Bilaxten là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bilaxten là thuốc kháng histamine được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng, nổi mề đay hay các bệnh dị ứng ngoài da khác. Nắm rõ các thông tin về thuốc Bilaxten sẽ giúp bạn đảm bảo việc sử dụng đúng cách, mang lại hiệu quả điều trị tốt.

Bilaxten
Bilaxten là thuốc kháng histamine thường dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng hay nổi mề đay

  • Tên hoạt chất: Bilastine
  • Tên biệt dược: Bilaxten®
  • Phân nhóm: Thuốc kháng histamine
  • Dạng bào chế: Viên nén

Những thông tin cần biết về thuốc Bilaxten

1. Thành phần

Trong một viên nén Bilaxten chứa 20mg hoạt chất Bilastine. Ngoài ra nó còn có một số thành phần khác như Cellulose, Natri Glycolate, Silica…

2. Công dụng

Thuốc Bilaxten được sử dụng để kiểm soát và cải thiện triệu chứng của một số bệnh lý như:

  • Viêm mũi dị ứng
  • Các bệnh dị ứng ngoài da
  • Nổi mề đay

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn dùng thuốc cho bất cứ trường hợp nào khác không được đề cập trên đây.

3. Chống chỉ định

Thuốc Bilaxten chống chỉ định với một số trường hợp, bao gồm:

  • Những người mẫn cảm với Bilastine hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
Thuốc Bilaxten
Không sử dụng thuốc Bilaxten cho trẻ dưới 12 tuổi

Nếu bạn thuộc vào trường hợp đang mang thai hay cho bé bú, hãy báo ngay cho bác sĩ. Lúc này, việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

4. Liều dùng và cách sử dụng

Liều dùng thuốc Bilaxten được chỉ định với đối tượng từ 12 tuổi trở lên là mỗi ngày 1 viên 20mg.

Dùng thuốc khi bụng đói với một ly nước đầy, không ăn khoảng 1 giờ sau khi uống Bilaxten. Một số loại nước ép như bưởi, thơm, cam… có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Nếu đã sử dụng các loại nước ép này, cần chờ ít nhất 2 giờ mới uống Bilaxten.

5. Bảo quản

Cần bảo quản thuốc Bilaxten ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ, tránh nơi ẩm ướt hay có ánh nắng chiếu trực tiếp. Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ em.

Việc bảo quản không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng điều trị và tác động xấu đến sức khỏe. Không sử dụng thuốc khi đã quá hạn sử dụng hay có dấu hiệu bất thường như biến chất, đổi màu.

Một số lưu ý khi dùng thuốc Bilaxten

1. Thận trọng

Thuốc Bilaxten có thể khiến chức năng của thận bị ảnh hưởng. Hay khi bạn đang gặp phải một số vấn đề xấu về sức khỏe cũng khiến cho hiệu quả sử dụng thuốc bị tác động. Bạn cần báo cho bác sĩ nếu có tiền sử bị bệnh thận hay bất cứ vấn đề sức khỏe nào khác.

Mặc dù chưa có thông tin về việc dùng Bilaxten cho phụ nữ mang thai hay cho con bú nhưng bạn cũng cần thận trọng. Đây đều là những đối tượng nhạy cảm, hãy báo cho bác sĩ để được cân nhắc về tác dụng và rủi ro trước khi dùng thuốc.

Bilaxten
Cần thận trọng trước khi sử dụng Bilaxten nếu bạn đang mang thai

Việc sử dụng rượu bia cũng khiến cho hiệu quả thuốc bị ảnh hưởng. Tốt nhất bạn không nên dùng rượu bia khi đang điều trị bệnh bằng thuốc Bilaxten. Nếu có ý định sử dụng nên hỏi bác sĩ để nhận được lời khuyên.

2. Tác dụng phụ

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều ít nhiều gây nên những tác dụng ngoài mong muốn cho người bệnh. Trong quá trình sử dụng thuốc Bilaxten bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Buồn ngủ, nhức đầu
  • Chóng mặt, khó chịu
  • Đau bụng, buồn nôn hay nôn
  • Khó tiêu, tiêu chảy
  • Mệt mỏi, khó ngủ
  • Khô miệng, khó thở, mụn rộp ở miệng
  • Sốt, ù tai, tăng mỡ máu
  • Suy giảm chức năng gan, thận
  • Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực

Một số tác dụng phụ của thuốc có thể chưa được liệt kê hết trên đây. Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Bilaxten, nếu bạn gặp phải bất cứ phản ứng nào bất thường, cần báo ngay cho bác sĩ để can thiệp kịp thời.

3. Xử lý khi dùng thiếu liều hay quá liều

Việc dùng thiếu liều thường không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng lại làm giảm kết quả điều trị. Nếu quên uống thuốc Bilaxten vào giờ quy định, bạn có thể uống ngay khi nhớ ra. Tuyệt đối tránh uống gấp đôi liều để bù lại liều đã quên.

Nếu bạn dùng quá liều, một số tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra. Lúc này bạn cần nhận được sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

4. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc xảy ra khi một số thành phần của thuốc phản ứng với các hoạt chất có trong nhóm thuốc khác. Điều này không chỉ khiến tác dụng điều trị suy giảm mà còn khiến bạn đứng trước nguy cơ gặp phải nhiều triệu chứng nghiêm trọng.

Tương tác thuốc bilaxten
Thuốc Bilaxten có thể tương tác với nhiều thuốc khác làm tăng nguy cơ phản ứng phụ

Thuốc Bilaxten có thể tương tác với một số loại thuốc sau đây:

  • Ketoconazole
  • Diltiazem
  • Erythromycin
  • Cyclosporine
  • Ritonavir
  • Rifampicin

Nội dung trên đây chưa bao quát hết các loại thuốc có thể tương tác với Bilaxten. Nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, kể cả vitamin hay thảo dược, bạn nên báo cho bác sĩ biết trước khi dùng Bilaxten. Bác sĩ sẽ có biện pháp phù hợp giúp bạn ngăn ngừa tương tác thuốc xảy ra.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin cần biết về thuốc Bilaxten. Loại kháng sinh này cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm khi đã dùng thuốc đúng cách, hãy báo ngay cho bác sĩ. Tránh việc tự ý thay đổi liều lượng hay ngưng dùng thuốc mà chưa nhận được bất cứ yêu cầu nào từ bác sĩ.

Tìm hiểu phương pháp cấy chỉ chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Phương Pháp Cấy Chỉ Chữa Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng

Ngoài việc dùng thuốc tây, áp dụng phương pháp cấy chỉ chữa bệnh viêm mũi dị ứng cũng được nhiều...

viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng là bệnh đường hô hấp thường gặp có thể kích hoạt ở bất cứ đối tượng...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt có tốt không? CHUYÊN GIA chỉ cách hay

Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, lá lốt có khả năng khắc phục tốt những bệnh lý liên quan...

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Viêm mũi dị ứng khác viêm xoang như thế nào?

Chứng viêm mũi dị ứng và viêm xoang là hai chứng bệnh tai - mũi - họng đặc biệt dễ...

Viêm mũi dị ứng để lâu

Viêm mũi dị ứng để lâu có sao không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp nhất trong số các bệnh về đường hô hấp. Nó gây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.