Thuốc Cotrimoxazol có tác dụng gì ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Cotrimoxazol thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. Thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

cotrimoxazol 480mg
Cotrimoxazol được dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn

  • Tên thuốc: Cotrimoxazol
  • Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus
  • Dạng bào chế: Viên nén

Những thông tin cần biết về thuốc Cotrimoxazol

1. Thành phần

Thuốc Cotrimoxazol chứa các thành phần sau:

  • Sulfamethoxazole: Thành phần này có phổ kháng khuẩn rộng, nhạy cảm với nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương.
  • Trimethoprim: Thành phần này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bằng cách ức chế enzyme dihydrofolate – reductase.

Bạn nên tham khảo thông tin in trên bao bì thuốc để biết thành phần đầy đủ của thuốc.

2. Công dụng của thuốc Cotrimoxazol

Thuốc Cotrimoxazol thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gram âm và gram dương
  • Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc
  • Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn
  • Viêm đường tiết niệu
  • Viêm phế quản mạn tính
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Viêm xoang má cấp ở người lớn

Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Nếu bạn có ý định dùng thuốc với mục đích khác, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3. Chống chỉ định

Cotrimoxazol chống chỉ định với những đối tượng sau:

  • Dị ứng và quá mẫn với những thành phần trong thuốc
  • Nhu mô gan thô
  • Suy thận nặng
  • Phụ nữ có thai
  • Trẻ em dưới 2 tháng tuổi
  • Người bị thiếu máu nguyên hồng cầu

Hoạt động của thuốc có thể ảnh hưởng đến một số vấn đề sức khỏe. Do đó trước khi sử dụng, bạn nên trình bày tiền sử dị ứng và tình trạng bệnh lý để được cân nhắc việc sử dụng thuốc.

Trong trường hợp bác sĩ nhận thấy bạn có nguy cơ gặp phải những tác dụng không mong muốn của thuốc, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc khác để thay thế.

4. Dạng bào chế

Cotrimoxazol được bào chế ở dạng viên nén với các hàm lượng sau:

  • Cotrimoxazol 480 mg
  • Cotrimoxazol 800mg/160mg
  • Cotrimoxazol 960 mg

Nên dùng đúng hàm lượng được bác sĩ chỉ định. Không sử dụng thuốc hàm lượng cao và bẻ đôi để sử dụng. Điều này có thể làm thay đổi khả năng hấp thu thuốc, gây ra phản ứng toàn thân.

5. Cách dùng – liều lượng

Cần dùng thuốc đúng cách, liều lượng và tần suất được chỉ định. Việc dùng thuốc tùy tiện, tự ý điều chỉnh liều có thể gây ra những tình huống rủi ro.

cotrimoxazol 960
Dùng thuốc đúng cách, liều lượng và tần suất được chỉ định

Uống thuốc với một ly nước đầy, nên nuốt trọn viên thuốc. Không bẻ, nghiền hay hòa tan nếu không có yêu cầu từ bác sĩ.

Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn, triệu chứng cụ thể và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp. Vì vậy, bạn cần gặp trực tiếp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều lượng và tần suất cụ thể.

Thông tin được chúng tôi đề cập trong bài viết chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ nhân viên y tế.

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu

  • Dùng 1 – 2 viên (hàm lượng 480 mg), uống 2 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị: 10 ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

  • Dùng 1 – 2 viên (hàm lượng 480 mg), uống 2 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị: 5 ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp

  • Dùng 1 – 2 viên (hàm lượng 480 mg), uống 2 – 3 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị: 10 ngày

Liều dùng trên chỉ được áp dụng cho người trưởng thành. Độ an toàn của thuốc với trẻ nhỏ chưa được xác định, phụ huynh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ.

6. Bảo quản thuốc Cotrimoxazol

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm. Đặt thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.

Không tiếp tục sử dụng thuốc hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hại. Tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách. Xử lý thuốc sai cách có thể làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.

Tham khảo thêm: Thuốc Hapenxin có chứa thành phần gì? Liều dùng ra sao?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Cotrimoxazol

1. Thận trọng

Bệnh nhân cao tuổi, người rối loạn huyết học, thiếu G6PD, suy thận nặng,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Hoạt động của Cotrimoxazol có thể gây ảnh hưởng xấu đến những vấn đề sức khỏe nói trên.

Phụ nữ cho con bú nên trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ nếu sử dụng thuốc đề điều trị. Trong trường hợp bắt buộc, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng cho trẻ bú trong thời gian dùng thuốc.

Cotrimoxazol chỉ phát huy tác dụng tối đa khi được sử dụng đều đặn. Ngay khi triệu chứng thuyên giảm, bạn vẫn nên sử dụng hết thời gian được chỉ định. Ngưng thuốc đột ngột có thể khiến vi khuẩn bùng phát và làm bệnh lý tái phát trở lại.

2. Tác dụng phụ

Cotrimoxazol có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Ngay khi cơ thể phát sinh những triệu chứng này, bạn nên thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn. Tuyệt đối không dùng thuốc để điều trị các tác dụng không mong muốn của thuốc.

cotrimoxazol 960
Ù tai, giảm tiểu cầu, rối loạn tiêu hóa,… là những tác dụng không mong muốn của thuốc

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Phản ứng ngoài da
  • Viêm miệng
  • Ù tai
  • Hồng ban đa dạng
  • Giảm bạch cầu trung tính
  • Giảm tiểu cầu
  • Hội chứng Stevens – Johnson

Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những tác dụng phụ của thuốc Cotrimoxazol. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng không được đề cập trong bài viết nếu dùng thuốc sai cách hoặc có cơ địa nhạy cảm.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là hiện tượng thành phần của Cotrimoxazol phản ứng với những loại thuốc khác. Mức độ tương tác nhẹ có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc, khiến tác dụng điều trị suy giảm. Ngược lại, mức độ tương tác nặng nề có thể làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.

Cotrimoxazol có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide
  • Methotrexate
  • Thuốc hạ đường huyết
  • Cyclosporin
  • Indomethacin
  • Pyrimethamin

Danh sách chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có thể tương tác với Cotrimoxazol. Để chủ động phòng ngừa tình trạng này, bạn nên trình bày với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng (bao gồm: thuốc tiêm, thuốc uống, thảo dược và vitamin) để được cân nhắc về tương tác có thể xảy ra.

Trong trường hợp có tương tác, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh để ngăn chặn tình trạng này.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Khi quên dùng một liều, bạn nên uống ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch.

Sử dụng Cotrimoxazol không đều đặn có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Do đó cần dùng thuốc đúng tần suất và liều lượng được chỉ định.

Trong trường hợp dùng quá liều, cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để phòng tránh rủi ro.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu về cách dùng rau ngổ chữa ho được dùng phổ biến

Cách dùng rau ngổ chữa ho không phải ai cũng biết

Ngoài việc uống thuốc tây, bệnh nhân có thể dùng rau ngổ để chữa ho cho bản thân. Tuy nhiên,...

Hội chứng thận hư ở trẻ em và cách chăm sóc, điều trị

Hội chứng thận hư ở trẻ em thường không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. Do protein trong máu bị...

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là gì? – Thông tin không thể bỏ qua

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là tình trạng viêm tuyến tiền liệt kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn....

Viêm bàng quang có nguy hiểm không khi phát hiện muộn?

Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa và dứt điểm...

Viêm đường tiết niệu khi mang thai điều trị như thế nào mới tốt?

Bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai xảy ra khá phổ biến do ảnh hưởng sự thay đổi hóc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *