Thuốc trị viêm phổi Acetylcystein

Acetylcystein được sử dụng để điều trị các bệnh lý như khí phế thũng, viêm phế quản, xơ nang, viêm phổi. Không nên sử dụng Acetylcystein nếu như bạn không biết tất cả các hướng dẫn về thuốc này.

Acetylcystein
Thuốc Acetylcystein là một loại thuốc kê đơn
  • Tên hoạt chất: Acetylcysteine
  • Tên biệt dược: Acetylcystein

I. Thông tin về thuốc Acetylcystein

1. Dạng bào chế

  • Viên sủi uống
  • Dung dịch tiêm
  • Dung dịch hít

2. Công dụng

Acetylcystein là một loại thuốc giúp phá vỡ chất nhầy, đồng thời là chất bôi trơn nhiều bộ phận của cơ thể như miệng, cổ họng và phổi.

Acetylcystein dung dịch hít được sử dụng để làm loãng và lỏng chất nhầy trong đường thở do một số bệnh lý về phổi như khí phế thũng, viêm phế quản, xơ nang, viêm phổi. Tác dụng này giúp bạn làm sạch chất nhầy từ phổi nên thở dễ dàng hơn. Nó cũng được sử dụng trong phẫu thuật, gây mê, xét nghiệm cổ họng hoặc phổi.

Acetylcystein dạng uống được sử dụng để ngăn ngừa tổn thương gan từ việc dùng acetaminophen quá liều hoặc ngăn ngừa tổn thương thận do thuốc nhuộm từ các xét nghiệm X-quang.

3. Cách sử dụng

Acetylcystein là một loại thuốc theo toa, do đó người bệnh nên dùng nó theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng liều, giảm liều, dùng lâu hơn hoặc ngưng sử dụng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Thuốc dạng sủi bọt chỉ được dùng bằng đường uống, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

  • Hòa tan số lượng thuốc được chỉ định cùng với nước.
  • Nếu bạn nặng hơn 19kg nhưng dưới 60kg thì hãy dùng 150ml nước.
  • Nếu bạn nặng từ 60kg trở lên thì hãy sử dụng 300ml nước.
  • Sau khi các viên thuốc được hòa tan hoàn toàn, hãy uống dung dịch ngay lập tức hoặc uống trong vòng 2 giờ.
  • Nếu bạn nặng từ 19kg trở xuống, hãy hỏi bác sĩ về lượng mà bạn cần dùng để hòa tan thuốc.

Với dạng dung dịch hít, bạn hãy sử dụng máy phun, máy này sẽ biến thuốc thành một màn sương để hít vào bằng đường miệng. Chỉ nên sử dụng thuốc với máy phun làm bằng nhựa hoặc thủy tinh. Làm sạch máy phun sau mỗi lần sử dụng, nếu bạn không vệ sinh máy phun đúng cách nó có thể bị tắc và không tạo ra màn sương thuốc để hít.

Dung dịch đậm đặc của acetylcystein nên được trộn với nước muối hoặc nước vô trùng thông thường. Thuốc cần được sử dụng trong vòng 1 giờ. Sau khi mở chai, thuốc có thể thay đổi màu thành tím nhạt, tuy nhiên nó sẽ không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Mùi của thuốc có thể hơi khó chịu nhưng nó rất nhanh biến mất.

Đặc biệt, bạn không nên trộn Acetylcystein với các loại thuốc hít khác, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất để sử dụng đúng cách, người bệnh nên thực hiện theo các hướng dẫn của nhà sản xuất một cách cẩn thận.

4. Liều dùng

Liều lượng và tần suất dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi, tình trạng đang được điều trị, mức độ nghiêm trọng,… Do đó, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ để được chỉ định liều lượng cụ thể.

+ Đối với dạng hít:

  • Làm loãng hoặc hòa tan chất nhầy trong phổi: 3 đến 5 ml dung dịch 20% hoặc 6 đến 10 mL dung dịch 10% được sử dụng trong máy phun ba hoặc bốn lần một ngày.
  • Để sử dụng trong các xét nghiệm để chẩn đoán các vấn đề về phổi: 1 đến 2 mL dung dịch 20% hoặc 2 đến 4 mL dung dịch 10% dùng để hít hoặc đặt trực tiếp vào khí quản hai hoặc ba lần trước khi thực hiện xét nghiệm.

+ Dạng uống

  • Người lớn và thanh thiếu niên trên 12 tuổi: 200 mg 3 lần một ngày. Liều tối đa hàng ngày được đề nghị 600 mg/ngày.
liều dùng Acetylcystein
Liều lượng sử dụng Acetylcystein còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố

5. Chống chỉ định và thận trọng

Acetylcystein chống chỉ định với những người bệnh quá mẫn cảm với hoạt chất, chất hóa học tương tự như carbocisteine, erdosteine, mecysteine hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào khác của thuốc. Người mắc bệnh phenylketon niệu cũng không nên sử dụng vì trong thuốc có chứa aspartame.

Để xác định có nên sử dụng thuốc này hay không, người bệnh hãy cho bác sĩ biết nếu như:

  • Bạn đang sử dụng một loại thuốc kê toa, không kê toa, vitamin, thảo dược hoặc chất bổ sung dinh dưỡng khác
  • Bị hen suyễn
  • Đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Acetylcystein

1. Khuyến cáo

  • Bệnh nhân bị hen phế quản nên được theo dõi chặt chẽ trong khi điều trị. Nếu xảy ra co thắt phế quản thì nên ngừng điều trị.
  • Thuốc này có thể hóa lỏng dịch tiết phế quản đồng thời tăng thể tích của chúng khiến bệnh nhân khó thở.
  • Thuốc này có chứa sorbitol, bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp như không dung nạp fructose không nên dùng thuốc này.
  • Acetylcystein có thể khiến kết quả xét nghiệm so màu để xác định salicylat bị nhiễu.
  • Acetylcystein có thể can thiệp vào các xét nghiệm tìm ketone trong nước tiểu.

2. Tác dụng phụ

Acetylcystein có thể gây ra một số tác dụng phụ. Hãy nói với bác sĩ nếu như các triệu chứng này nghiêm trọng, không biến mất, không được cải thiện hoặc kéo dài.

+ Tác dụng phụ phổ biến

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Sổ mũi
  • Sưng bên trong miệng
  • Viêm họng
  • Buồn ngủ

+ Tác dụng phụ nghiêm trọng

  • Tức ngực
  • Khò khè
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Ho ra máu
  • Phát ban
  • Ngứa

Thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ khác không được liệt kê. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất cứ triệu chứng nào khiến bạn lo lắng.

Đây là những thông tin quan trọng về thuốc Acetylcystein. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về liều lượng hoặc cách sử dụng thuốc này thì hãy hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Dùng Dầu Dừa Chữa Viêm Họng Có Thực Sự Hiệu Quả?

Dùng dầu dừa chữa viêm họng sẽ có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ nhanh chóng các tác nhân gây...

Nội soi phế quản – những điều mà bạn nên biết

Bác sĩ hay chỉ định nội soi phế quản để kiểm tra hoạt động của các cơ quan trong phổi,...

Khói thuốc lá ảnh hưởng đến người bệnh hen suyễn như thế nào?

Thuốc lá được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Các thành phần độc hại...

viêm thanh quản xuất tiết

Viêm thanh quản mạn tính xuất tiết là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản mãn tính xuất tiết là tình trạng nhiễm trùng kéo dài ở thanh quản đi kèm với...

7 mẹo chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh

Chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh thường chỉ định áp dụng cho các trường hợp bị viêm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *