Viêm Tủy Răng Có Mủ: Nguyên Nhân và Biện Pháp Chữa Trị

Viêm tủy răng có mủ là tình trạng nặng, có khả năng gây ra nhiều biến chứng hại sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động khám chữa viêm tủy răng sớm, không chủ quan đối với hiện tượng viêm nhiễm. Trường hợp dịch mủ tích tụ cho thấy tình trạng bệnh nặng nề, nếu kéo dài có thể lan rộng viêm nhiễm, dẫn đến nhiều hệ lụy.

Viêm tủy răng có mủ là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Hiện nay, thống kê cho thấy tình trạng viêm tủy răng có xu hướng gia tăng. Đối tượng mắc bệnh ngày càng đa dạng, ai cũng có khả năng bị viêm tủy hoặc mắc bệnh nha khoa. Trong đó phổ biến nhất là ở người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, ăn uống không đủ chất, suy nhược cơ thể, sức đề kháng và hệ miễn dịch kém,…

Viêm tủy răng có mủ là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Viêm tủy răng có mủ là tình trạng viêm nhiễm đã tiến triển nặng, hình thành ổ viêm chứa dịch bên trong

Tình trạng viêm chuyển biến nặng hình thành mủ bên trong được xem là giai đoạn nặng nề của bệnh. Viêm tủy răng có mủ cho thấy vi khuẩn đã tấn công sâu, tạo thành ổ áp xe ở vùng quanh chân răng. Người bệnh lúc này sẽ cảm thấy đau nhức vô cùng dữ dội.

Bệnh viêm tủy răng có mủ được đánh giá mức độ nguy hại cao, có thể biến chứng nếu không được kiểm soát đúng cách. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám, xác định tình trạng viêm và điều trị theo phác đồ.

Trường hợp bệnh kéo dài không được điều trị làm tăng khả năng biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh, dưới đây là các rủi ro thường xuất hiện:

  • Tổn thương lợi nặng nề do viêm tủy răng có mủ kéo dài. Người bệnh khi đó sẽ gặp trở ngại trong vấn đề ăn uống, giấc ngủ bị tác động gây suy nhược cơ thể trầm trọng hơn.
  • Vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển khiến khoang miệng phát ra mùi hôi khó chịu. Điều này ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày, gây tâm lý tự ti khi người bệnh tiếp xúc với người xung quanh.
  • Viêm nhiễm trở nặng khiến cấu trúc răng trở nên yếu đi. Khi ăn hoặc uống các thực phẩm, thức uống gây kích thích khiến răng bị tê buốt, sứt mẻ, lung lay hoặc thậm chí là rụng mất.
  • Bệnh chuyển nặng gây biến chứng, lan ra các răng lân cận. Người bệnh có thể mắc phải các bệnh lý nha khoa khác ảnh hưởng sức khỏe và đời sống.

Tủy răng chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, trường hợp viêm nhiễm có mủ, vi khuẩn lan rộng có thể tác động đến các cơ quan xa hơn, khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, cơ thể suy nhược, sức khỏe kém. Do đó, để phòng tránh rủi ro cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp sớm, điều trị bằng phương án phù hợp để loại bỏ ổ viêm, diệt trừ mầm bệnh tối ưu.

Tham khảo thêm: Lấy Tủy Răng Không Sạch Để Lại Biến Chứng Nghiêm Trọng

Nguyên nhân gây viêm tủy răng có mủ

Như các bạn đã biết, tình trạng viêm tủy răng có liên quan mật thiết đến vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày. Khi mảng bám trên răng tích tụ ngày càng nhiều không được loại bỏ, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi tấn công gây hại cho răng. Men răng cứng dần bị bào mòn, làm lộ ngà răng, tăng nguy cơ viêm nhiễm tủy răng.

Nguyên nhân gây viêm tủy răng có mủ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tủy răng có mủ

Trường hợp viêm tủy răng có mủ cũng có khả năng cao là do việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo gây ra. Ổ viêm nhiễm không được kiểm soát, cộng hưởng với sự phát triển của vi khuẩn tại mảng bám khiến dịch mủ tích tụ quanh chân răng gây ra tình trạng viêm tủy răng có mủ.

Ngoài nguyên nhân vệ sinh răng miệng kém, còn nhiều yếu tố nguy cơ khác tác động gây viêm tủy răng có mủ. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp:

  • Do viêm nướu răng, tổn thương nướu răng kéo dài không được điều trị gây viêm nha chu và các vấn đề nha khoa liên quan. Lâu dần viêm nhiễm phát triển nặng nề gây viêm tủy răng có mủ.
  • Chấn thương răng miệng do tai nạn, té ngã hoặc ảnh hưởng từ các thủ thuật nha khoa thực hiện không an toàn. Chẳng hạn như niềng răng, trám răng, cạo cao răng,… tại các cơ sở nha khoa không chất lượng.
  • Tình trạng sâu răng kéo dài không được kiểm soát làm tủy bị viêm nhiễm, dần dần hình thành ổ mủ quanh chân răng do vi khuẩn phát triển ồ ạt.
  • Ăn uống thiếu chất, không đủ dinh dưỡng khiến cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu tạo cơ hội cho hại khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Trong đó có khoang miệng, gây bệnh nha khoa, điển hình là viêm tủy răng hình thành mủ.
  • Thói quen ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ quá ngọt, đồ chua, nước ngọt có ga, rượu bia,… làm men răng cứng bị bào mòn, lâu dần tổn thương đến ngà răng rồi đến tủy răng.

Cần xác định nguyên nhân gây bệnh và có sự điều chỉnh kịp thời để bảo vệ hệ thống răng lợi. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp loại bỏ ổ mủ, duy trì chức năng của răng, giảm nguy cơ mất răng hoặc biến chứng ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh.

Nhận biết triệu chứng viêm tủy răng có mủ

Theo cấu trúc, răng gồm có men răng cứng bao bên ngoài rồi đến lớp ngà và tủy răng (chứa dây thần kinh, mạch máu). Trong đó, tủy răng nằm ở vị trí trung tâm, được bao bọc bởi 2 lớp răng cứng nên nhiều người nghĩ răng tủy răng ít bị tác động. Tuy nhiên phần tủy có khả năng cao bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây viêm nhiễm cao.

Khi tủy răng gặp vấn đề, tổn thương, viêm nhiễm sẽ khiến người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng. Trường hợp viêm tủy răng có mủ càng gây nhiều biểu hiện khó chịu hơn, đặc biệt là tình trạng đau nhức răng kéo dài. Các chuyên gia chỉ ra rằng, hiện tượng viêm xuất hiện dịch mủ xảy ra do quá trình nhiễm trùng bó mạch, thần kinh, các mô liên kết trong tủy răng trở nên nghiêm trọng.

Nhận biết triệu chứng viêm tủy răng có mủ
Người bệnh trải qua những cơn đau nhức kéo dài, dữ dội, ảnh hưởng đời sống và sức khỏe

Vì thế các tế bào quanh chân răng bị tác động, phát sinh các triệu chứng bất thường. Người bệnh nhận biết viêm tủy răng có mủ thông quá các biểu hiện điển hình dưới đây:

  • Chân răng yếu, nhạy cảm dễ bị tê buốt khi ăn uống đồ lạnh, đồ nóng,… dễ chảy máu khi đánh răng hoặc các tác động khác.
  • Cơn đau dữ dội xuất hiện sau đó kéo dài không cải thiện, một số trường hợp đau nhức nặng nề khiến bệnh nhân gặp phải các biểu hiện toàn thân khác như suy nhược, mệt mỏi,…
  • Nướu răng có hiện tượng sưng đỏ, mềm, bên trong có chứa dịch lỏng.
  • Mủ chảy ra ở chân răng hoặc rò rỉ ra khi có tác động từ bên ngoài như dùng tay ấn, chải răng,…
  • Người bệnh bị hôi miệng, sưng má, nổi hạch hoặc kèm theo cơn sốt nhẹ đến nặng.

Chủ động đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy có các biểu hiện bất thường kể trên. Bởi, nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được chữa trị có thể gây ra các biến chứng khác, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe mà còn có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Tham khảo thêm: Viêm Tủy Răng Số 6,7: Dấu Hiệu và Biến Chứng Khó Lường

Phương pháp điều trị viêm tủy răng có mủ

Mặc dù viêm tủy răng có mủ được đánh giá là tình trạng viêm nặng, tuy nhiên bạn có thể yên tâm vì chứng bệnh này vẫn có khả năng điều trị khỏi. Đặc biệt là khi bạn phát hiện sớm và can thiệp kiểm soát bằng biện pháp phù hợp. Dưới đây là các cách chữa viêm tủy răng có mủ được áp dụng:

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ dựa vào kết quả chẩn đoán để kê đơn thuốc điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng do viêm nhiễm gây ra, giảm đau, kháng viêm và diệt vi khuẩn gây hại. Một số nhóm thuốc được dùng như:

  • Thuốc kháng sinh: Thường dùng các loại như paracetamol, clindamycin, hoặc efferalgan,… điều trị viêm tủy có mủ, đồng thời giúp giảm đau răng, ngừa nguy cơ vi khuẩn tấn công sâu hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe, phát sinh biến chứng.
  • Thuốc chống viêm: Thuốc được dùng nhằm giảm hiện tượng sưng đỏ nướu, giảm tiết dịch mủ chân răng cho bệnh nhân. Thuốc có thể được kê kết hợp với thuốc kháng sinh để tăng hiệu quả chữa trị. Một số loại như corticoid, thuốc kháng viêm alphachymotrypsin, alpha choay,…
  • Các sản phẩm hỗ trợ: Ngoài sử dụng thuốc, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm viêm tủy răng. Chẳng hạn như dùng nước súc miệng, viên uống bổ sung vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng khác,…

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liệu trình điều trị để tránh gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, trường hợp nhận thấy bất thường trong quá trình dùng thuốc, bạn nên thông báo sớm với bác sĩ để được hỗ trợ điều chỉnh phù hợp hơn.

Sử dụng thủ thuật nha khoa

Điều trị viêm tủy răng có mủ bằng thủ thuật nha khoa theo hướng dẫn của bác sĩ, sau khi được chẩn đoán, kiểm tra thận trọng. Hướng điều trị nhằm loại bỏ triệt để ổ viêm, làm sạch răng tránh tình trạng vi khuẩn gây hại cho răng xung quanh. Người bệnh nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để khám chữa, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Phương pháp điều trị viêm tủy răng có mủ
Loại bỏ tủy hư hỏng, hoại tử, loại bỏ ổ mủ điều trị viêm tủy răng cho bệnh nhân

Mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị riêng. Thông thường cách chữa tủy răng bằng biện pháp loại bỏ tủy, trám bít răng được áp dụng phổ biến. Theo đó, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ cho bệnh nhân, dùng dụng cụ nha khoa lấy sạch tủy bị hư hỏng, loại bỏ dịch mủ rồi vệ sinh ống tủy, buồng tủy sạch sẽ.

Tiếp đến, phần răng đã lấy tủy sẽ được trám bít lại bằng vật liệu nha khoa để duy trì chức năng nhai cho người bệnh. Sau điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc để tránh viêm nhiễm tái phát gây ảnh hưởng sức khỏe cho bệnh nhân.

Trường hợp viêm tủy răng có mủ nặng, tổn thương răng không phục hồi có thể phải nhổ bỏ răng để tránh biến chứng. Răng hư hỏng bị loại bỏ có thể được thay thế bằng răng nhân tạo, giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn, tránh ảnh hưởng đến khớp nhai và thay đổi cấu trúc hàm răng bình thường.

Tham khảo thêm: Thuốc Kháng Sinh Điều Trị Viêm Tủy Răng: Tốt Hay Là Hại?

Chăm sóc tại nhà

Ngoài áp dụng các biện pháp điều trị viêm tủy răng có mủ theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp chăm sóc tại nhà để đẩy nhanh hiệu quả điều trị. Theo đó, một số lưu ý trong việc chăm sóc răng nói riêng và cơ thể nói chung giúp bệnh mau khỏi như sau:

  • Đánh răng đúng cách, dùng lực vừa phải, không chà bàn chải đánh răng quá mạnh bạo làm tổn thương nướu răng, tác động đến răng bị viêm khiến bệnh trở nặng, khó hồi phục. Đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày giúp làm sạch mảng bám, tránh tình trạng vi khuẩn trú ẩn và tấn công răng nặng nề.
  • Lựa chọn kem đánh răng, bàn chải đánh răng và dung dịch súc miệng phù hợp. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các sản phẩm chăm sóc và làm sạch răng miệng dành cho đối tượng viêm tủy răng nặng để tránh nguy cơ gặp phải các kích ứng. Đồng thời, chọn sản phẩm phù hợp cũng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, ưu tiên các loại rau củ quả, trái cây tươi tốt cho sức khỏe. Hạn chế ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ lạnh, đồ chua,…, hạn chế các thức uống chứa cồn, chất kích thích, chứa ga để giảm nguy cơ men răng cứng bị bào mòn gây viêm nhiễm, sâu răng.
  • Ưu tiên các món mềm, dễ nhai, tránh những món quá cứng, dai, dễ bám dính vào răng khiến răng bị tổn thương, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
  • Tái khám theo lịch hẹn, kiểm tra răng miệng và cạo vôi răng định kỳ để làm sạch răng, ngăn nguy cơ viêm nhiễm và các bệnh lý nha khoa khác gây hại cho sức khỏe.

Viêm tủy răng có mủ kéo dài không được kiểm soát phát sinh biến chứng nguy hại. Do đó, chuyên gia cảnh báo bạn không nên chủ quan, thay vào đó cần thăm khám và chữa trị sớm. Trường hợp viêm nhiễm kéo dài, ổ mủ tích tụ ngày càng nhiều có thể vỡ, nhiễm trùng sâu ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Quy trình diệt tủy răng cơ bản

Diệt tủy răng là gì? Quy trình thực hiện và Cách chăm sóc

Diệt tủy răng là phương pháp loại bỏ tủy hư hỏng giúp bảo tồn răng thật cho bệnh nhân. Tùy...

Răng bọc sứ bị viêm tủy là do đâu?

Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tủy: Nguyên Nhân và Giải Pháp Xử Lý

Răng bọc sứ bị viêm tủy gây đau nhức khó chịu. Trường hợp không phát hiện và xử lý sớm,...

Chi phí điều trị viêm tủy răng bao nhiêu?

Chi phí điều trị viêm tủy răng bao nhiêu tiền? Quy trình?

Chi phí điều trị viêm tủy răng bao nhiêu? Có đắt không? Đây là vấn đề được nhiều người bệnh...

Nguyên nhân gây viêm tủy răng số 6,7

Viêm Tủy Răng Số 6,7: Dấu Hiệu và Biến Chứng Khó Lường

Viêm tủy răng số 6,7 là vấn đề nha khoa nhiều người gặp phải hiện nay. Trường hợp tủy bị...

Nhiễm trùng tủy răng là gì?

Nhiễm Trùng Tủy Răng Do Đâu? Tác Hại và Yếu Tố Gây Ra

Nhiễm trùng tủy răng cần được điều trị sớm để phòng tránh biến chứng, đặc biệt là tình trạng lan...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *