Ventolin Nebules là thuốc gì?

Với bệnh nhân bị bệnh hen suyễn thì việc dùng dung dịch khí dung Ventolin Nebules có lẽ đã quá quen thuộc. Tuy nhiên cần phải tìm kiểu kĩ cách sử dụng cũng như những tác dụng phụ có thể gặp phải để có thể hiểu hơn về loại thuốc này. 

thuốc Ventolin Nebules
Thuốc Ventolin Nebules chuyên được dùng cho bệnh nhân bị hen suyễn

  • Hoạt chất: Salbutamol
  • Tên thương hiệu: Ventolin Nebules
  • Dạng bào chế: Dung dịch khí dung
  • Phân loại: thuốc điều trị hen suyễn

Vài thông tin về thuốc Ventolin Nebules

Bác sĩ vẫn hay kê loại thuốc này cho bệnh nhân bị hen suyễn, nhưng có lẽ không phải ai cũng hiểu hết những thông tin cơ bản nhất về loại thuốc này. Cụ thể đó là những thông tin như sau:

1. Thành phần

Salbutamol (được bào chế dưới dạng Salbutamol sulfat)

2. Chỉ định

Chuyên dùng để điều trị những cơn co thắt phế quản đồng thời giúp điều trị những cơn hen xuất hiện đột ngột.

3. Dược lực, cơ chế hoạt động

Trong thành phần của thuốc có chứa nhiều hoạt chất Salbutamol sulfate là chất có khả năng kích thích β-adrénergique giúp tác động lên các cơ phế quản mà không tác động lên các thụ thể ở tim. Chính vì vậy mà giúp điều trị co thắt phế quản. Tức là dùng để điều trị cho bệnh nhân bị co thắt phế quản đang bị tim và cao huyết áp. Ngoài ra thuốc còn giúp ngăn ngừa sự phóng thích histamin gây hại, làm tạm ngưng sự kết hợp giữa các tác nhân có thể gây ra phản ứng dị ứng. Đây có thể được xem là cách để ngăn ngừa triệu chứng của hội chứng suyễn dị ứng.

sử dụng thuốc Ventolin Nebules
Cần phải sử dụng thuốc Ventolin Nebules đúng cách thì mới có hiệu quả

4. Chống chỉ định

Không sử dụng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Đồng thời, không dùng kết hợp thuốc chống trầm cảm.

5. Cách sử dụng và liều dùng

Người bệnh cần phải hỏi kĩ bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để tránh tình trạng sử dụng không đúng cách.

Thông thường cả người lớn và trẻ em đều có thể hít 2.5 mg Ventolin Nebules. Trong trường hợp cần thiết có thể tăng lên 5mg và có thể dùng khoảng 4 lần mỗi ngày.

Chú ý không được dùng thuốc để tiêm hoặc uống và phải dùng với máy khí dung. Khi sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ.

Thông thường có thể pha loãng Ventolin Nebules với nước muối sinh lý rồi bỏ vào máy khí dung.

6. Cách bảo quản thuốc

Bất cứ loại thuốc nào cũng có cách bảo quản khác nhau để đảm bảo hiệu quả của thuốc không thay đổi. Với trường hợp thuốc Ventolin Nebules thì cần phải bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Chú ý khi mở thuốc phải ghi rõ ngày đã mở và không được sử dụng khi đã mở quá 3 tháng.

Không được sử dụng sản phẩm đã quá hạn sử dụng, có dấu hiệu thay đổi màu khi sử dụng. Vì thuốc có thể đã bị biến chất làm ảnh hưởng đến khả năng điều trị bệnh.

Tham khảo thêm: Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Những điều lưu ý khi sử dụng thuốc Ventolin Nebules

Để thuốc Ventolin Nebules có hiệu quả sử dụng tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một vài điều như sau:

1. Khuyến cáo khi dùng

Chỉ nên dùng thuốc với bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ. Với trường hợp nặng và các biểu hiện không ổn định thì không nên sử dụng.

Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Khi đang sử dụng mà phát hiện có thai thì nên báo cho bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Cần phải báo cho bác sĩ về loại thuốc mà bạn đang sử dụng để tránh tình trạng tương tác thuốc.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Ventolin Nebules có thể gặp phải tác dụng phụ làm cơ thể có biểu hiện run, đau đầu, bồn chồn, khó ngủ, buồn nôn, mệt mỏi. Ngoài ra có thể gặp phải những trường hợp hiếm gặp như: Mặt đỏ, tức ngực, buồn ngủ, khó tiểu.

Tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân mà thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ khác nhau. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng phải ngưng ngay việc sử dụng thuốc và liên lạc ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp.

3. Tương tác thuốc

Thuốc có khả năng tương tác với các loại thuốc khác làm thay đổi công dụng cũng như hoạt động của thuốc. Chính vì vậy cần phải cẩn trọng và báo cho bác sĩ loại thuốc mà bạn đang dùng để tránh tình trạng tương tác chéo giữa các loại thuốc. Kể cả thuốc không kê toa, thuốc đông y hoặc thực phẩm chức năng.

Thông thường không được dùng thuốc Ventolin Nebules với thuốc chẹn beta như proparnolol. Đồng thời thuốc thường không được khuyến khích khi bệnh nhân sử dụng thuốc an thần.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Khi không may quên liều thì nên nhanh chóng dùng sang liều tiếp theo mà tuyệt đối không được dùng gấp đôi liều để bù lại vì dễ gây quá liều.

Trường hợp quá liều khi dùng thuốc Ventolin Nebules có thể làm giảm kali huyết thanh trong cơ thể. Lúc này không nên chần chừ mà phải đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý. Đặc biệt là khi có triệu chứng khò khè, khó thở.

Không nên sử dụng khi có các biểu hiện như run nhẹ, tim đập nhanh và đau đầu, hạ đường huyết. Khi có các biểu hiện bất thường nên ngưng ngay việc sử dụng thuốc và tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo về công dụng cũng như cách sử dụng của thuốc Ventolin Nebules. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xung quanh loại thuốc này thì bạn hãy liên lạc với bác sĩ để được giải đáp cặn kẽ hơn.

Có thể bạn quan tâm

bệnh hen suyễn tái phát vào mùa lạnh

Vì sao hen suyễn dễ tái phát vào mùa lạnh? Nên làm gì để điều trị?

Hen suyễn là một trong những bệnh thường gặp nhất ở hệ hô hấp, bệnh có xu hướng dễ tái...

Hen suyễn về đêm và các thông tin cần biết

Hen suyễn về đêm: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Các triệu chứng của hen suyễn về đêm như tức ngực, khó thở, ho,... sẽ khiến cho người bệnh không...

Mật ong và tác dụng điều trị hen suyễn: Bạn đã biết chưa?

Với đặc tính nổi bật là khả năng chống viêm, chống oxy hóa và tăng cường chức năng hệ miễn dịch...

Biến chứng bệnh hen suyễn

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khi không sớm phát hiện...

Tìm hiểu các cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ

8 cách giúp con bạn kiểm soát bệnh hen suyễn

Không ít các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, bất an, khi con của mình bị hen suyễn. Vì...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *