Thuốc Beclometason: Chỉ định, Liều dùng và Tác dụng phụ

Thuốc Beclometason là một glucocorticoid tổng hợp có tác dụng chống viêm mạnh. Thuốc được dùng để dự phòng cơn hen cấp, dị ứng da, điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, chứng sổ mũi theo mùa.

thuốc beclomethasone (dipropionate)
Thuốc Beclometason là một glucocorticoid tổng hợp có tác dụng chống viêm mạnh

  • Tên thuốc: Beclometason
  • Tên khác: Beclometasone
  • Phân nhóm: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp

Những thông tin cần biết về thuốc Beclometason

1. Tác dụng

Beclometason là một glucocorticoid tổng hợp có tác dụng chống viêm mạnh. Tác dụng chống viêm của Beclometason mạnh hơn nhiều lần so với Hydrocortisone.

Beclometason ở dạng khí dung ít gây ra tác dụng phụ toàn thân, vì khi được hấp thu vào bên trong, thuốc bị chuyển hóa nhanh và mất hoạt tính trong thời gian ngắn.

Beclometason được dùng để điều trị dự phòng cơn hen cấp nhưng không có tác dụng cải thiện cơn hen đã bùng phát. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn được sử dụng ở ngoài da dưới dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài.

2. Chỉ định

Thuốc Beclometason được dùng trong những trường hợp sau đây:

  • Phòng ngừa hen phế quản
  • Bệnh nhân hen suyễn mức độ vừa không đáp ứng với thuốc giãn phế quản kết hợp với natri cromoglycat
  • Điều trị dự phòng hen cho trẻ em
  • Dị ứng da
  • Bệnh nhân hen suyễn nhẹ và giảm hiệu lực với thuốc giãn phế quản
  • Bệnh nhân hen suyễn nặng phụ thuộc vào hormone tuyến thượng thận hoặc corticoid toàn thân
  • Phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, chứng sổ mũi theo mùa
  • Ngăn ngừa tái phát polyp mũi sau khi cắt bỏ

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Beclometason cho những đối tượng sau:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Niêm mạc mũi hoặc các cơ quan lân cận bị nhiễm khuẩn

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Thuốc khí dung – 50microgam, 10 microgam, 200microgam (ống xịt 40 lần, 120 lần và 200 lần)
  • Viên nang – 100microgam, 200microgam, 400microgam
  • Bột hít – 100microgam, 200microgam, 400microgam/ nang

Một số dạng bào chế có hàm lượng cao:

  • Hỗn dịch phun sương – 50microgam/ ml (ống 10ml)
  • Kem và thuốc mỡ – 0.025%
  • Khí dung – 250microgam, 400microgam (lọ 200 lần xịt)
  • Hỗn dịch phun mũi – 50microgam (ống 200 lần xịt)

Tham khảo thêm: Ventolin Nebules là thuốc gì?

5. Cách sử dụng – liều dùng

Hầu hết các dạng bào chế của Beclometason đều được dùng trực tiếp ở mũi. Riêng với dạng viên, thuốc được sử dụng qua đường uống. Còn với dạng thuốc mỡ và kem bôi, bạn nên sử dụng trực tiếp lên vùng da cần điều trị.

thuốc xịt mũi beclomethasone
Thuốc Beclometason được sử dụng trực tiếp ở mũi, da và đường uống

Liều lượng của thuốc Beclometason không cần phải điều chỉnh cho bệnh nhân cao tuổi, người suy giảm chức năng gan và thận.

Liều dùng thông thường khi điều trị và dự phòng cơn hen

  • Dùng 100microgam dạng bột hít
  • Hoặc 50microgam dạng khí dung

Liều dùng cụ thể khi sử dụng thuốc Beclometason dạng khí dung

Người lớn:

  • Dùng 400microgam/ ngày, chia thành 2 – 4 lần
  • Trong trường hợp cần thiết, có thể bắt đầu với liều 600 – 800microgam và điều chỉnh liều
  • Liều dùng tối đa: 2mg/ ngày

Trẻ em:

  • Dùng 50 – 100microgam/ 2 – 4 lần/ ngày
  • Hoặc dùng 100 – 200microgam/ 2 lần/ ngày

Nếu dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên dùng thuốc hít dạng phun sương

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Dùng 50microgam/ 2 – 4 lần/ ngày
  • Trẻ từ 1 – 12 tuổi: Dùng 100microgam/ 2 – 4 lần/ ngày

Liều dùng cụ thể khi sử dụng thuốc Beclometason dạng bột hít

  • Người lớn: Dùng 200microgam/ 2 – 4 lần/ ngày hoặc dùng 400microgam/ 2 lần/ ngày
  • Trẻ em: Dùng 100microgam/ 2 – 4 lần/ ngày hoặc dùng 200microgam/ 2 lần/ ngày

Hầu hết các bệnh nhân hen suyễn đều có tiến triển tốt sau 1 – 4 tuần lễ sử dụng thuốc Beclometason. Nếu kết quả kém, có thể tăng liều hoặc sử dụng phối hợp với Corticoid. Trong trường hợp có nhiễm khuẩn, phải dùng với thuốc kích thích beta và kháng sinh.

Liều dùng thông thường khi điều trị các triệu chứng viêm mũi (không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi)

  • Trẻ em và người lớn: Dùng 50microgam/ lần cho mỗi bên lỗ mũi. Ngày dùng khoảng 3 – 4 lần, liều dùng tối đa khoảng 400microgam/ ngày.
  • Thời gian điều trị: 2 – 3 tuần, nếu không có kết quả phải ngưng sử dụng.

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm da

  • Thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị
  • Sử dụng 1 – 2 lần/ ngày

6. Bảo quản

Giữ thuốc Beclometason trong nhiệt độ từ 15 – 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao. Riêng với dạng hỗn dịch nước phun mũi, cần giữ ở nhiệt độ từ 2 – 30 độ C.

Tham khảo thêm: Thuốc Givet 10 là thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Beclometason

1. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân lao phổi tiềm ẩn hoặc tiến triển vì thuốc có thể ức chế khả năng miễn dịch của cơ thể.

Cần phải dùng Beclometason đều đặn ngay cả khi không có triệu chứng lâm sàng. Việc quên dùng thuốc có thể khiến triệu chứng bùng phát và bắt buộc phải tiến hành thêm các phương pháp điều trị khác.

thuoc xit beclomethasone
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng chế phẩm có chứa Beclometason

Để tăng tác dụng của thuốc, có thể dùng thuốc kích thích tụ thể beta 2 (Terbutalin và Salbutamol) nhằm giãn phế quản. Đối với trường hợp bệnh nhân hen suyễn nặng, cần theo dõi chặt chẽ và sử dụng phối hợp với Corticoid trong trường hợp cần thiết.

Thuốc Beclometason không có tác dụng cải thiện các cơn hen cấp tính. Trong trường hợp này cần sử dụng thuốc giãn phế quản đường hít để cải thiện triệu chứng. Tác dụng của thuốc sẽ phát huy sau khoảng 10 – 14 ngày sử dụng đều đặn.

Thực nghiệm trên súc vật cho thấy Corticosteroid có thể gây khiếm khuyết và làm chậm phát triển thai nhi. Do đó không khuyến cáo Beclometason cho phụ nữ mang thai. Trước khi sử dụng Beclometason cho phụ nữ đang cho con bú, cần xem xét giữa lợi ích và nguy cơ.

Tham khảo thêm: Thuốc Theophylin là thuốc gì?

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thông thường:

  • Nhiễm nấm Candida họng và miệng

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Phản ứng phản vệ
  • Mề đay
  • Ngứa da
  • Phản ứng dị ứng
  • Ban đỏ
  • Co thắt phế quản

Tác dụng phụ trong điều trị viêm mũi:

  • Chảy máu cam
  • Đau cơ
  • Viêm họng
  • Nóng ở mũi
  • Ho
  • Viêm màng tiếp hợp
  • Ù tai

Để giảm nguy cơ nhiễm nấm Candida và đau họng, bạn nên súc miệng sau khi hít thuốc. Trong trường hợp đã nhiễm nấm, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc chống nấm tại chỗ và vẫn duy trì việc dùng Beclometason.

Việc tự ý khắc phục các tác dụng phụ của Beclometason có thể gây ra những tình huống rủi ro. Vì vậy bạn nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Quá liều và cách xử lý

Quá liều thuốc Beclometason có hai dạng – cấp tính và mãn tính.

  • Quá liều cấp tính là tình trạng sử dụng 1 – 2 liều cao dẫn đến hiện tượng suy giảm chức năng tuyến thượng thận nhất thời. Trong trường hợp này, không nhất thiết phải tiến hành xử lý.
  • Quá liều mãn tính là tình trạng dùng gấp đôi liều dùng tối đa trong nhiều tuần đến nhiều tháng, khiến tuyến thượng thận bị teo và suy giảm chức năng. Với trường hợp này, cần chuyển sang sử dụng steroid toàn thân. Khi thể trạng ổn định, bạn có thể sử dụng lại thuốc Beclometason.

Beclometason có sẵn ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm thuốc hít, kem, thuốc mỡ, thuốc xịt mũi và viên nén. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

9 lý do khiến bạn không thể kiểm soát được bệnh hen suyễn

Sự thay đổi của thời tiết, lông vật nuôi, sử dụng rượu bia... có thể là nguyên nhân khiến cho...

Hiểu hơn về chứng hen suyễn nặng và cách điều trị

Hen suyễn nặng là một trong những biến chứng của bệnh hen suyễn. Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn...

Khói thuốc lá ảnh hưởng đến người bệnh hen suyễn như thế nào?

Thuốc lá được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Các thành phần độc hại...

Hen suyễn ở người lớn tuổi và những điều cần biết

Hen suyễn ở người lớn tuổi: Những thông tin cần biết và cách điều trị

Mặc dù cũng là bệnh hen nhưng hen suyễn ở người lớn tuổi lại có những đặc điểm khác biệt...

Các loại tinh dầu có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính ở phế quản, gây viêm và sưng đường hô hấp, từ đó dẫn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *