Trung tâm Đông phương Y pháp đã ứng dụng phương pháp cấy chỉ chữa khỏi cho hơn 3800 lượt bệnh nhân mỗi năm. Trong đó có rất nhiều trường hợp mãn tính lâu năm, từng điều trị nhiều nơi không khỏi.

Ô nhiễm không khí đang hủy hoại sức khỏe của chúng ta như thế nào?

Vote

Trái đất ngày càng nóng lên và đông đúc hơn, động cơ từ các nhà máy liên tục thải khí bẩn,… Hệ lụy là một nửa dân số thế giới không thể tiếp cận được với nguồn nhiên liệu sạch, không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng: chỉ riêng việc hít thở thôi cũng đủ khiến 7 triệu người tử vong mỗi năm.

ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí có thể gây cái chết cho hơn 7 triệu người mỗi năm.

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mức nguy hại tương đương với việc hút thuốc lá và cao gấp nhiều lần so với việc ăn nhiều muối. Nhiều báo cáo cho biết, 1/3 ca tử vong do các bệnh ung thư phổi, đau tim, tắc nghẽn phổi mạn tính là do ô nhiễm không khí.

Điều đáng nói là dù sống ở bất cứ nơi đâu thì bạn cũng không thể thoát khỏi vấn nạn này. Các chất ô nhiễm có kích thước siêu nhỏ luôn tồn tại trong không khí, dễ dàng vượt qua “hệ thống phòng thủ” của cơ thể, xâm nhập vào đường hô hấp,  tuần hoàn, gây ảnh hưởng đến chức năng của phổi, tim, não…

Sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm chất đốt là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong tháng này, Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã đưa ra cảnh báo: đến 2025, tất cả các nhà máy nhiệt điện đốt than cần phải chấm dứt hoạt động. Nếu không, chỉ trong vòng, 20 năm nữa, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 độ và cuộc biến đổi khí hậu lịch sử sẽ diễn ra.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho biết, chỉ cần thực hiện đúng mục tiêu giảm ô nhiễm không khí do Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đề ra thì có thể cứu sống 1 triệu người mỗi năm. Bên cạnh đó, giải quyết ô nhiễm không khí cũng đem lại lợi ích kinh tế rất đáng kể vì tại 15 quốc gia có khí thải nhà kính nhiều nhất, chi phí tổn thất ước tính trong việc chăm sóc y tế do không khí ô nhiễm chiếm hơn 4% GDP.

“Cái giá vô cùng đắt phải trả cho việc biến đổi khí hậu chính là sức khỏe. Sử dụng nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm có thể đe dọa đến sức khỏe, đó đó cần nhanh chóng chuyển sang những nguồn năng lượng sạch, bền vững hơn.” – Tiến sĩ Maria Neira (giám đốc Ủy ban Y tế Công cộng, Môi trường và Ảnh hưởng của Yếu tố Xã hội tới Sức khỏe) cho hay.

Một môi trường không chứa khói bụi (quan sát bằng mắt thường) không có nghĩa nơi đó thực sự trong lành. Phần lớn các đô thị và những vùng quê trên thế giới hiện nay đều có lượng chất ô nhiễm vượt chuẩn chất lượng không khí theo khuyến nghị của WHO. Để giúp mọi người hiểu rõ về thực trạng ô nhiễm không khí nơi mình đang sống, chiến dịch Breathe Life do WHO và Climate & Clean Air Coalition cộng tác thực hiện đã ứng dụng máy đo ô nhiễm trực tuyến vào thực tiễn.

Vào ngày 29 /10 – 1/11 năm nay, WHO và các đối tác đã triệu tập Hội nghị toàn cầu về Ô nhiễm không khí và Sức khỏe lần đầu tiên tại Geneva (Thụy Sĩ) với mục đích thúc đẩy thế giới hướng đến cam kết chống lại ô nhiễm không khí. Hội nghị sẽ tập trung vào việc nâng cao nhận thức của công dân toàn cầu về tác động của ô nhiễm không khí đến môi trường, sức khỏe con người và đề ra hướng khắc phục.

Tại hội nghị này, lãnh đạo sẽ trình bày một số nhiệm vụ của WHO về vấn đề cải thiện ô nhiễm không khí, bao gồm cả việc thu thập Cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí. Các đối tượng tham gia thu thập gồm: nhà nghiên cứu, tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện, các cơ quan của Liên Hiệp Quốc…

Các vấn đề quan trọng tại Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về ô nhiễm và sức khỏe:

1. Kiểm tra chất lượng không khí

Tăng cường kiểm tra và giám định chất lượng không khí tại những quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, đặc biệt là các khu vực như bệnh viện, trường học, nơi làm việc bằng cách ứng dụng cảm biến và một số công nghệ mới.

2. Giảm thiểu chất thải y tế

Vì mục tiêu sức khỏe toàn cầu, các cơ sở y tế nên dùng nguồn năng lượng đảm bảo và bền vững. Dạng năng lượng tái tạo tại chỗ có thể giúp vùng nông thôn tại các quốc gia đang phát triển cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Còn đối với những đất nước phát triển, bệnh viện là một trong những nơi sử dụng nhiều nguồn năng lượng nhất. Giảm lượng khí thải carbon tiêu thụ trong ngành y tế có thể giúp hạn chế sự biến đổi của khí hậu.

3. Đầu tư vào y tế quốc gia

Lực lượng y tế quốc gia phải có khả năng xử lý các tác động tức thời của ô nhiễm không khí đến sức khỏe của người dân và thông báo cho các đơn vị chức trách đưa ra giải pháp để phòng ngừa và giảm gánh nặng do ô nhiễm không khí đem lại. Hiện nay. các chương trình giáo dục về ô nhiễm không khí và ảnh hưởng sức khỏe, trang giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay còn rất hạn chế.

4. Sức khỏe của trẻ em

93% trẻ em dưới 18 tuổi trên thế giới phải sống trong môi trường có không khí bị ô nhiễm vượt quá mức quy định của WHO. Một nửa trẻ em thuộc các nước có thu nhập trung bình – thấp bị tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính là do ô nhiễm không khí. Phơi nhiễm không khí ô nhiễm còn gây nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ, nhất là đối tượng trẻ sơ sinh như hen suyễn, rối loạn phát triển thần kinh, ung thư…

Cho trẻ bầu không khí trong lành chính là giải pháp duy nhất để bảo vệ cuộc sống của các em khỏi tác động tiêu cực của không khí bị ô nhiễm.

5. Tiếp cận năng lượng hộ gia đình

Ô nhiễm không khí gia đình là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm khí hậu toàn cầu. Để đạt được mục tiêu SDG 7 về việc phổ cập năng lượng hiện đại, 3 tỷ người phải được tiếp cận với các giải pháp nấu ăn sạch và 1 tỷ phải được tiếp cận với điện vào năm 2030.

ô nhiễm không khí gia đình
Ô nhiễm không khí gia đình là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm khí hậu toàn cầu.

6. Biến đổi khí hậu

Ô nhiễm không khí là tác nhân gây đe dọa đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 mà nguyên nhân chủ yếu đến từ việc sử dụng chất đốt hóa thạch. Giảm khí thải do các loại chất đốt trên gây ra có thể làm chậm biến đổi khí hậu cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong tương lai.

7. Bệnh không truyền nhiễm

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân thứ hai làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không truyền nhiễm như: đột quỵ, ung thư, tim mạch. Những bệnh trên chỉ được giảm thiểu nếu như không khí được cải thiện. Các chính sách giảm ô nhiễm không khí trong phòng chống bệnh không truyền nhiễm sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực đến kinh tế, môi trường và sức khỏe.

8. Công nhân làm việc ngoài trời

Người lao động ngoài trời gồm nông dân, công nhân xây dựng, người thu gom phế liệu, cảnh sát giao thông là những đối tượng dễ bị phơi nhiễm bởi ô nhiễm không khí. Ngoài việc hít thở không khí ô nhiễm, những công nhân như vậy thường phải đối mặt với các rủi ro môi trường khác, chẳng hạn như nóng và lạnh, mưa lớn và gió cũng như tia cực tím và phấn hoa gây dị ứng.

Hội nghị toàn cầu về Ô nhiễm không khí và Sức khỏe 
Ngày 29 /10 – 1/11 năm nay, WHO và các đối tác đã triệu tập Hội nghị toàn cầu về Ô nhiễm không khí và Sức khỏe lần đầu tiên tại Geneva (Thụy Sĩ)

Có hai loại ô nhiễm không khí chính: ô nhiễm trong nhà – ô nhiễm do đốt cháy nhiên liệu trong gia đình như than đá, gỗ, dầu hỏa và ô nhiễm ngoài trời. Cả ô nhiễm ngoài trời và ô nhiễm trong nhà bổ sung cho nhau bởi không khí có thể di chuyển từ ngoài vào nhà và ngược lại.

Mỗi năm, có hơn 4 triệu người chết vì ô nhiễm không khí trong nhà. Những quốc gia có tỉ lệ tử vong cao thường là nước châu Á, châu Phi. Phụ nữ là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với nguồn nhiên liệu trong nấu nướng, sưởi ấm và chiếu sáng nên dễ bị ảnh hưởng nhất.

Các chất gây ô nhiễm phổ biến là: (1) Bụi mịn (chất dạng hạt rắn và lỏng) hình thành trong quá trình đốt cháy nhiên liệu; (2) Nitơ dioxide từ giao thông đường bộ hoặc bếp gas trong nhà; (3) Sulfur dioxide từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch; (4) Ozone ở mặt đất – chất được sinh ra do phản ứng giữa ánh sáng mặt trời và khí thải xe cộ.

Trong đó, bụi mịn (viết tắt là PM) là chất gây ô nhiễm ảnh hưởng đến con người nhất. Trong các dạng hạt bụi mịn, nguy hiểm nhất là bụi siêu mịn PM 2.5 (hạt li ti trong không khí có kích thước 2.5 micron trở xuống (1 micron = 1/1000 mm), kích thước của bụi PM 2.5 còn nhỏ hơn nhiều lần so với sợi tóc của người). Chính vì kích thước siêu nhỏ, PM 2.5 có thể đi vào phổi, hệ thống máu, gây bệnh tim và hô hấp.

Ozone, nitơ dioxide và sulfur dioxide có trong không khí cũng là một trong những chất gây bệnh hen suyễn (hoặc làm cho bệnh nặng hơn), viêm phế quản, viêm phổi (hoặc làm suy giảm chức năng phổi).

Vậy, làm thế nào để ngăn chặn ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe của mỗi chúng ta? Theo WHO, chỉ số PM 2.5 ≤ 10 được coi là an toàn. Tất nhiên, chúng ta không thể đạt đến chỉ số an toàn lý tưởng trên, tuy nhiên các giải pháp tạm thời do Who đã đặt ra có thể cải tạo chất lượng môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc ô nhiễm không khí đến môi trường sống. WHO đã đề ra 3 mục tiêu cho các thành phố phấn đấu và thực hiện là: 15g/m3 (mục tiêu tạm thời 3); 25g/m 3 (mục tiêu tạm thời 2); 35 g/m3 (mục tiêu tạm thời 1). Nhiều thành phố hiện đang vượt quá mức cao hơn của 35 g/m3.

5 cách để hạn chế hít thở không khí ô nhiễm

  • Hạn chế ra ngoài đường vào lúc cao điểm. Nếu như phải đưa đón con nhỏ, bạn hãy cố gắng đi sớm hơn so với thời điểm kẹt xe.
  • Hạn chế dừng quá lâu tại điểm nóng giao thông như trụ đèn giao thông.
  • Tập thể dục hay thực hiện những hoạt động thể chất ngoài trời tại những khu vực ít bị ô nhiễm.
  • Hạn chế  dùng ô tô trong những ngày ô nhiễm.
  • Không đốt chất thải vì khói thải thoát ra có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trẻ em cũng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc ô nhiễm không khí. Có đến 14% trẻ em từ 5 – 18 tuổi trên thế giới bị hen suyễn do ô nhiễm không khí. Mỗi năm, 543 000 trẻ em dưới 5 tuổi chết do nhiễm khuẩn hô hấp cấp cũng xuất phát từ nguyên do trên.

ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực khi môi trường không khí bị ô nhiễm.

Ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là não bộ của thai nhi, khả năng nhận thức của trẻ em và người lớn.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, các chất ô nhiễm trong không khí còn thôi thúc quá trình biến đổi khí hậu.

Trong tháng này, Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu cảnh báo các nhà máy điện than phải kết thúc vào năm 2050 vì điều này có thể ngăn cản trái đất nóng lên. Nếu không, chỉ trong vòng 20 năm, chúng ta sẽ thấy được sự biến đổi khí hậu chưa từng có.

Vào tuần tới hội nghị sẽ kêu gọi hành động khẩn cấp, thống nhất trong mục tiêu giảm tử vong do ô nhiễm không khí.

WHO và các đối tác đang cố gắng hỗ trợ các quốc gia trong công tác khắc phục hậu quả của ô nhiễm không khí. Mới đây nhất, WHO đang phát triển bộ công cụ (Chest) để giúp nhiều nước có thể thực hiện đúng khuyến nghị của WHO về việc giảm chất đốt trong gia đình và dùng năng lượng sạch.

BreatheLife – một chiến dịch toàn cầu về làm sạch không khí, đứng đầu là WHO, the Climate and Clean Air Coalition, và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) – nhằm  huy động các cộng đồng để giảm tác động của ô nhiễm không khí ở các thành phố, khu vực và quốc gia. Hiện tại, chiến dịch đã vận động được 97 triệu người tham gia.

Trọng tâm của hội nghị là vấn đề làm sạch không khí. Chiến lược vận động giảm khí thải từ năng lượng, giao thông, quản lý chất thải, nhà ở và các ngành công nghiệp. Không khí được cải thiện sẽ đem lại những lợi ích to lớn khác như giảm lưu lượng và tiếng ồn, tăng hoạt động thể chất và sử dụng đất tốt hơn – tất cả đều góp phần cải thiện sức khỏe và hạnh phúc. Tất cả đều nhằm mục đích cải tạo chất lượng không khí cho tất cả chúng ta.

Bằng các phương pháp châm cứu, cấy chỉ, thủy châm, điện châm, xoa bóp, bấm huyệt,... đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu tại Trung tâm Đông phương Y pháp đã giúp hàng ngàn người khỏi bệnh mỗi năm.

10 vấn đề sức khỏe WHO sẽ giải quyết trong năm 2019

Thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức về các vấn đề sức khỏe, bao gồm sự bùng phát...

Mỗi năm có khoảng 650.000 người chết do bệnh lý về đường hô hấp

Theo thống kê mới nhất của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US-CDC), Tổ chức...

Thuốc Dân Tộc – Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2023 

Ngày 8/10, Thuốc Dân Tộc vinh dự là đại biểu có mặt tại chương trình Tọa đàm khoa học “Chuyển...

Thuốc dân tộc

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Tự hào là đơn vị khám chữa y học cổ truyền hàng đầu Việt Nam

Ngày nay, việc tìm ra đơn vị khám chữa bệnh bằng Đông y không quá khó khăn. Tuy nhiên, đơn...

Thường xuyên sử dụng thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Các nhà khoa học vừa mới phát hiện, việc sử dụng quá nhiều thịt đỏ trong 1 tháng sẽ làm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.