Thuốc Locoid Cream: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Locoid Cream là một loại thuốc dạng kem bôi ngoài, dùng để điều trị các chứng bệnh về da liễu như chàm, viêm da, dị ứng, nổi mẩn ngứa… Hiểu rõ những thông tin về loại thuốc này sẽ giúp cho bạn biết cách dùng thuốc được an toàn và hiệu quả.

Tìm hiểu rõ các thông tin về kem Locoid Cream giúp bạn dùng thuốc an toàn hiệu quả
Tìm hiểu rõ các thông tin về kem Locoid Cream giúp bạn dùng thuốc an toàn hiệu quả
  • Tên chung: Hydrocortison tại chỗ.
  • Tên thương hiệu: Tên biệt dược.
  • Dạng thuốc: Kem bôi ngoài.

I/ Thông tin về Locoid cream

1. Thành phần

Hydrocortisone butyrate

2. Chỉ định

Kem Locoid được chỉ định điều trị cho các trường hợp bị viêm da do các bệnh về da liễu gây ra như chàm, vẩy nến, các phản ứng dị ứng… Ngoài ra, chúng cũng được dùng với nhiều mục đích khác mà không được chúng tôi đề cập đến. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy trao đổi với các bác sĩ của bạn.

3. Chống chỉ định

Locoid Cream chống chỉ định với những trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

4. Liều dùng

Dùng kem Locoid ® (hydrocortisone butyrate) 0,1% để thoa một lớp thật mỏng lên vùng da bị tổn thương từ 2 – 3 lần/ ngày, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bạn đang mắc phải.

Các biện pháp che chắn vết thương thường được chỉ định cho các trường hợp mắc bệnh vẩy nến, nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh hoặc ngăn chặn nguy cơ tái phát. Nhưng nếu bị nhiễm trùng, bạn nên ngưng việc che chắn các vị trí bị tổn thương và phải áp dụng các liệu pháp để khắc phục tình trạng này.

5. Cách dùng

Cần phải tuân thủ đúng theo những chỉ định của bác sĩ và các hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì của sản phẩm trong quá trình điều trị bằng Locoid Cream. Bên cạnh đó, để dùng thuốc đúng cách và an toàn, bạn cần nắm rõ một số lưu ý như sau:

  • Locoid Cream chỉ được dùng để bôi ngoài da, cần tránh thoa thuốc lên các vùng da nhạy cảm như nách háng trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không để thuốc dính vào mắt hoặc miệng. Cần rửa sạch lại với nước nếu không may gặp phải tình trạng này.
  • Phải rửa tay sạch sẽ trước khi thoa thuốc, trừ những vùng da cần điều trị.
  • Vệ sinh thật sạch và lau khô vùng da bị viêm trước khi thoa thuốc để tránh nguy cơ bị bội nhiễm.
  • Chỉ được dùng băng gạc băng bó vết thương khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thông báo với bác sĩ nếu các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm hoặc có biểu hiện nặng thêm sau khoảng 2 tuần dùng thuốc.

6. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng.
  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
  • Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc những nơi ẩm thấp.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng Locoid Cream

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Locoid Cream
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Locoid Cream

1. Thận trọng

Locoid Cream có thể làm nặng thêm bất kì bệnh lý nào mà bạn đang gặp phải hoặc làm gia tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho người dùng. Do đó, hãy thông báo với các bác sĩ những vấn đề sức khỏe mà bạn đã hoặc đang mắc phải, đặc biệt là:

  • Dị ứng với các thành phần của Locoid Cream, các loại thuốc khác hoặc bị bất kì dị ứng nào.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Trẻ em. Không được dùng thuốc để điều trị cho trẻ nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Bị bệnh gan.
  • Tiểu đường.
  • Mắc các vấn đề về tuyến thượng thận.

2. Tác dụng phụ

Khi sử dụng Locoid Cream, những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Ngứa da, đỏ da, bỏng rát nhẹ.
  • Làm cho da bị mỏng đi.
  • Gây khô da, nứt da.
  • Sắc tố da bị thay đổi.
  • Mọc mụn trứng cá.
  • Tăng cân.
  • Chức năng tình dục bị thay đổi.
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
  • Cơ thể mệt mỏi, dễ lo lắng.

Ngoài ra, bạn cần phải liên hệ với các trung tâm y tế hoặc các bác sĩ để được xử lý ngay nếu cảm thấy cơ thể có các biểu hiện:

  • Nổi mề đay.
  • Mặt, môi, lưỡi, cổ họng bị sưng phù.
  • Khó thở.

Bên cạnh những tác dụng mà chúng tôi liệt kê trên đây, Locoid Cream có thể gây ra nhiều vấn đề khác nữa tùy vào thể trạng và khả năng hấp thụ thuốc của mỗi người.

3. Tương tác thuốc

Không có thông tin về sự tương tác của Locoid Cream với các loại thuốc khác, nhưng có nhiều loại thuốc có khả năng tương tác với nhau. Việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể làm giảm tác dụng hoặc làm gia tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Do đó, bạn hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà mình đang dùng, kể cả những loại vitamin và các loại thảo dược.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

Với trường hợp dùng thiếu liều, bạn chỉ cần dùng bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời gian dùng liều thứ 2 thì hãy bỏ qua liều cũ, không được tăng liều gấp đôi trong một lần dùng.

Sử dụng thuốc quá liều một lần sẽ không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.Tuy nhiên, nếu nó lặp lại liên tục và trong thời gian dài, bạn có thể gặp phải những vấn đề không mong muốn như làm cho da bị mỏng, dễ bầm tím, mọc mụn… Hãy liên hệ với các cơ sở y tế để được hướng dẫn cách xử lý nếu bạn gặp phải tình trạng này.

bệnh chàm sinh dục

Bệnh chàm sinh dục: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm sinh dục khiến da ở vùng kín bị viêm nhiễm, khô rát,  gây ngứa ngáy, khó chịu. Đây...

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay là tình trạng viêm da gây nên các triệu chứng khô rát, nứt...

Những điều cần phải biết về bệnh chàm bẩm sinh

Chàm bẩm sinh là những vết bớt hoặc nốt ruồi, có kích thước từ nhỏ đến khổng lồ, xuất hiện...

Phác đồ và thuốc điều trị chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm là một trong những dạng chàm thương tổn nặng do các loại vi khuẩn xâm nhập và...

Bệnh chàm có lây cho người khác không?

Bệnh chàm có lây cho người khác không? Điều bạn đọc NÊN BIẾT

Chàm là một chứng bệnh ngoài da thường gặp, chúng không có khả năng lây nhiễm cho người khác nhưng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.