Quá trình sâu răng tiến triển mà bạn không nên bỏ qua

5/5 - (1 bình chọn)

Quá trình sâu răng tiến triển thường diễn ra một cách âm thầm khiến người bệnh dễ chủ quan. Vi khuẩn bên trong khoang miệng có xu hướng ăn sâu vào bên trong dẫn tới tổn thương tủy. Chính vì vậy, chủ động nắm bắt tiến trình lây lan của bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong điều trị.

Quá trình sâu răng gồm những giai đoạn nào?

Sâu răng là quá trình vi khuẩn gây hại trong khoang miệng trở nên mất kiểm soát, dẫn tới việc phá hủy khoáng, làm bề mặt thân răng xuất hiện các nốt đen, giảm diện tích. Răng bị sâu lâu ngày sẽ bị mủn, vỡ dần. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sâu răng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tới sức khỏe của trẻ nhỏ.

Quá trình sâu răng tiến triển thường diễn ra một cách âm thầm khiến người bệnh dễ chủ quan
Quá trình sâu răng tiến triển thường diễn ra một cách âm thầm khiến người bệnh dễ chủ quan

Theo các chuyên gia, các giai đoạn của sâu răng được chia thành 4 mức độ khác nhau. Càng phát hiện sớm thì khả năng phục hồi càng cao. Ngược lại, nếu chủ quan để lâu hoặc lựa chọn sai phương pháp có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là chi tiết quá trình sâu răng hình thành:

  • Sâu răng giai đoạn đầu: Bề mặt răng xuất hiện các nốt mờ đục có có màu đen. Giai đoạn này, vi khuẩn sẽ tấn công và làm hỏng men răng. Sau khi phá hủy hàng rào bảo vệ đầu tiên, chúng sẽ dễ dàng ăn sâu vào các tổ chức bên trong. Cảm giác đau nhức hầu như không xuất hiện trong thời gian đầu mới khởi phát. Bạn có thể sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride hoặc chỉ nha khoa để làm chậm quá trình tiến triển của vi khuẩn.
  • Giai đoạn 2: Một khi men răng bị phá hủy, vi khuẩn sẽ ăn sâu vào phần ngà răng. Đây là tổ chức vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên hình dạng của răng, bảo vệ tủy và các dây thần kinh cảm giác. Ở giai đoạn này, bề mặt răng sẽ xuất hiện các nốt đen, vỡ nứt thân răng và có mùi hôi. Người bệnh có thể cảm nhận rõ rệt các cơn đau bất chợt, đặc biệt là khi ăn uống đồ nóng, lạnh.
  • Giai đoạn 3: Sâu răng giai đoạn đầu không được quan tâm đúng cách sẽ dẫn tới viêm tủy cấp. Khi đó, cảm giác đau nhức trở nên nghiêm trọng và có thể kéo dài. Một số trường hợp răng sâu bị vỡ nhiều dẫn tới không thể trám, đòi hỏi phải triệt tủy hoặc lắp răng sứ.
  • Giai đoạn 4: Tủy răng bị vi khuẩn tấn công có thể sẽ dẫn tới chết tủy, tủy răng thối và nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể biến chứng khi đi vào xương gây viêm nha chu, hình thành ổ áp xe , viêm mô tế bào, viêm xương hàm…dẫn tới mất răng

Sâu răng khi nào nên gặp bác sĩ?

Bệnh sâu răng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Chính vì vậy, thời điểm phát hiện và điều trị đóng vai trò vô cùng quan trọng tới hiệu quả điều trị. Khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám y tế tại phòng khám nha khoa gần nhất.

Xem thêm: Đau răng dẫn đến đau đầu – Vạch mặt 5 nguyên nhân và cách chữa

Khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám y tế
Khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám y tế
  • Đau răng kéo dài, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
  • Bề mặt răng xuất hiện các nốt chấm đen, lan sâu và lây sang các răng bên cạnh.
  • Miệng có mùi hôi bất thường, đặc biệt là ở các lỗ sâu đen.
  • Suy giảm bề mặt thân răng, diện tích sâu ngày một rộng.
  • Sâu răng kèm theo sưng nướu, đỏ tấy hoặc thậm chí xuất hiện túi áp xe gây sưng má, nổi hạch.

Cách phòng ngừa bệnh sâu răng hiệu quả

Sâu răng là căn bệnh có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng nào. Để tránh tạo điều trị cho quá trình sâu răng khởi phát và tiến triển mạnh, bạn nên thay đổi lối sống sinh hoạt khoa học:

  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng từ 2 – 3 lần mỗi ngày với kem đánh răng chứa Fluoride.
  • Đối với trẻ nhỏ hoặc người có hàm răng nhạy cảm, dễ bị chảy máu nướu nên lựa chọn các loại bàn chải riêng biệt với đầu lông mỏng.
  • Để đạt được hiệu quả làm sạch tối ưu nhất, bạn nên kết hợp với một số loại nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý, chỉ nha khoa, tăm nước…
  • Trẻ nhỏ có thể sử dụng một số loại kẹo phòng ngừa sâu răng.
  • Tiến hành lấy cao răng định kỳ và thăm khám nha sĩ thường xuyên.

Quá trình sâu răng phát triển thường bắt đầu từ việc tấn công men răng do thói quen vệ sinh và ăn uống thiếu khoa học. Chính vì vậy, để ngăn ngừa những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, độc giả nên chủ động trang bị kiến thức và tiến hành thăm khám nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Gợi ý cho bạn:

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA

Đau răng dẫn đến đau đầu là những cơn đau thường thấy nhất

Đau răng dẫn đến đau đầu – Vạch mặt 5 nguyên nhân và cách chữa

Đau răng kèm theo đau đầu là dấu hiệu cho thấy bệnh lý về răng miệng của bạn đang khá...

Niềng răng có hôn được không và những thông tin bạn nên biết

Niềng răng có hôn được không và những thông tin bạn nên biết

Niềng răng có hôn được không là thắc mắc của không ít người đồng thời là vấn đề tế nhị...

Đau nhức răng về đêm cảnh báo nhiều bệnh lý về răng miệng

Đau nhức răng về đêm dấu hiệu cảnh báo bệnh gì và cách chữa chi tiết

Dạo gần đây bạn xuất hiện dấu hiệu đau nhức răng về đêm, điều này gây ra những khó chịu...

Niềng răng trước và sau có gì khác biệt, bạn đã biết hay chưa?

Niềng răng trước và sau làm thay đổi gương mặt sẽ như thế nào?

Nhiều người thắc mắc không biết niềng răng trước và sau có thể đem lại những thay đổi như thế...

Đau răng có thể dẫn đến hiện tượng bị sưng má

Đau răng sưng má nên áp dụng cách nào để trị dứt điểm?

Đau răng sưng má là tình trạng rất dễ gặp phải khi bạn vệ sinh răng miệng kém dẫn đến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.