Thuốc Thymorosin là thuốc gì? Liều dùng thuốc như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Thymorosin được chỉ định sử dụng để cải thiện các triệu chứng lâm sàng ở một số bệnh lý như viêm mũi dị ứng, dị ứng thực phẩm, nhiễm trùng và cải thiện chức năng miễn dịch ở người già. Để biết rõ hơn thông tin về loại thuốc này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết được chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Thuốc Thymorosin là thuốc gì? Thuốc có những công dụng như thế nào?
Thuốc Thymorosin là thuốc gì? Thuốc có những công dụng như thế nào?
  • Tên biệt dược: Thymorosin
  • Phân nhóm: Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
  • Dạng bào chế: Dung dịch

I. Những thông tin cần thiết về thuốc Thymorosin

1. Thành phần thuốc

Trong mỗi lọ thuốc Thymorosin có chứa các thành phần sau:

  • Thành phần dược chất: Thymorosin (300 mg)
  • Thành phần tá dược: Acid citric, glycerin, seccarose, ethyl vanilin, mathyl paraben, aspartam, propyl paraben,… (50 mg)

2. Công dụng

Thuốc Thymorosin được sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả người lớn, người cao tuổi và trẻ em với những công dụng như sau:

  • Điều trị viêm mũi dị ứng
  • Hỗ trợ điều trị và phòng tránh tái phát dị ứng thực phẩm
  • Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do virus, điển hình như các bệnh lý về đường hô hấp ở người lớn và trẻ em, bệnh viêm gan
  • Cải thiện các triệu chứng lâm sàng ở các đối tượng nhiễm HIV/ AIDS
  • Hỗ trợ tăng cường và kích thích hệ miễn dịch đã suy giảm ở người già, người cao tuổi
  • Điều trị chứng giảm bạch cầu gây ra bởi các tác nhân gây độc với xương tủy và kiểm soát hệ miễn dịch cho xương tủy
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị ở một số bệnh nhân ung thư, giảm bớt sự hư hại tủy xương
  • Điều hòa miễn dịch, giảm các phản ứng tự miễn như: viêm khớp dạng thấp

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc Thymorosin. Những đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thuốc, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng, để tránh các biến chứng xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

4. Cách dùng

Thuốc Thymorosin được bào chế dạng dung dịch lỏng. Do đó, dùng thuốc chủ yếu bằng đường uống, không sử dụng thuốc để tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Người bệnh nên sử dụng thuốc bằng dụng cụ đo lường được nhà sản xuất cung cấp trong mỗi hộp thuốc và cần được làm sạch sau mỗi lần sử dụng.

5. Liều dùng

Liều dùng thuốc Thymorosin được đề nghị sử dụng tương ứng với từng đối tượng, từng bệnh lý cụ thể như sau:

+ Liều dùng điều trị viêm mũi dị ứng:

  • Dùng 120 mg/ ngày
  • Thời gian sử dụng: 4 tháng

+ Liều dùng hỗ trợ ngăn ngừa tái phát bệnh nhiễm khuẩn hô hấp ở người lớn và trẻ em:

  • Liều dùng: Dùng 120 mg/ ngày
  • Thời gian sử dụng: 4 – 6 tháng

+ Liều dùng hỗ trợ phòng tránh tái phát dị ứng thực phẩm:

  • Liều dùng: Dùng 120 mg/ ngày
  • Thời gian sử dụng: 3 – 6 tháng

+ Liều dùng hỗ trợ điều trị các chứng lâm sàng ở các đối tượng HIV/ AIDS:

  • Liều dùng: Dùng 60 mg/ ngày
  • Thời gian sử dụng: 50 ngày

+ Liều dùng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho người già, người cao tuổi:

  • Liều dùng: Dùng 160 mg/ ngày
  • Thời gian sử dụng: 6 tuần
Thuốc Thymorosin được khuyến cáo sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc Thymorosin được khuyến cáo sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ

6. Bảo quản thuốc

Thuốc Thymorosin được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nơi ẩm ướt. Thuốc cần được cất trữ ở vị trí cách xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú nuôi. Lưu ý, người sử dụng nen đậy kín nắp chai sau mỗi lần sử dụng để tránh bụi bẩn hoặc các vi khuẩn gây hại xâm nhập.

Người bệnh không được sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc dung dịch chuyển màu, có dấu hiệu hư hỏng. Không tự ý vứt bỏ thuốc vào sọt rác, bồn cầu hoặc đường dẫn nước. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ nhân viên y tế để biết cách xử lý thuốc đúng cách.

II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Thymorosin

1. Thận trọng khi sử dụng

Ngoài việc sử dụng thuốc đúng bệnh lý, đúng liều lượng, bạn độc cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng thuốc cho những đối tượng quá mẫn cảm với thuốc.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Thymorosin cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Thuốc có thể gây hại đến thai nhi hoặc con trẻ khi đối tượng trên sử dụng thuốc. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc và cũng không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được phép.
  • Thuốc có thể gây chóng mặt, hoa mắt, giảm thị giác ở một số đối tượng. Do đó, cần thận trọng khi vận hành máy móc hoặc điều khiển các phương tiện giao thông.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Thymorosin cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang trong quá trình cho con bú
Thận trọng khi sử dụng thuốc Thymorosin cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang trong quá trình cho con bú

2. Tác dụng phụ của thuốc

Một số biểu hiện của tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Thymorosin:

  • Phát ban da
  • Nổi mề đay
  • Mẩn ngứa
  • Nôn, buồn nôn
  • Chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt

Nhưng đây chỉ là danh sách tạm thời, không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Trong quá trình sử dụng thuốc Thymorosin, người bệnh gặp phải bất kỳ các triệu chứng bất thường nào nên ngưng sử dụng thuốc và tìm đến bác sĩ để được theo dõi và giúp đỡ kịp thời. Tuy nhiên, không phải đa số người sử dụng thuốc nào cũng mắc phải, các triệu chứng nhẹ hay nghiêm trọng còn tùy thuộc vào từng cơ địa. Những triệu chứng nhẹ có thể dần tiêu biến và tự khỏi sau một vài ngày. Do đó, người bệnh cũng đừng quá lo sợ khi gặp các triệu chứng trên.

3. Tương tác thuốc

Trong một nghiên cứu cho rằng, khi phối hợp sử dụng thuốc Thymorosin với quá hóa trị liệu cho thấy tác dụng phụ dần được giảm thiểu và tăng thời gian sống sót ở một số bệnh nhân bị ung thư.

Bên cạnh đó người bệnh cũng nên thận trọng sử dụng thuốc Thymorosin đồng thời với các loại thuốc khác. Thuốc có thể mất tác dụng, ức chế quá trình hoạt động của thuốc hoặc làm gia tăng sự ảnh hưởng của tác dụng phụ. Chính vì thế, người bệnh nên báo cáo cho bác sĩ hoặc dược sĩ được biết tất cả các thông tin về những loại thuốc đang sử dụng kể cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.

4. Trên thị trường, thuốc Thymorosin được bán với giá bao nhiêu?

Thuốc Thymorosin do công ty Cổ phần Dược phẩm TW3 – Việt Nam sản xuất và phân phối rộng rãi trên thị trường hiện này. Thuốc Thymorosin là thuốc bán theo đơn với mức giá là 430.000 đồng/ lọ 50 ml. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, không phải là giá niêm yết của nhà sản xuất. Mức giá có thể lên hoặc xuống tùy vào chính sách của địa chỉ bán. Tốt nhất, bạn nên hỏi giá trước khi mua để tránh bị hố.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc cho bạn đọc những câu hỏi liên quan đến thuốc Thymorosin cũng như một số lưu ý khi sử dụng. Tuy nhiên, những thông tin được chúng tôi đề cập trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp phải các triệu chứng bất thường không rõ nguyên do nào, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ.

Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Trầu Không

Với tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, lá trầu không có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng ở đường hô...

Dùng gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng đơn giản lại rẻ tiền

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng thường xuyên tái phát, gây ảnh hưởng đến...

Phác đồ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng chuẩn chỉnh từ CHUYÊN GIA Tai mũi họng

Phác đồ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bao gồm việc sử dụng thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm...

bị viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu

Bị viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm mũi dị ứng thường kích hoạt nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến mũi. Trong...

Cha mẹ học cách xử lý bệnh “Viêm mũi dị ứng ở trẻ em”

Tỷ lệ viêm mũi dị ứng ở trẻ em ngày càng tăng. Nhìn chung, 80% bệnh nhân được chẩn đoán là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.