Colocol extra là thuốc gì?

Colocol extra là thuốc giảm đau có thành phần chính là Paracetamol và Caffeine, thường được chỉ định để khắc phục những cơn đau ở mức độ vừa và nhẹ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý để hạn chế rủi ro khi dùng.

Thuốc Colocol extra
Colocol extra là thuốc giảm đau thường được chỉ định trong khắc phục những cơn đau vừa và nhẹ

  • Tên thuốc: Colocol extra
  • Dạng bào chế: Viên nén dài bao phim
  • Phân nhóm: Thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Quy cách đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên, Hộp 10 vỉ x 10 viên

Những thông tin cần biết về thuốc Colocol extra

1. Thành phần

Thuốc Colocol extra được bào chế từ các thành phần chính sau đây:

  • Paracetamol với hàm lượng 500mg: có hoạt tính giảm đau, hạ sốt nhờ khả năng ức chế hoạt động của men Cyclooxygenase tại quá trình tổng hợp Prostaglandin. Paracetamol còn có thể tác động lên vùng phía dưới đồi, giúp giãn mạch, đồng thời tăng lưu lượng máu ngoại biên.
  • Caffeine với hàm lượng 65 mg: có tác dụng kích thích với cường độ nhẹ lên hệ thần kinh trung ương. Caffeine không chỉ hỗ trợ giảm đau mà còn giúp hoạt động của cơ trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài 2 thành phần chính nêu trên, Colocol extra còn có chứa các tá dược khác như: Acid stearic, Hydroxypropyl methylcellulose, Avicel PH102, PVP, Talc, Titan Dioxit, PEG 6000…

2. Chỉ định

Thuốc Colocol extra có tác dụng giảm đau ở mức độ nhẹ và vừa, thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Đau nửa đầu
  • Đau đầu
  • Đau bụng kinh
  • Đau họng
  • Đau răng
  • Đau cơ bắp
  • Đau nhức do cảm cúm hay cảm lạnh
  • Đau sau khi nhổ răng
  • Đau sau tiêm vắc xin
Thuốc giảm đau Colocol extra
Khi bạn bị đau đầu ở mức độ vừa có thể dùng thuốc Colocol extra để khắc phục

Ngoài ra, Colocol extra còn có tác dụng hạ sốt, có thể được sử dụng cả trong trường hợp chống chỉ định với Aspirin hay các thuốc thuộc nhóm NSAIDs. Không tự ý dùng thuốc Colocol extra cho bất cứ trường hợp nào khi chưa nhận được tham vấn y khoa. Việc dùng thuốc sai mục đích rất dễ phát sinh các rủi ro không mong muốn.

3. Chống chỉ định

Colocol extra chống chỉ định với một số trường hợp sau đây:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong thuốc
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng
  • Suy mạch vành
  • Nhồi máu cơ tim
  • Ngoại tâm thu
  • Tim đập nhanh
  • Thiếu hụt men G6PD

4. Cách dùng

Thuốc Colocol extra dược bào chế dưới dạng viên nén. Bạn nên nuốt trọn viên thuốc khi uống. Uống thuốc với một ly nước lọc đầy. Tránh sử dụng với sữa, nước ép, nước ngọt, thức uống có cồn… Nếu bạn muốn uống thuốc với các loại thức uống này, cần gặp bác sĩ để nhận tham vấn chuyên môn.

Không bẻ, nghiền hay nhai viên thuốc trước khi uống. Những hành động này có thể khiến dược động học của thuốc thay đổi và làm phát sinh các vấn đề rủi ro.

Tham khảo thêm: Thuốc Dexchlorpheniramine điều trị các triệu chứng dị ứng

5. Liều dùng

Liều lượng và tần suất sử dụng thuốc Colocol extra phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các cơn đau và phản ứng cơ thể bạn với liều đầu. Nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết liều dùng phù hợp nhất với bạn.

Liều đùng được khuyến nghị dưới đây chỉ có giá trị tham khảo, đáp ứng với những trường hợp thường gặp. Đồng thời, không thay thế cho chỉ dẫn y khoa.

+ Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • Dùng 1 – 2 viên/lần
  • Ngày 2 – 4 lần
  • Thời gian giữa 2 lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ
  • Không dùng quá 8 viên/ngày

+ Đối với trẻ em từ 7 – 12 tuổi:

  • Dùng 1 viên/lần
  • Ngày dùng 2 – 4 lần
  • Thời gian giữa 2 lần uống cách nhau ít nhất 6 giờ
  • Không dùng quá 4 viên/ngày

Thuốc Colocol extra không phù hợp khi dùng cho trẻ dưới 7 tuổi, tuyệt đối không cho trẻ sử dụng, trừ khi nhận được chỉ định từ bác sĩ.

Thuốc Colocol extra giá bao nhiêu
Không dùng thuốc Colocol extra cho trẻ dưới 7 tuổi khi chưa nhận được chỉ định chuyên môn

Không tự ý tăng giảm liều khi chưa nhận được yêu cầu từ bác sĩ. Nếu liều được khuyến cáo không đáp ứng triệu chứng, hãy thông báo với bác sĩ để sớm có sự điều chỉnh.

6. Hướng dẫn bảo quản thuốc

Bạn có thể bảo quản Colocol extra theo hướng dẫn sau để giữ được tác dụng điều trị của thuốc:

  • Để thuốc nơi khô thoáng, nhiệt độ phòng dưới 28 độ
  • Tránh độ ẩm vượt mức 70% và ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
  • Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ nhỏ hay thú nuôi

Với trường hợp thuốc bị ẩm mốc, hư hỏng hay đổi màu, biến chất, cần ngưng dùng và xử lý đúng cách. Nếu bạn không biết cách xử lý hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Hạn dùng của thuốc Colocol extra là 36 tháng kể từ ngày sản xuất in sẵn trên vỏ hộp và rìa vỉ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc quá hạn.

7. Giá thành

Thuốc Colocol extra do Công ty cổ phần Dược phẩm Sao Kim sản xuất, hiện đang được bán rộng rãi với mức giá khoảng 100.000 VNĐ/Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Tham khảo thêm: Thuốc Panamin có tác dụng gì?

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Colocol extra

1. Thận trọng

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Colocol extra cho đối tượng bị thiếu máu mãn tính hay chức năng gan thận gặp vấn đề.
  • Không nên sử dụng rượu, bia và các loại thức uống có cồn trong quá trình sử dụng thuốc Colocol extra bởi có thể làm tăng độc tính lên gan.
  • Hạn chế dùng các loại đồ ăn, thức uống có chứa caffein khi đang điều trị với Colocol extra.
  • Cần cẩn trọng với các phản ứng nghiêm trọng trên da dù rất hiếm khi xảy ra như: hội chứng Steven-Johnson, hội chứng Lyell, hội chứng hoại tử da nhiễm độc…
  • Trước khi dùng thuốc Colocol extra hãy báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú để được cân nhắc kỹ lưỡng.
Thuốc Colocol extra
Trước khi dùng Colocol extra, hãy báo cho bác sĩ nếu bạn đang trong thai kỳ

2. Tác dụng phụ

Thuốc Colocol extra thường được dung nạp tương đối tốt ở liều điều trị. Tuy nhiên bạn vẫn có thể gặp phải một số tác dụng ngoại ý.

  • Phát ban
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Lo lắng
  • Mất ngủ
  • Giảm bạch cầu trung tính
  • Giảm tiểu cầu
  • Giảm toàn thể huyết cầu
  • Kích ứng dạ dày

Các tác dụng phụ của thuốc thường ít khi xảy ra, nếu xảy ra thì chỉ ở mức độ nhẹ và thoáng qua. Nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn hãy chủ động báo ngay cho bác sĩ khi cơ thể xuất hiện bất cứ triệu chứng khác thường nào.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc Vingen: Tác dụng, chống chỉ định và các lưu ý khi dùng

3. Tương tác thuốc

Khi sử dụng đồng thời, Colocol extra có thể gây ra phản ứng với các thành phần của thuốc khác. Hiện tượng này được gọi là tương tác thuốc, bạn cần hết sức cẩn trọng bởi nó tiềm ẩn rất nhiều vấn đề nguy hiểm.

Phản ứng tương tác xảy ra sẽ làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc, khiến tác dụng điều trị bị ảnh hưởng. Trường hợp tương tác mạnh còn tạo cơ hội cho những phản ứng nghiêm trọng phát sinh.

Colocol extra là thuốc gì
Colocol extra có thể tương tác với các loại thuốc khác khiến rủi ro phát sinh

Colocol extra được báo cáo là có thể gây tương tác với một số thuốc sau đây:

  • Coumarin
  • Dẫn chất indandion
  • Carbamazepin
  • Phenothiazin
  • Phenytoin
  • Barbiturat
  • Isoniazid

Hãy chủ động chia sẻ với bác sĩ thông tin về tất cả các thuốc bạn đang sử dụng để dự phòng tương tác. Trong quá trình dùng Colocol extra, tuyệt đối không tự ý kết hợp với bất cứ loại thuốc nào khác khi chưa nhận được tham vấn y khoa.

4. Xử lý khi sử dụng thiếu hoặc quá liều

Trường hợp thiếu 1 liều Colocol extra thường chỉ ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Bạn nên bổ sung nếu như sớm nhớ ra. Khi đã gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên. Bạn có thể hạn chế hiện tượng quên dùng thuốc bằng cách đặt báo thức nhắc nhở.

Trường hợp dùng quá liều thuốc Colocol extra không đơn giản như việc dùng thiếu liều. Lúc này, các phản ứng phụ rất dễ phát sinh. Bạn có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, Methemoglobin máu, rối loạn ý thức, kích thích nhẹ… Hãy báo ngay cho bác sĩ khi nhận thấy dùng quá liều để kịp thời xử lý. Tuyệt đối không tự ý khắc phục triệu chứng dùng quá liều thuốc Colocol extra bằng bất cứ cách nào.

Có thể bạn quan tâm

tinh dầu điều trị cảm cúm

Mách bạn các loại tinh dầu giúp phòng và điều trị cảm cúm

Chanh, hoa oải hương, bạc hà… là những loại tinh dầu thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm....

Trẻ bị cảm lạnh, cúm: Cha mẹ cần phải làm gì?

Các triệu chứng ho, nghẹt mũi… có thể trẻ đang phải đối mặt với bệnh cảm lạnh, cúm. Điều này...

Thuốc kháng virus cảm cúm: Những điều nên biết trước khi dùng

Thuốc kháng virus cảm cúm được dùng để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do virus cảm...

Hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi? Điều cần biết

Trong thời gian mang bầu, do sức đề kháng suy giảm nên chị em rất dễ bị hắt hơi sổ...

Tìm hiểu về cách chữa ho từ hành tây

Hành tây và công dụng trị ho ít ai ngờ

Ngoài việc được dùng làm thực phẩm, hành tây còn được biết đến như một vị thuốc dân gian để...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Hà NguyênHà Nguyên says: Trả lời

    Bác sĩ cho hỏi là thuốc này có dùng được cho phụ nữ đang mang thai không ạ?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *