng ran trên da.
  • Viêm nang lông.
  • Kích ứng da, khô da.
  • Buồn nôn và nôn

Ngoài ra, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ khác mà không được chúng tôi liệt kê trên đây. Để nắm rõ hơn các thông tin về vấn đề này, hãy trao đổi với các bác sĩ của bạn.

2. Thận trọng

Cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc bôi skineal cho các trường hợp sau:

  • Người bị suy gan, thận.
  • Người đang cho con bú, đang mang thai hoặc đang dự định có thai.
  • Thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra doping. Vì vậy, các vận động viên không nên sử dụng thuốc này.
  • Trẻ bị hăm tã.
  • Người thường xuyên uống rượu và các chất kích thích khác.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm hoạt chất của thuốc, làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Vì vậy cần phải cẩn thận khi sử dụng Skineal với các loại thuốc khác. Đặc biệt là các loại thuốc sau đây:

  • Beclomethasone
  • Abiraterone acetate
  • Carbamazepin
  • Alfentanil
  • Desonide
  • Alprazolam
  • Methotrexate
  • Eplerenone
  • Coumarin
  • Flunisolide
  • Penicillin V
  • Rượu

Thuốc Skineal có thể tương tác với các loại thuốc khác nữa. Vì vậy,  tốt nhất là bạn hãy thông báo với các bác sĩ về các loại thuốc mà mình đang dùng, kể cả các vitamin và thảo dược.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

  • Thiếu liều: Bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tránh không được thoa thuốc nhiều hơn liều lượng thông thường, tránh mắc tác dụng phụ.
  • Quá liều: Gọi ngay cho các trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Trên đây là các thông tin mang tính chất tham khảo về thuốc Skineal. Để được cung cấp các thông tin chính xác nhất về loại thuốc này, hãy liên hệ với nhà sản xuất, bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Cách trị chàm khô bằng dầu dừa không phải ai cũng biết

Dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho làn da và có khả năng điều trị nhiều bệnh ngoài...

Bệnh chàm bìu ở nam giới: chữa không đúng rất dễ tái phát

Bệnh chàm bìu ở nam giới chữa không đúng rất dễ tái phát

Bệnh chàm bìu ở nam giới là một dạng bệnh chàm da ảnh hưởng đến bìu, túi da chứa tinh...

bệnh chàm khô ở trẻ em

Bệnh chàm khô ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Chàm khô ở trẻ em là căn bệnh gây ra tình trạng khô rát, ngứa ngáy ở da, dẫn tới...

7 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay và lưu ý

TOP 7 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay và lưu ý

Thuốc trị bệnh chàm giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mụn nước, dày sừng...

Cách chữa bệnh chàm ở tay không thể bỏ qua

Bệnh chàm ở tay có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa, chàm ở bàn tay...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. ThànhThành says: Trả lời

    Thuốc này còn bán không bạn

  2. DŨNGDŨNG says: Trả lời

    nếu còn cho đặt hàng nhé

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *