Thuốc Desloratadin - công dụng, cách dùng và bảo quản

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Desloratadin là một trong những loại thuốc thuộc nhóm histamin chuyên điều trị các bệnh dị ứng. Với nhiệm vụ chính là ngăn chặn hoạt động của các histamin.

thuốc Desloraradin
Thuốc Desloratadin là thuốc kháng histamin chuyên dùng để điều trị bệnh dị ứng

  • Tên hoạt chất: Desloratadin
  • Tên biệt dược: Aerius®
  • Phân nhóm: thuốc kháng histamin và thuốc kháng dị ứng

Một vài thông tin về thuốc Desloratadin

Chúng ta chỉ biết là thuốc này hay được chỉ định cho các bệnh nhân bị dị ứng nhưng vẫn không hiểu về những thông tin cơ bản nhất về nó. Bạn nên nắm một vài điều về thuốc Desloratadin như sau:

Tác dụng của thuốc Desloratadin

Thuốc Desloratadin là một trong những loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin chuyên dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng. Cụ thể như: phát ban, ngứa, hắt hơi sổ mũi. Hoạt động chính của thuốc là hạn chế sản sinh histamin, nhờ đó mà ngăn chặn được các phản ứng dị ứng.

Dạng bào chế

Thuốc có 3 dạng cụ thể như sau:

  • Dạng siro: 0.5mg/ml
  • Dạng viên nén: 5mg, 10mg
  • Dạng viên tan rã: 2.5mg, 5 mg
thuốc Desloratadin dạng viên
Thuốc Desloratadin có nhiều dạng với công dụng tương tự nhau

Chống chỉ định

Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc

Cách sử dụng thuốc Desloratadin

Nếu sử dụng dạng siro thì cần dùng dụng cụ đo để đảm bảo liều lượng. Còn với dạng viên thì dùng uống kèm với nước. Đối với viên dạng tan rã thì dùng như đối với kẹo ngậm thông thường.

Liều dùng

Tùy theo trường hợp bệnh mà có liều dùng tương ứng. Chúng tôi xin đưa ra liều dùng tham khảo về cách dùng thuốc dạng viên uống cho người lớn và trẻ em như sau:

# Người lớn

  • Điều trị viêm mũi dị ứng: 5mg/ lần, mỗi ngày 1 lần
  • Điều trị mề đay: 5mg/ lần, mỗi ngày 1 lần
  • Viêm mũi dị ứng: 5mg/ lần, mỗi ngày 1 lần

# Trẻ em

Tùy theo độ tuổi và loại bệnh mà bác sĩ chỉ định liều tương ứng. Chính vì vậy nên tìm hiểu thật kĩ trước khi sử dụng cho trẻ em.

Ngoài ra, thuốc Desloratadin còn được chỉ định cho bệnh nhân bị bệnh thận và bệnh gan với liều lượng 5mg/ lần và mỗi ngày 1 lần.

Bảo quản thuốc Desloratadin

Tùy theo từng dạng thuốc mà có cách bảo quản tương ứng, chính vì vậy bạn nên hỏi kĩ bác sĩ để đảm bảo chất lượng của thuốc trong suốt quá trình sử dụng. Chú ý nên bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời và tránh xa tầm tay của trẻ em.

Không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng và có dấu hiệu biến chất. Vì không những không điều trị được bệnh mà còn có thể gây nguy hại cho người sử dụng.

Tham khảo thêm: Thuốc Cetasone là thuốc gì?

Một vài điều bệnh nhân cần lưu ý khi sử dụng thuốc Desloratadin

Ngoài việc sử dụng thuốc theo những gì đã được hướng dẫn thì người dùng cũng nên tìm hiểu thêm những thông tin sau:

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên:

  • Thông báo với bác sĩ nếu dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc hoặc có tiền sử dị ứng với bất cứ loại thuốc nào.
  • Báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, kể cả thuốc đông y và thực phẩm chức năng.
  • Cần báo ngay cho bác sĩ nếu đang mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu có thai trong khi đang sử dụng thuốc Desloratadin thì cũng phải thông báo cho bác sĩ. Vì thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi mà chúng ta không thể lường trước được.

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc Desloratadin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ mà chúng ta không lường trước được. Thông thường hay gặp các triệu chứng: buồn nôn, khó chịu, đau nhức các cơ, rối loạn tiêu hóa, chảy máu cam, khô miệng

Chú ý không được chủ quan mà phải gọi ngay cho bác sĩ trong các trường hợp:

  • Có triệu chứng bất thường về tim
  • Sốt và có các triệu chứng giống cảm cúm
  • Co giật vàng da

Ngoài ra còn có nhiều triệu chứng khác có thể gặp phải mà chưa được nêu ở trên. Nhìn chung nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ. Tránh để lâu gây ra những biến chứng, trường hợp đáng tiếc mà người bệnh không thể lường trước được.

Thông tin về tương tác thuốc

Thuốc Desloratadin có thể thay thế tác dụng, tăng khả năng gặp tác dụng phụ khi dùng chung với một số loại thuốc. Chẳng hạn như: Claritin, thuốc dùng xét nghiệm da… Chính vì vậy nên thông báo với bác sĩ, dược sĩ về loại thuốc mà bạn đang dùng. Ngay cả trường hợp là thuốc đông y và thực phẩm chức năng.

Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Cũng như các loại thuốc khác, khi sử dụng thuốc Desloratadin bạn nên chú ý về liều lượng khi sử dụng. Nếu không may quên liều thì nên dùng liều tiếp theo ngay, không được dùng gấp đôi để bù lại liều đã bỏ lỡ.

Trong trường hợp dùng quá liều thì phải đến ngay bệnh viện để bác sĩ có biện pháp xử lý.

Trường hợp nào nên ngưng sử dụng thuốc?

Ngưng sử dụng thuốc ngay khi có các biểu hiện: co giật, khó thở,… Đồng thời nếu dùng khoảng 1 tuần mà không thấy có biến chuyển thì nên gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn loại thuốc hữu hiệu hơn.

Trên đây chỉ là những thông tin cơ bản nhất mà bạn nên biết về thuốc Desloratadin. Chắc chắn bạn còn gặp phải rất nhiều thắc mắc trong suốt quá trình sử dụng. Nếu có bất kì câu hỏi nào hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được giải thích cặn kẽ hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Thuốc Sintrom: Chỉ định, liều dùng và một số khuyến cáo
  • Thuốc Noklot: Chỉ định, Liều dùng & Một số lưu ý khi sử dụng
Nổi mẩn đỏ ngứa ở vùng kín nam giới là bị bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở vùng kín nam giới là bị bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở vùng kín nam giới là một dấu hiệu cảnh báo vùng cơ quan sinh dục...

Hiện tượng dị ứng lúa mì tuyệt đối không được xem thường

Dị ứng lúa mì là một loại dị ứng với thực phẩm có chứa lúa mì. Phản ứng dị ứng...

Bật Mí 6 Loại Lá Cây Chữa Viêm Da Dị Ứng Có Ở Quanh Nhà

Dùng lá cây chữa viêm da dị ứng là phương pháp dân gian được ông bà xưa sử dụng và...

Dị ứng mỹ phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hiện tượng nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, ngứa da... là những triệu chứng thường gặp khi bạn bị...

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng, chẩn đoán và cách chữa

Dị ứng bột ngọt là một loại dị ứng hiếm gặp, tuy nhiên nó có thể gây nên một số...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *