Thuốc Hapenxin có chứa thành phần gì? Liều dùng ra sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Hapenxin là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang – VIỆT NAM. Thuốc được dùng để điều trị nhiễm khuẩn da, mô mềm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng và một số trường hợp nhiễm khuẩn với chủng vi khuẩn nhạy cảm.

thuốc hapenxin 250 kid
Thuốc Hapenxin là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang – VIỆT NAM

  • Tên thuốc: Hapenxin
  • Phân nhóm: Thuốc chỗng nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus và ký sinh trùng
  • Dạng bào chế: Viên nang, Thuốc cốm pha hỗn dịch uống

Những thông tin cần biết về thuốc Hapenxin

1. Thành phần

Thuốc Hapenxin có chứa hoạt chất kháng sinh Cephalexin. Thành phần này là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, tiêu diệt khuẩn gây bệnh bằng cách tác động đến vách tế bào.

Hoạt chất này nhạy cảm với một số vi khuẩn Gram dương (Propionibacterium acnes, Staphylococcus, Corynebacterium diphtheria, Streptococcus pneumonia,…) và một số vi khuẩn Gram âm (Citrobacter koseri, Klebsiella, Pasteurella, Branhamella catarrhalis, Escherichia coli,…).

Cephalexin được hấp thu hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Dùng Cephalexin cùng với thức ăn có thể làm chậm khả năng hấp thu thuốc nhưng không ảnh hưởng đến tổng lượng thuốc được hấp thu. Thành phần này không được chuyển hóa và chủ yếu thải trừ qua đường tiểu.

2. Chỉ định

Thuốc Hapenxin được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương khớp
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng (viêm tai giữa, nhiễm khuẩn răng, nhiễm khuẩn mũi hầu, viêm xoang, viêm amidan,…)
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục (bệnh lậu, viêm bàng quang,…)
  • Dự phòng tái phát nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Hoặc được dùng để thay thế Penicillin trong điều trị dự phòng nhiễm khuẩn răng ở bệnh nhân mắc bệnh tim.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Hapenxin cho các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin
  • Hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Có tiền sử sốc phản vệ khi dùng kháng sinh Penicillin.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Dạng bào chế: Viên nén bao phim

  • Hàm lượng: 500mg (Hapenxin capsules 500mg)
  • Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên; Hộp 20 vỉ x 10 viên; Chai 100 viên

Dạng bào chế: Thuốc cốm pha hỗn dịch uống

  • Hàm lượng: 250mg (Hapenxin 250 kid)
  • Quy cách: Hộp 24 gói x 1,4 g
thuốc hapenxin cephalexin 500mg capsules
Thuốc Hapenxin dạng cốm pha hỗn dịch uống có hàm lượng 250mg

5. Cách dùng – liều lượng

Dùng thuốc bằng đường uống, nên dùng trước bữa ăn. Với thuốc dạng cốm, bạn nên hòa 1 gói thuốc với khoảng 10ml nước. Khuấy đều để thuốc hòa tan hoàn toàn và dùng trước khi ăn.

Thuốc Hapenxin và các loại kháng sinh khác nên được dùng theo liệu trình. Một liệu trình trung bình kéo dài từ 7 – 10 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

  • Dùng 1 viên (tương đương 500mg)/ 4 lần/ ngày
  • Có thể tăng liều lên 2 viên/ 4 lần/ ngày trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng

Liều dùng thông thường cho trẻ từ 7 – 12 tuổi (dạng thuốc viên)

  • Dùng 1 – 2 viên/ 2 lần/ ngày
  • Điều chỉnh liều dựa vào mức độ nhiễm khuẩn

Liều dùng thông thường cho trẻ dưới 12 tuổi (dạng thuốc cốm)

  • Dưới 2 tuổi: Dùng 1/2 – 1 gói/ 2 lần/ ngày
  • Trẻ em từ 2 – 5 tuổi: Dùng 1 – 2 gói/ 2 lần/ ngày
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Dùng 2 – 4 gói/ 2 lần/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh lậu

  • Nam: Dùng 3g (tương đương với 6 viên) cùng với 1g Probenecid
  • Nữ: Dùng 2 g (tương đương 4 viên) với 0,5 g Probenecid

Cần điều chỉnh liều dùng thuốc Hapenxin cho bệnh nhân suy thận

  • Độ thanh thải creatinin ≥50 ml/ phút: Dùng tối đa 1g/ lần, chỉ dùng không quá 4 lần/ 24 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin 49 – 20 ml/ phút: Dùng tối đa 1g/ lần, chỉ dùng không quá 3 lần/ 24 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin 19 – 10 ml/ phút: Dùng tối đa 500mg/ lần, chỉ dùng không quá 3 lần/ 24 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin ≤10 ml/ phút: Dùng tối đa 250mg/ lần, chỉ dùng không quá 2 lần/ 24 giờ.

Có thể điều chỉnh liều nếu không nhận thấy cải thiện lâm sàng.

Tham khảo thêm: Thuốc Moral 4 có tác dụng gì?

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát (nhiệt độ không quá 30 độ C), tránh ánh nắng và nơi ẩm thấp. Thuốc có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

7. Giá thành

  • Thuốc Hapenxin 250mg có giá bán 40 – 50.000 đồng/ Hộp 24 gói x 1,4 g.
  • Thuốc Hapenxin 500mg có giá bán 180- 190.000 / Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Hapenxin

1. Thận trọng

Một số trường hợp dị ứng Penicillin vẫn có khả năng dung nạp tốt với Cephalexin. Tuy nhiên vẫn có trường hợp xuất hiện dị ứng chéo. Do đó bạn nên thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng để được cân nhắc việc điều trị bằng Hapenxin.

hapenxin capsules là thuốc gì
Chỉ dùng thuốc Hapenxin trong giai đoạn thai kỳ khi thực sự cần thiết

Sử dụng thuốc Hapenxin trong thời gian dài có thể làm phát triển các chủng vi khuẩn không nhạy cảm (chủ yếu Candida và Clostridium difficile). Nếu bị tiêu chảy nặng và kéo dài khi dùng thuốc, có thể bạn đã mắc chứng viêm đại tràng giả mạc khi sử dụng kháng sinh phổ rộng. Trong trường hơp này cần ngưng thuốc và sử dụng một loại thuốc thay thế.

Hapenxin có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm (xét nghiệm glucose niệu, thử nghiệm Coombs,…). Do đó bạn nên thông báo với chuyên viên xét nghiệm việc đang điều trị bằng thuốc Hapenxin.

Chưa có ghi nhận về độc tính của thuốc đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên việc dùng thuốc trong giai đoạn thai kỳ chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết.

Cephalexin có thể thải trừ một lượng nhỏ qua đường sữa mẹ. Do đó cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.

Thuốc Hapenxin có thể gây chóng mặt và đau đầu. Vì vậy cần thận trọng khi đang lái xe, làm việc trên cao hay vận hành máy móc.

2. Tác dụng không mong muốn

Tác dụng phụ thường gặp:

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Nổi ban
  • Nổi mề đay
  • Tăng bạch cầu ưa eosin
  • Ngứa da
  • Tăng transaminase gan (có hồi phục)

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Phản ứng phản vệ
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Giảm tiểu cầu và bạch cầu trung tính
  • Viêm gan do vàng da ứ mật
  • Viêm âm đạo
  • Viêm thận kẽ
  • Ngứa bộ phận sinh dục
  • Hội chứng Steven-Johnson
  • Hội chứng Lyell
  • Hồng ban đa dạng

3. Tương tác thuốc

Cần thận trọng khi sử dụng Hapenxin với các loại thuốc sau:

tác dụng của thuốc hapenxin capsules
Thận trọng khi sử dụng Hapenxin với chế phẩm chứa estrogen, Metformin, thuốc chống đông máu,…
  • Nhóm aminoglycoside: Dùng Cephalexin liều cao với nhóm thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Estrogen: Cephalexin làm giảm tác dụng của các chế phẩm có chứa Estrogen.
  • Vaccine thương hàn: Cephalexin có thể làm giảm hiệu lực của vaccine này. Trước khi tiêm, cần ngưng thuốc và báo với bác sĩ việc bạn đang sử dụng Cephalexin.
  • Thuốc chống đông máu: Sử dụng kết hợp Cephalexin làm tăng thời gian prothrombin.
  • Metformin: Dùng với Cephalexin làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. Cần điều chỉnh liều của Metformin và giám sát chặt chẽ các rủi ro.

4. Quá liều và cách xử trí

Sử dụng thuốc Hapenxin quá liều có thể gây ra các triệu chứng như (tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa hoặc gây quá mẫn thần kinh – nhất là ở bệnh nhân suy thận).

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ đường hô hấp, truyền dịch và thông khí. Đồng thời sử dụng than hoạt và rửa dạ dày để làm giảm hấp thu thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Khám và chữa viêm tai giữa ở đâu tốt tại TPHCM và Hà Nội?

Bệnh viêm tai giữa nếu kéo dài có thể chuyển thành mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy...

Học cách chữa ho bằng khế chua theo dân gian

Chữa ho bằng khế chua là phương pháp chữa bệnh theo dân gian được nhiều bệnh nhân tin tưởng và...

Bài thuốc chữa ho cho bé từ hành tím, mật ong và tỏi

Nhờ khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao, bài thuốc chữa ho cho bé từ hành tím, mật ong và...

viêm tiểu phế quản co thắt

Bệnh viêm tiểu phế quản co thắt – Nguy hiểm, cần trị sớm

Viêm tiểu phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Nếu không...

Mẹ bị viêm họng khi đang cho con bú nên uống thuốc gì?

Mẹ bị viêm họng khi đang cho con bú nên uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *