Thuốc Tiffy là thuốc gì?

Thuốc Tiffy thường được dùng điều trị các bệnh như cảm cúm, ho, sốt, viêm mũi, đau nhức,… Hiện nay, thuốc được bào chế ở hai dạng: viên nén và dung dịch sirô. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Tiffy là thuốc điều trị cảm cúm và các triệu chứng của cảm cúm.
Thuốc Tiffy là thuốc điều trị cảm cúm và các triệu chứng của cảm cúm.

  • Tên biệt dược: Tiffy;
  • Phân nhóm thuốc: Cảm cúm.

Những thông tin cần biết khi dùng thuốc Tiffy

1. Dạng bào chế và quy cách trình bày

Thuốc Tiffy hiện nay được bào chế ở 2 dạng:

  • Dạng viên nén: 4 viên/vỉ.
  • Dạng dung dịch sirô (syrup): dạng chai 30ml, 60ml.

Dạng viên nén được trình bày theo vỉ và được đóng gói trong hộp giấy. Dạng dung dịch sirô được đựng trong chai thủy tinh hoặc chai nhựa chứa 30ml, 60ml,… dung dịch Tiffy, có đóng gói hộp giấy bên ngoài.

2. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Tiffy bao gồm:

  • Paracetamol: Một loại thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt không chứa steroid.
  • Chlorpheniramine: Đây là một loại thuốc kháng các thụ thể hastamine H1 (gây đau ngứa do côn trùng cắn, gây giãn tĩnh mạch, gây viêm mũi dị ứng,…).
  • Phenylpropanolamine: Một loại thuốc tác động lên các tính mạch và động mạch trong cơ thể người dùng. Phenylpropanolamine thu hẹp các mạch máu, làm cho thông mũi, điều trị các bệnh về viêm mũi, nghẹt mũi.

3. Chỉ định

Thuốc Tiffy được dùng để điều trị các bệnh hoặc triệu chứng sau:

  • Cảm cúm;
  • Sốt;
  • Ho;
  • Nhức đầu;
  • Đau nhức khớp;
  • Viêm mũi dị ứng;
  • Sổ mũi;
  • Nghẹt mũi.

4. Chống chỉ định

Thuốc Tiffy không phù hợp dùng cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng;
  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Người bị cường giáp, tăng huyết áp;
  • Người bệnh mạch vành.
  • Đang trong thời gian sử dụng thuốc chống trầm cảm

Bạn chỉ được phép dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc Tiffy mà chưa được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh. Các bệnh nhân kể trên không nên dùng thuốc vì có thể gặp phải những hậu quả nguy hiểm khôn lường.

Tham khảo thêm: Các Loại Thuốc Cảm Cúm Và Thông Tin Cần Biết Khi Dùng

5. Cách dùng thuốc Tiffy

Đối với dạng viên nén

Bệnh nhân uống thuốc Tiffy trực tiếp với nước lọc, nước sôi để nguội. Không nên dùng thuốc với nước có chứa cafein, cồn hoặc có gas. Các loại nước kể trên có thể làm giảm khả năng hoạt động của thuốc hoặc làm mất tác dụng của thuốc khi vào cơ thể.

Thuốc Tiffy có tác dụng sốt, điều trị đau nhức, ho, cảm, sổ mũi,...
Thuốc Tiffy có tác dụng sốt, điều trị đau nhức, ho, cảm, sổ mũi,…

Đối với dạng dung dịch siro

  • Bước 1: Người dùng rót một lượng siro vừa đủ ra thìa hoặc cốc nhựa nhỏ.
  • Bước 2: Uống siro Tiffy.
  • Bước 3: Uống thêm nước lọc sau đó để tráng miệng. Không nên uống thuốc với nước có gas, cafein hoặc rượu bia.

6. Liều dùng

Đối với thuốc Tiffy ở dạng siro

  • Người lớn: 10ml/lần uống;
  • Trẻ nhỏ 1 tháng – 3 tuổi: 2,5ml – 5ml/lần uống;
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi: 5ml/lần uống;
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 5 – 10ml/lần uống.

Lưu ý, mỗi lần dùng thuốc cách nhau từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.

Đối với thuốc Tiffy ở dạng viên nén

Liều dùng ở người lớn:

  • Số lượng: 1 – 2 viên/lần uống;
  • Số lần: 2 – 3 lần/ngày.

Liều dùng ở trẻ nhỏ:

  • Số lượng: ½ viên/lần uống;
  • Số lần: 2 – 3 lần/ngày.

7. Bảo quản thuốc Tiffy

Để thuốc Tiffy không bị mất hoặc giảm tác dụng, bạn nên bảo quản thuốc theo chỉ dẫn sau:

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, nhiệt độ không quá 30 độ C;
  • Không lấy thuốc viên ra khỏi vỉ khi chưa có nhu cầu sử dụng. Để thuốc tiếp xúc quá lâu với môi trường không khí bên ngoài dễ làm thuốc bị ẩm mốc, nhiễm khuẩn, dễ bị giảm tác dụng của thuốc;
  • Đậy nắp lọ thuốc kỹ ngay sau khi dùng (đối với dạng sirô);
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Tham khảo thêm: Thuốc Brufen có tác dụng gì?

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Tiffy

1. Thận trọng

Người tham gia lái xe, điều khiển máy móc không nên dùng thuốc Tiffy. Bởi vì thuốc có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, buồn ngủ. Cách xử lý tốt nhất trong trường hợp này đó là bạn nên nghỉ ngơi sau khi đã uống Tiffy.

2. Tác dụng phụ của thuốc Tiffy

Thuốc điều trị cảm cúm Tiffy có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Buồn ngủ;
  • Chóng mặt;
  • Khô miệng;
  • Khô họng;
  • Phát ban;
  • Bí tiểu.

Trên đây chưa phải toàn bộ tác dụng ngoài ý muốn mà Tiffy có thể gây ra. Tác dụng phụ của thuốc còn tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi người, chúng có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện. Do đó, bạn nên thông báo với bác sĩ khi thấy xuất hiện các triệu chứng khó chịu để được khắc phục kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Tiffy tương kỵ với một số loại thuốc sau:

  • Rượu, các thức uống chứa cồn;
  • Các loại thuốc chống đông máu;
  • Các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng;
  • Thuốc chẹn beta Bisoprolol;
  • Thuốc trị tăng huyết áp.

Người dùng không nên sử dụng thuốc Tiffy với các loại thuốc kể trên. Bạn nên hỏi bác sĩ về cách xử lý nếu đang phải điều trị một bệnh khác bằng các loại thuốc kể trên.

Tương tác giữa hai loại thuốc sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người dùng!

Thuốc Tiffy không chỉ được bào chế ở dạng viên nén mà còn được bào chế ở dạng dung dịch sirô.
Thuốc Tiffy không chỉ được bào chế ở dạng viên nén mà còn được bào chế ở dạng dung dịch sirô.

4. Cách xử lý khi dùng quá liều

Dùng thuốc Tiffy quá liều có thể gây tổn thương cho gan. Do đó, bạn không nên lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc quá liều để rút ngắn thời gian điều trị. Hãy dùng thuốc điều độ theo chỉ định trong toa thuốc của bác sĩ.

Nếu nghi ngờ dùng thuốc quá liều và nhận thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào, bạn nên đến gặp bác sĩ để thông báo càng sớm càng tốt.

5. Khi nào nên ngưng dùng thuốc Tiffy?

Bạn nên ngưng dùng thuốc Tiffy khi:

  • Chuyên viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa yêu cầu ngưng uống thuốc, bạn nên thực hiện theo và tuân thủ những hướng dẫn của họ sau đó (nếu có);
  • Khi triệu chứng của bệnh cảm, viêm mũi dị ứng, sổ mũi, ho, đau nhức,… đã khỏi hẳn, bạn nên ngưng dùng Tiffy. Việc tiếp tục dùng thuốc Tiffy không mang lại lợi ích cho sức khỏe;
  • Khi dùng thuốc một thời gian và không thấy dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên ngưng dùng và đến gặp bác sĩ để tái khám.

6. Giảm nguy cơ cảm cúm, tăng cường hệ miễn dịch nhờ thực phẩm bổ sung

Cảm cúm là hiện tượng thường gặp, đặc biệt ở một quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Chính vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức phòng bệnh hơn chữa bệnh, bảo vệ thể chất toàn diện, xây dựng một chế độ dinh dưỡng và tập luyện lành mạnh để giảm bớt nguy cơ gây hại từ môi trường xung quanh. 

Theo các chuyên gia y tế, một trong những thói quen chăm sóc sức khỏe cần được thực hiện hàng ngày chính là bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu qua các loại thực phẩm bổ sung dạng viên uống. Trong đó, các loại vitamin A, C, D, E và các khoáng chất như kẽm, sắt, magie được đánh giá cao về hiệu quả, thúc đẩy khả năng phục hồi thể trạng, nâng cao cơ chế phòng bệnh của cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, cảm cúm,…

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng cúm khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết

Tiêm phòng cúm khi mang thai là một trong những giải pháp hữu ích nhất giúp mẹ bầu thoát khỏi...

7 cách trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả – Không cần thuốc

Những cách trị cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc được nhiều chị em ưu tiên áp dụng để...

Cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau như thế nào?

Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

Cảm cúm và dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện tương tự nhau. Do đó không ít người...

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên không?

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý ? Nên chọn loại nào ?

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm sạch chất nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn bám trong mũi....

Trẻ bị cảm lạnh, cúm: Cha mẹ cần phải làm gì?

Các triệu chứng ho, nghẹt mũi… có thể trẻ đang phải đối mặt với bệnh cảm lạnh, cúm. Điều này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *