Thuốc Panamin là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Panamin là thuốc giảm đau, hạ sốt thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa Steroid. Thuốc thường được chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng, viêm khớp hoặc bệnh gout.

thuốc Panamin
Thuốc Panamin được chỉ định để hạ sốt, giảm các triệu nghẹt mũi, đau đầu,…

  • Tên thuốc: Panamin
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không chứa Steroid
  • Dạng bào chế: Viên nén dài

Thông tin cần biết về thuốc Panamin

Panamin là thuốc được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm & Thiết bị vật tư Y tế Thanh Hóa. Thuốc có giá khoảng 65.000 đồng / hộp, hộp 10 vỉ x 10 viên. Tuy nhiên, giá bán sẽ có sự khác nhau giữa các nhà phân phối.

1. Thành phần

Thuốc được cấu tạo bởi Acetaminophen, Chlorpheniramine và một số tá dược vừa đủ.

Acetaminophen thường được sử dụng để giảm đau, hạ số, ngăn chặn các cơn đau đầu, đau cơ, viêm khớp,… Ngoài ra, hoạt chất cũng được sử dụng cho chứng đau bụng kinh, thoái hóa khớp, tổn thương mô mềm,…

Chlorpheniramine có thể giảm ngứa, đỏ mắt, chảy nước mắt hoặc điều trị viêm mũi dị ứng. Chlorpheniramine cũng được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng cảm lạnh hoặc dị ứng không rõ nguyên nhân.

2. Chỉ định

Thuốc Panamin được chỉ định cho một số trường hợp sau:

  • Nóng, sốt
  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Viêm mũi dị ứng
  • Nhức đầu
  • Đau dây thần kinh
  • Đau răng
  • Đau nhức xương khớp
  • Điều trị bênh gout

Một số chỉ định và công dụng khác của thuốc có thể không được đề cập trong bài viết này. Do đó, nếu người bệnh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc cần sử dụng thuốc với mục đích khác, vui lòng liên hệ bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

3. Chống chỉ định

chống chỉ định thuốc thuốc Panamin
Không dùng thuốc Panamin cho người hen suyễn cấp

Không dùng thuốc thuốc Panamin cho người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, một số đối tượng sau nên tránh sử dụng thuốc bao gồm:

  • Bệnh nhân thiếu máu
  • Bệnh tim, thận, gan, phổi
  • Người bị thiếu hụt glucose 6 phosphat dehydrogenase
  • Bệnh nhân hen cấp
  • Người bị phì đại tuyến tiền liệt
  • Bệnh nhân tắc cổ bàng quang, hẹp môn vị
  • Viêm loét dạ dày tá tràng hoặc có tổn thương ở tá tràng
  • Bệnh nhân đang dùng IMAO trong 14 ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú

4. Cách dùng – liều lượng

Tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi sử dụng thuốc. Nếu hướng dẫn quá mơ hồ, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để sử dụng thuốc an toàn. Thông tin chúng tôi đề cập trong bài viết này dựa theo chỉ định cho các trường hợp phổ biến nhất, không thể thay thế lời khuyên của nhân viên y tế.

Cách dùng:

  • Nuốt cả viên thuốc, không nhai, cắn hay nghiền nát thuốc. Điều này sẽ phá hỏng kết cấu của thuốc và làm giảm hoặc tăng khả năng hấp thu.
  • Uống thuốc với một lượng nước vừa đủ. Chỉ dùng nước lọc, nước đun sôi để nguội khi uống thuốc. Tránh sử dụng nước có gas hoặc thức uống chứa cafeine khi uống thuốc.
  • Tiếp tục sử dụng thuốc theo chỉ định. Không được ngưng thuốc đột ngột ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất.

Liều dùng:

  • Người lớn: 1 – 2 viên / lần, 3 – 4 lần / ngày.
  • Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: 1/2 – 1 viên / lần, 2 – 3 lần / ngày
  • Trẻ em từ 7 đến 15 tuổi: 1 viên / lần, 2 – 3 lần / ngày.

Lưu ý: Mỗi liều nên cách nhau ít nhất là 4 giờ.

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi có nhiệt độ phòng (20 – 25 độ C), tránh ánh sáng trực tiếp. Không lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao đặc biệt là phòng tắm.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Thuốc hết hạn sử dụng nên được xử lý theo hướng dẫn. Sử dụng thuốc hết hạn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.

Không bỏ thuốc vào bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước. Trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.

Không đưa thuốc của bạn cho bất cứ ai, kể cả khi bạn nhận biết họ có dấu hiệu giống bạn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Panamin

Thuốc Panamin có thể không phù hợp với một số đối tượng, do đó hãy người bệnh nên lưu ý một số thông tin lưu ý trước khi sử dụng thuốc.

1. Thận trọng

Những người bệnh thiếu máu hoặc có nguy cơ thiếu máu không nên sử dụng Panamin. Bệnh nhân thiếu máu khi sử dụng Panamin có thể có triệu chứng bầm xanh tím trên da, mặc dù đôi khi các dấu hiệu này không phổ biến. Tuy nhiên nồng độ Acetaminophen trong máu quá cao có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Bệnh nhân suy gan hoặc nghiện rượu nặng không nên sử dụng thuốc Panamin.

Chlopheniramin có thể dẫn đến chứng suy hô hấp, ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt,… Do đó không được lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc Panamin.

Phụ nữ có thai, dự định có thai không nên sử dụng Panamin trừ khi bạn nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Nếu bạn mang thai trong quá trình sử dụng Panamin, hãy thông báo cho bác sĩ để có biện pháp xử lý.

Mặc dù chưa có thông báo chính thức về việc Panamin có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc này. Nếu cần thiết, bạn có thể cần ngưng cho con bú khi uống thuốc.

Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi.

2. Tác dụng phụ

tác dụng phụ của thuốc thuốc Panamin
Thuốc Panamin có thể khiến người dùng mệt mỏi, hoa mắt, buồn ngủ,…

Trong quá trình sử dụng Panamin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

  • Khô miệng
  • Buồn ngủ
  • Phát ban
  • Nổi mề đây, sẩn đỏ trên da
  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ
  • Suy giảm tâm vận động
  • Bí tiểu tiện

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Suy giảm bạch hạt cầu
  • Thiếu máu tiếu huyết

Danh sách này không bao gồm tất cả tác dụng phụ của Panamin. Do đó, người bệnh nên chủ động thông báo cho bác sĩ khi nhận thấy các phản ứng không mong muốn khi sử dụng thuốc.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ và ngộ độc thuốc. Để tránh trường hợp này, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết về danh sách các loại thuốc đang sử dụng. Danh sách này bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung và vitamin.

Không dùng Panamin cùng với:

  • Atropine
  • Chất ức chế thần kinh trung ương
  • Chất cồn, rượu, bia hoặc thức uống chứa cafeine

Đây không phải là danh sách tất cả các loại thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Panamin. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn để biết thêm thông tin chi tiết.

4. Cách xử lý khi quá liều hoặc quên liều

Quên liều:

  • Quên liều thường xuyên có thể làm mất tác dụng điều trị của thuốc. Do đó hãy cố gắng uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng.
  • Nếu quên một liều, hãy sử dụng thuốc ngay khi bạn nhớ ra. Trong trường hợp đã gần đến thời gian sử dụng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng thuốc đúng liệu trình quy định.
  • Không dùng gấp đôi liều để bù vào phần đã quên. Điều này sẽ tăng nguy cơ ngộ độc thuốc.

Quá liều:

  • Không được sử dụng thuốc quá liều. Quá liều không làm tăng khả năng điều trị các triệu chứng, nó chỉ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ và ngộ độc thuốc.
  • Nếu ai đó vô tình sử dụng thuốc quá liều, hãy gọi cho cấp cứu.
  • Mang theo toa thuốc, vỏ, hộp hoặc nhãn hiệu thuốc mà người bệnh đã sử dụng khi đến bệnh viện.

Cảm lạnh và cúm khi mang thai: Những điều mẹ cần biết để khắc phục

Nếu mẹ có biểu hiện sốt, chóng mặt, đau đầu… trong thời kì mang thai thì có thể mẹ đã...

Thuốc Panadol Cảm Cúm: Thành phần, công dụng, liều dùng

Thuốc Panadol Cảm Cúm chứa thành phần chính là Paracetamol, Caffeine kết hợp với Phenylephrine hydrochloride. Thuốc có công dụng...

Tiêm phòng cúm khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết

Tiêm phòng cúm khi mang thai là một trong những giải pháp hữu ích nhất giúp mẹ bầu thoát khỏi...

7 cách trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả – Không cần thuốc

Những cách trị cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc được nhiều chị em ưu tiên áp dụng để...

Bị cảm cúm nên ăn và tránh ăn gì để giúp cải thiện triệu chứng bệnh?

Nên ăn và kiêng gì khi bị cảm cúm?

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng mà cảm cúm gây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.