Răng Đã Lấy Tủy Tồn Tại Được Bao Lâu? Nha Sĩ Chia Sẻ

Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo đó, sau khi đã loại bỏ tủy, răng gần như đã chết hoàn toàn, không còn được nuôi dưỡng và không cảm nhận được cảm giác. Nếu chăm sóc tốt, răng thật bị lấy tủy có thể dùng kéo dài từ 15 – 25 năm.

Những ảnh hưởng sau khi lấy tủy răng

Việc điều trị tủy răng được áp dụng cho những trường hợp viêm tủy răng nặng không phục hồi. Tủy răng hư hỏng được loại bỏ hoàn toàn, sau đó buồng tủy, ống tủy được làm sạch và trám lại bằng vật liệu nha khoa. Răng khi được lấy tủy trở thành răng chết do không được cung cấp chất dinh dưỡng như răng bình thường.

Những ảnh hưởng sau khi lấy tủy răng
Điều trị tủy răng là phương pháp được áp dụng nhằm loại bỏ tủy hư hỏng, bảo tồn răng thật cho bệnh nhân

Khi đó, răng khá yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài. Do đó, thông thường bác sĩ nha khoa khuyến cáo người bệnh sau khi điều trị tủy nên chăm sóc và bảo vệ răng lấy tủy để kéo dài thời gian sử dụng của răng. Một số vấn đề mà người bệnh có thể gặp sau khi lấy tủy có thể kể đến như:

  • Răng đã lấy tủy như đã nói trở nên yếu đi, lúc này độ bền giảm. Do tủy răng là nơi cung cấp chất dinh dưỡng nuôi răng, khi không còn tủy, răng không nhận được nguồn dinh dưỡng từ cơ thể. Lúc này răng vẫn có thể duy trì chức năng nhai nhưng dần yếu đi theo thời gian, đồng thời rất dễ bị tác động nếu ăn phải thực phẩm cứng.
  • Bên cạnh đó, răng sau điều trị tủy cũng dễ giòn, gãy. Nếu người bệnh cắn nhai vật cứng, đồ ăn dai khô có thể khiến răng chết tủy bị tổn thương, sứt mẻ. Đây là một trong những rủi ro sau điều trị mà người bệnh có thể gặp phải.
  • Sau thời gian lâu dần, răng lấy tủy có xu hướng bị bào mòn dần theo thời gian. Khi đó, ngà răng không được tủy nuôi dưỡng và tái tạo khiến cho lớp răng này trở nên yếu dần, chúng bị mài mòn khiến cho răng dễ bị hư hỏng, nứt gãy.
  • So với răng khỏe mạnh bình thường được cung cấp chất dinh dưỡng từ tủy, răng sau điều trị không còn tủy trở nên yếu dần, sức nhai lúc này không được như bình thường. Người bệnh nên ưu tiên ăn những món mềm, dễ nhai và hạn chế cắn, nhai những thực phẩm quá cứng. Nếu không kiêng cữ, tuổi thọ của răng có thể ngắn hơn so với bình thường.
  • Mặc dù đã lấy tủy, tuy nhiên bạn không nên chủ quan bởi các răng này vẫn có khả năng bị sâu răng trở lại. Đặc biệt là khi bạn không chăm sóc đúng cách, vẫn tiếp tục duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp.
  • Răng đã lấy tủy nếu vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng đau nhức, sâu răng to, răng bị vỡ, nứt,… có thể phải nhổ bỏ để tránh gây ra các vấn dề khác.

Trên đây những ảnh hưởng đến răng sau khi lấy tủy trong điều trị bệnh nha khoa. Những răng không được nuôi dưỡng từ tủy sẽ yếu dần, dễ gãy vỡ, tổn thương. Nếu không chăm sóc tốt, răng có thể bị hư hỏng nặng, thay đổi cấu trúc hàm, ảnh hưởng đến khả năng nhai và nhiều vấn đề phát sinh tác động đến sức khỏe và đời sống.

Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?

Vậy, những răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm hiện nay. Theo các bác sĩ nha khoa, răng lấy tủy thường yếu và có tuổi thọ thấp hơn so với các răng khỏe mạnh. Như trên đã đề cập đến các vấn đề mà những chiếc răng điều trị tủy gặp phải.

Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?
Tuổi thọ của răng đã lấy tủy ngắn hơn so với răng khỏe mạnh bình thường

Chính vì thế, sức nhai, tuổi thọ của răng sẽ giảm dần theo thời gian. Mặc dù răng vẫn có thể bảo tồn và không cần nhổ bỏ, tuy nhiên so với các răng khỏe mạnh, thời gian sử dụng răng chết tủy thường ngắn. Nhiều trường hợp răng có thể bị tác động gãy vỡ, hư hỏng sau điều trị nếu người bệnh không chăm sóc đúng cách.

Tủy răng là phần quan trọng, nơi đây chứa đựng hệ thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng, dẫn truyền cảm giác về não bộ. Khi phần nuôi sống răng bị lấy đi, loại bỏ hoàn toàn, răng trở thành răng chết. Chúng vẫn có thể được duy trì để đáp ứng nhu cầu nhai thức ăn, tuy nhiên sẽ không còn chắc khỏe như trạng thái trước đó.

Chính vì thế, bệnh nhân sau lấy tủy răng nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc, bảo vệ răng. Đặc biệt là điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt không phù hợp để giúp răng chắc khỏe, kéo dài được thời gian sử dụng được lâu nhất.

Với câu hỏi răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu, các bác sĩ nha khoa cho biết nếu bạn chăm sóc tốt, răng có thể sử dụng được trong 15 – 25 năm. Thời gian này sẽ ngắn hơn nếu người bệnh không bảo vệ, chăm sóc đúng cách. Ngoài ra, hiện nay có nhiều biện pháp được áp dụng nhằm kéo dài tuổi thọ răng điều trị tủy cho người bệnh.

Bạn nên tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để tiến hành khám và chữa tủy răng. Đồng thời tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, chăm sóc răng đúng cách để hỗ trợ kéo dài tuổi thọ của răng, phòng tránh các vấn đề không mong muốn xảy ra.

Phương pháp giúp bảo tồn răng lấy tủy tốt nhất

Như trên đã giải đáp thắc mắc: “Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?”. So với răng thật, răng đã lấy tủy thường có tuổi thọ ngắn hơn. Hiện nay với sự phát triển của y học, có nhiều phương pháp được thực hiện nhằm kéo dài thời gian sử dụng của răng đã được chữa tủy.

Phương pháp giúp bảo tồn răng lấy tủy tốt nhất
Bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị tủy răng phù hợp cho người bệnh

Bác sĩ thực hiện điều trị tủy, sau đó tư vấn cho người bệnh cách bảo vệ răng hư hỏng tốt nhất. Thông thường, răng sau khi lấy tủy sẽ được trám bít lại bằng vật liệu nha khoa. Một số trường hợp răng hư hỏng nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ dùng răng sứ giả bao bọc bên ngoài lại cho người bệnh.

Lúc này, răng vẫn được duy trì như bình thường, có thể ăn nhai mà không gây đau đớn hay bất kỳ vấn đề gì. Ngoài ra, răng thật cũng được bảo tồn, tránh nguy cơ hư hỏng làm gãy rụng mất răng vĩnh viễn. Dưới đây là chi tiết hơn các phương pháp bảo vệ răng sau điều trị tủy được áp dụng:

Phương pháp trám răng

Trám răng là phương pháp được dùng phổ biến nhất hiện nay. Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng vật liệu chuyên dụng trong y tế để trám bít phần răng bị hư hỏng. Phương pháp có chi phí thấp hơn so với bọc răng sứ, áp dụng cho trường hợp răng vẫn có cấu trúc bình thường, không bị hư hỏng quá nhiều.

Vật liệu trám sẽ được bác sĩ lựa chọn, tư vấn cho người bệnh. Sau khi đã thống nhất cách chữa, bác sĩ hút tủy hư hại và làm sạch buồng tủy, ống tủy và trám lại bằng vật liệu an toàn. Hình dạng của răng vẫn được duy trì sau điều trị, đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai cho người bệnh.

Mặc dù vậy, phương pháp này cũng tồn tại các nhược điểm nhất định song song các ưu điểm như không gây đau, thời gian thực hiện ngắn, chi phí thấp không quá đắt đỏ. Các hạn chế có thể kể đến như độ bền kém, rất dễ bị hư hỏng, bong tróc sau một thời gian trám trăng, đặc biệt là khi bạn ăn nhai những thực phẩm cứng, khô,…

Phương pháp bọc răng sứ

Phương pháp bọc răng sứ áp dụng cho trường hợp răng bị hư hỏng nặng, không thể điều trị bằng biện pháp trám răng thông thường. Bọc răng sứ là biện pháp sau điều trị tủy được áp dụng phổ biến bên cạnh trám răng. So với biện pháp đã nêu, dùng vỏ răng sứ bọc phần răng thật có thể dùng lâu hơn, bảo tồn được răng vĩnh viễn cho bệnh nhân.

Tuy nhiên về giá thành sẽ có phần đắt đỏ hơn, do đó tùy vào điều kiện kinh tế, nhu cầu và mức độ tổn thương tủy của người bệnh để đưa ra sự lụa chọn phù hợp. Trường hợp áp dụng biện pháp này, bác sĩ sẽ thăm khám, lấy tủy răng rồi thực hiện dùng mão sứ bọc toàn phần răng hoặc chụp răng thật vừa với vị trí và cấu hình ban đầu của răng.

Lúc này răng đã lấy tủy sẽ được bảo vệ toàn diện các phía, giúp cho việc ăn nhai dễ dàng hơn, giảm tình trạng bong tróc như trám, giúp thức ăn không bị mắc kẹt vào răng như trường hợp khác. Ngoài ra, việc ăn nhai của người bệnh cũng dễ dàng hơn, tuổi thọ trung bình của răng sứ cao, giúp người bệnh duy trì được tính thẩm mỹ, ăn uống thuận lợi hơn.

Phương pháp giúp bảo tồn răng lấy tủy tốt nhất
Bọc mão răng sứ là phương pháp được áp dụng phổ biến

Tuy nhiên phương pháp bọc răng sứ trước khi được thực hiện răng thật phải được mài nhỏ. Do đó, bạn đọc nên tìm hiệu và lựa chọn địa chỉ thăm khám, bác sĩ giỏi để thực hiện, tránh gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh, đặc biệt là nguy cơ tác động đến sức khỏe.

So với biện pháp trám răng thông thường, bọc răng sứ có thể phải cần đến nha khoa thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, chi phí điều trị cũng cao hơn, không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện tiếp cận. Do đó, thông thường người bệnh thường lựa chọn biện pháp lấy tủy răng và trám bít lại bằng vật liệu nha khoa.

Áp dụng bất kỳ phương pháp nào cũng giúp cho bạn duy trì được cấu trúc răng thật. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Bên cạnh đó, bạn đọc nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống sao cho phù hợp hơn. Không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn kéo dài tuổi thọ của răng đã qua điều trị tủy được lâu nhất.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc: “Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?”. Như đã đề cập, nếu người bệnh sau điều trị có các biện pháp điều chỉnh, chăm sóc răng tốt, phù hợp có thể kéo dài thời gian sử dụng răng. Ngoài ra, tùy theo phương pháp bảo tồn mà bạn áp dụng răng chữa tủy có thể dùng tốt từ 15 – 20 năm. Do đó, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tìm hiểu cách chăm sóc tốt để giúp răng được dùng lâu hơn, phòng ngừa nhiều nguy cơ.

Có thể bạn quan tâm:

Viêm Tủy Răng Nên Ăn Gì và Kiêng Ăn Gì Cải Thiện Bệnh?

Tuân thủ một chế độ kiêng cữ phù hợp trong ăn uống có thể giúp cải thiện các triệu chứng...

Tủy răng là gì?

Tủy Răng Là Gì? Tác Dụng – Tầm Quan Trọng Với Răng Lợi

Tủy răng có cấu trúc khá phức tạp, nằm giữa lớp ngà răng, men răng cứng, chứa nhiều mạch máu...

Vì sao răng lại bị chết tủy?

Răng Chết Tủy Tồn Tại Được Bao Lâu? Giải Đáp Từ Nha Sĩ

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo các bác sĩ...

Nguyên nhân và triệu chứng viêm tủy răng mãn tính

Viêm Tủy Răng Mãn Tính: Cách Điều Trị và Phòng Ngừa

Viêm tủy răng mãn tính gây ra các triệu chứng kéo dài, tuy nhiên sẽ mờ nhạt hơn giai đoạn...

Nguyên nhân gây viêm tủy răng

Viêm Tủy Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Hướng Điều Trị

Viêm tủy răng là một trong những bệnh nha khoa thường gặp hiện nay. Triệu chứng do bệnh gây ra...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.