Thuốc Calcium Sandoz có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Calcium Sandoz thuộc nhóm thuốc khoáng chất và vitamin, được chỉ định để bổ sung thêm canxi cho những người bị thiếu canxi, loãng xương ở người lớn tuổi, còi xương, nhuyễn xương và hỗ trợ chữa trị các triệu chứng dị ứng.

Thuốc Calcium Sandoz được dùng để phòng ngừa và bổ sung canxi, hỗ trợ điều trị dị ứng
Thuốc Calcium Sandoz được dùng để phòng ngừa và bổ sung canxi, hỗ trợ điều trị dị ứng
  • Tên hoạt chất: Calcium Sandoz®
  • Tên biệt dược: Calcium Sandoz® – dạng viên sủi 500mg, Calcium Sandoz® – dạng siro chai 300ml.
  • Tên thương hiệu: Tên biệt dược.
  • Nhóm thuốc: Vitamin và khoáng chất.
  • Dạng thuốc: Viên sủi, siro.

I. Thông tin về thuốc Calcium Sandoz

1. Thành phần

Những thành phần được xác định có trong loại thuốc này bao gồm:

  • Canxi.
  • Calcium glubionate.
  • Calcium carbonate.
  • Canxi Gluconate.
  • Canxi Lactobionate.
  • Canxi Lactogluconate.
  • Colecalciferol.

2. Chỉ định

Thuốc Calcium Sandoz được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Thiếu canxi, các đối tượng cần bổ sung thêm canxi.
  • Bị loãng xương ở người cao tuổi và phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
  • Các trường hợp bị còi xương, nhuyễn xương.
  • Hỗ trợ điều trị các triệu chứng dị ứng.

3 . Chống chỉ định

Calcium Sandoz chống chỉ định cho các trường hợp:

  • Các trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Tăng canxi (Ca) huyết: Lượng canxi trong máu cao hơn bình thường.
  • Tăng canxi (Ca) niệu.
  • Sỏi canxi niệu.
  • Người bất động lâu ngày kèm theo các chứng bệnh canxi huyết và canxi niệu.

4. Dạng bào chế

Thuốc Calcium Sandoz được điều chế dưới 2 dạng :

  • Viên nén – 500mg.
  • Siro – chai 300l.

5. Liều dùng

Dạng viên sủi: 

  • Trẻ em từ 6 – 10 tuổi: Uống 1 viên/ ngày.
  • Các đối tượng từ 10 tuổi trở lên: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 viên.

Dạng siro:

  • Trẻ bị hạ canxi huyết: Uống 6 – 9 thìa, mỗi thìa khoảng 5ml siro.
  • Trẻ sơ sinh có hàm lượng canxi trong máu thấp: Mỗi ngày cho trẻ uống 2 – 6 thìa, mỗi thìa 5ml.

6. Cách sử dụng

  • Dạng viên nén: Hòa thuốc với một lượng nước phù hợp để sử dụng. Lưu ý là uống ngay khi thuốc tan hết, không được để trong thời gian dài.
  • Dạng siro: Sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ. Với trẻ sơ sinh, bạn có thể dùng thuốc để pha với sữa cho trẻ dễ dùng hơn.

7. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc có nhiều ánh nắng mặt trời.
  • Không được để thuốc bị đông cứng.
  • Không dùng thuốc đã cũ hoặc đã hết hạn sử dụng.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Calcium Sandoz

Cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc Calcium Sandoz
Cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc Calcium Sandoz

1. Tác dụng phụ

Khi sử dụng Calcium Sandoz, bạn có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Nổi mề đay, ngứa.
  • Khó thở.
  • Sưng lưỡi, họng hoặc vùng mặt.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Canxi huyết và canxi niệu bị rối loạn.

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các vấn đề khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Hãy trao đổi với các bác sĩ để được thông tin rõ hơn về vấn đề này.

2. Thận trọng

Để bảo đảm an toàn, trước khi dùng thuốc, hãy thông báo với các bác sĩ hoặc dược sĩ về tiền sử bệnh lý, các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải, đặc biệt là các trường hợp sau:

  • Đang mang thai và cho con bú.
  • Dị ứng với các thành phần có trong thuốc.
  • Bị cường giáp.
  • Hàm lượng vitamin D trong máu tăng.
  • Bị sỏi thận và các vấn đề khác liên quan đến thận.
  • Tăng canxi niệu và canxi huyết.
  • Đang điều trị bằng các loại thuốc khác.

3. Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc có thể làm giảm đi công hiệu chữa bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Vì vậy, trước khi dùng Calcium Sandoz, cần phải thông báo với bác sĩ đầy đủ các thông tin về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng, kể cả các loại vitamin và thảo dược, đặc biệt là:

  • Vitamin D.
  • Các loại thuốc kháng sinh nhóm tetracycline.
  • Thuốc lợi tiểu thiazide.
  • Các loại thuốc điều trị các vấn đề tim mạch như glycoside tim, digoxin.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

  • Dùng thiếu liều: Hãy dùng bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu gần với thời gian dùng liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và dùng liều mới. Không được tự ý tăng gấp đôi liều lượng trong một lần sử dụng.
  • Dùng quá liều: Sau khi sử dụng thuốc với liều lượng lớn hơn quy định, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường bạn hãy gọi ngay cho các bác sĩ hoặc trung tâm y tế để được hướng dẫn cách xử lý.

Trên đây là những thông tin về thuốc Calcium Sandoz. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Nên đo mật độ loãng xương ở đâu tốt? Mách bạn 10 địa chỉ uy tín

Đo mật độ loãng xương là một trong những biện pháp kiểm tra để điều trị và phòng các bệnh...

10 loại sữa tốt cho người bị loãng xương, nên uống mỗi ngày

Với bệnh nhân bị loãng xương thì việc cung cấp dưỡng chất rất quan trọng, nhất là canxi. Vậy nên...

Loãng xương có nguy hiểm không? Bệnh gây ra hậu quả thế nào?

Loãng xương xuất hiện ngày càng biến. Bệnh phát triển thầm lặng và không có triệu chứng sớm. Do đó...

10 cách phòng bệnh loãng xương hiệu quả nên áp dụng

Loãng xương nguy hiểm hơn chúng ta tưởng. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như gãy xương, viêm...

Thuốc loãng xương rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng sai cách

Để điều trị loãng xương, ngoài việc thay đổi lối sống thì thuốc chính là giải pháp cần thiết giúp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *