Viêm Tủy Răng Nên Ăn Gì và Kiêng Ăn Gì Cải Thiện Bệnh?

Tuân thủ một chế độ kiêng cữ phù hợp trong ăn uống có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm tủy răng gây ra. Do vậy, bất kỳ bệnh nhân nào cũng nên tìm hiểu kỹ về vấn đề viêm tủy răng nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng được thực đơn ăn uống hợp lý, có ích cho quá trình điều trị.

Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh viêm tủy răng

Bệnh viêm tủy răng chỉ tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở phần tủy nằm trong hốc giữa ngà răng. Khu vực này chứa nhiều mạch máu nhỏ và dây thần kinh nên rất nhạy cảm. Khi vi khuẩn tấn công vào tủy, răng của bạn có thể bị ê buốt, đau nhức dữ dội.

Viêm Tủy Răng Nên Ăn Gì
Xây dựng được thực đơn ăn uống hợp lý giúp bệnh viêm tủy răng nhanh lành

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng. Bệnh thường xảy ra ở những người có thói quen lạm dụng bia rượu, ăn đồ ngọt, tinh bột và các thực phẩm chứa nhiều axit thường xuyên. Chúng gây tổn thương, ăn mòn men răng và kích thích vi khuẩn phát triển tạo ra lỗ sâu răng và tấn công trực tiếp vào trong gây viêm tủy răng.

Ngoài ra, việc ăn uống thiếu hụt các chất dinh dưỡng như canxi, flour, vitamin C… cũng khiến răng bị suy yếu và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công của lớp men răng, ngà răng rồi xâm nhập vào trong tủy.

Chính vì những lý do trên, trong quá trình điều trị tủy, người bệnh được khuyến cáo nên thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa tình trạng viêm tủy răng tái phát trở lại. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần nâng cao sức khỏe răng miệng của bạn.

Viêm tủy răng nên ăn gì?

Để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm tủy răng, bạn nên ăn các thực phẩm dưới đây:

1. Súp, cháo

Các món ăn mềm, không phải nhai nhiều khi ăn như súp, cháo chính là sự lựa chọn lý tưởng cho các trường hợp đang điều trị viêm tủy răng, nhất là các trường hợp mới lấy tủy. Chúng giúp tránh được lực tác động lên răng bị tổn thương, đồng thời giảm kích ứng cho các mô nướu, cải thiện tình trạng đau nhức, ê buốt răng.

Cảm giác khó chịu cũng khiến người bị viêm tủy răng lười nhai, chán ăn hoặc ăn uống không được nhiều. Việc ăn cháo hay súp sẽ giúp đảm bảo bổ sung đầy đủ năng lượng và nhu cầu chất dinh dưỡng trong ngày, đồng thời giảm thiểu được nguy cơ bị sứt răng, vỡ răng khi nhai thức ăn.

Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể thay thế bằng các món ăn mềm khác như bún, miến hay cơm nhão… Cố gắng duy trì thực đơn với các món ăn trên trong thời gian điều trị tủy để giảm tối đa tác động từ ngoại lực lên răng, giúp răng được bảo tồn.

2. Sữa chua

Người bị viêm tủy răng không nên bỏ qua sữa chua. Món ăn này khá mềm và không phải nhai nên tránh được lựa tác động lên răng bị bệnh. Hơn nữa, thực phẩm này còn mang lại nhiều lợi ích cho người bị viêm tủy răng như:

  • Bổ sung lợi khuẩn giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh
  • Kích thích tiêu hóa, mang lại cảm giác ăn uống ngon miệng hơn
  • Tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình chữa lành nhiễm trùng ở tủy răng
  • Bổ sung nguồn canxi phong phú giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Khử mùi hôi miệng
  • Xoa dịu cơn đau nhức răng
  • Ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng sang các khu vực khác dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu hay áp xe răng
Viêm Tủy Răng Nên Ăn Sữa Chua
Sữa chua giúp chống viêm, nâng cao sức đề kháng, giảm đau cho người bị viêm tủy răng

Với những lợi ích tuyệt vời trên, bạn nên dùng 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày. Tốt nhất là nên ăn sữa chua nguyên chất, tránh làm đông lạnh trước khi dùng.

3. Thực phẩm giàu chất xơ

Các loại rau củ quả bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể. Chất xơ rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa nhưng cũng đồng thời có tác dụng tích cực trong việc làm sạch mảng bám ở răng. Điều này giúp loại bỏ môi trường phát triển của vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của tình trạng nhiễm trùng trong tủy răng.

Hầu hết các thực phẩm giàu chất xơ thường có tính kiềm. Chúng có tác dụng làm giảm nồng độ axit trong khoang miệng, ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản, bảo vệ men răng và ngà răng khỏi sự ăn mòn.

Bạn có thể bổ sung chất xơ thông qua các loại rau xanh ( bina, cải xanh, cải xoong, súp lơ xanh,…) hoặc trái cây ( bơ, chuối, táo, dưa lưới,…). Tuy nhiên, cần tránh các thực phẩm có hàm lượng axit cao gây hại cho men răng và khiến răng bị ê buốt dữ dội khi sử dụng.

4. Sữa tươi

Sữa tươi chính là gợi ý hữu ích tiếp theo cho thắc mắc “viêm tủy răng nên ăn gì?”. Thức uống này có tác dụng làm dịu kích ứng ở răng, giảm cảm giác đau nhức, ê buốt khó chịu.

Tương tự như sữa chua, sữa tươi bổ sung nguồn canxi phong phú giúp men răng, ngà răng chắc khỏe và có khả năng bảo vệ lớp tủy bên trong tốt hơn. Thành phần axit lactic cùng các vitamin và khoáng chất có trong sữa tươi cũng phát huy tác dụng diệt khuẩn, ức chế hoạt động của các vi sinh vật có hại trong khoang miệng, chống nhiễm trùng, nâng cao hiệu quả điều trị viêm tủy răng.

5. Viêm tủy răng nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C

Các thực phẩm giàu vitamin C không thể thiếu trong thực đơn của người bị viêm tủy răng. Bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch để chống lại tình trạng nhiễm trùng trong tủy răng, đẩy nhanh quá trình phục hồi và bảo vệ nướu răng.

Vitamin C được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như:

  • Rau lá xanh
  • Kiwi
  • Dưa lưới vàng
  • Ớt chuông đỏ
  • Đu đủ…

6. Trà xanh

Trà xanh và các món ăn được chế biến từ bột trà xanh đều chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ men răng và tủy răng, đồng thời làm giảm mùi hôi miệng, giúp nâng cao sức khỏe tổng thể của răng miệng.

Viêm Tủy Răng Nên Ăn trà xanh
Trà xanh với thành phần giàu chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, bảo vệ tủy răng

Tuy nhiên, tránh pha nước trà xanh quá đậm đặc. Răng của bạn có thể bị ố vàng, mất thẩm mỹ khi uống nước trà quá đặc.

7. Gừng, tỏi

Đây đều là những loại củ gia vị được sử dụng phổ biến trong gian bếp. Chúng có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm đau tự nhiên. Bạn nên thường xuyên sử dụng để cải thiện triệu chứng khó chịu do bệnh viêm tủy răng gây ra thay vì lệ thuộc vào các loại thuốc tây có hại.

8. Viêm tủy răng nên uống nhiều nước

Cùng với việc bổ sung các thực phẩm có lợi vào trong thực đơn, bạn cần chú ý uống nhiều nước hơn. Chất lỏng có tác dụng tăng tiết nước bọt để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám và loại bỏ các mẩu thức ăn tích tụ trong lỗ sâu răng, giúp răng bớt đau nhức khó chịu.

Viêm tủy răng kiêng ăn gì?

Không phải thực phẩm nào cũng tốt cho người bị viêm tủy răng. Bạn nên tránh xa các thực phẩm dưới đây nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

1. Thức ăn cứng

Chẳng hạn như:

  • Ổi
  • Xương
  • Sụn động vật
  • Gân bò
  • Trái cây sấy khô…

Khi nhai các món cứng, lực ma sát mạnh tác động lên răng không chỉ làm tăng nặng cảm giác đau nhức mà còn khiến cho men răng bị ăn mòn và hoạt động kém hiệu quả trong việc bảo vệ tủy.

Hơn nữa, khi bị viêm tủy răng của bạn khá yếu. Quá trình nhai thức ăn cứng có thể khiến răng bị vỡ hoặc sứt mẻ làm mất thẩm mỹ và gây khó khăn cho việc phục hồi răng sau điều trị tủy.

2. Thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường

Đồ ngọt cũng nằm trong danh sách các thức ăn không tốt cho người bị viêm tủy răng. Chúng mang đến nhiều tác hại cho người bệnh như:

  • Kích thích vi khuẩn có hại phát triển
  • Làm tăng nồng độ axit trong khoang miệng khiến quá trình ăn mòn men răng diễn ra nhanh hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ bị sâu răng, viêm tủy ở những răng khác.
  • Làm tăng đường huyết ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và khiến cho phản ứng viêm trong tủy răng trở nên dữ dội hơn.
viêm tuỷ răng kiêng ăn gì
Ăn nhiều đồ ngọt có thể làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh viêm tủy răng

Vì vậy, nếu đang điều trị viêm tủy răng bạn nên hạn chế ăn bánh, kẹo các loại hoặc uống nước ngọt. Ngoài ra, việc hạn chế nêm nếm đường trong khi chế biến thức ăn cũng rất cần thiết để giảm thiểu sự phát sinh của các triệu chứng khó chịu.

3. Bị viêm tủy răng không nên ăn gì? – Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột dễ hình thành mảng bám ở răng khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh, từ đó làm tăng nặng tình trạng nhiễm trùng trong tủy, khiến cho tủy răng không thể phục hồi.

Bên cạnh đó, nhóm thức ăn này còn chứa nhiều carbohydrate. Khi được dung nạp quá nhiều, carbohydrate có thể chuyển đổi thành đường khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Điều này gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh viêm tủy răng.

4. Các món ăn cay nóng

Chẳng hạn như:

  • Ớt
  • Mù tạt
  • Đồ nếp
  • Tiêu…

Nhiều người có sở thích ăn cay nhưng chúng lại gây kích thích dây thần kinh, làm tăng cảm giác đau nhức, khó chịu ở răng bị bệnh. Trong khi đó, các món nếp lại có tính nóng và gây hình thành mủ, áp xe tủy răng nếu ăn quá nhiều. Tốt nhất bạn nên hạn chế dùng các món này trong quá trình điều trị viêm tủy răng và không nên nêm nếm quá nhiều gia vị trong thức ăn.

5. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Các món chiên, xào, thức ăn nhanh mặc dù rất ngon miệng nhưng lại không được khuyến khích sử dụng cho người bị viêm tủy răng. Chúng gây tăng cân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đồng thời thúc đẩy phản ứng viêm ở tủy răng bùng phát kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu.

Thay vào đó, bạn nên dùng các món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ để dễ tiêu hóa và không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị tủy.

6. Đồ uống kích thích

Bia, rượu hay cà phê đều có tính kích thích. Chúng tác động trực tiếp lên các dây thần kinh trong tủy răng khiến bạn có cảm giác đau nhức, ê buốt răng vô cùng khó chịu.

Bên cạnh đó, các thực phẩm này còn gây mất nước, khô miệng và giảm tiết nước bọt. Hậu quả là khoang miệng không được làm sạch nên dễ phát sinh vi khuẩn khiến tình trạng nhiễm trùng trong tủy răng tiến triển nặng nề hơn.

7. Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Các món ăn quá nóng hay quá lạnh đều có thể gây kích thích vào tủy khiến bạn bị đau nhức, ê buốt răng. Bạn không nên sử dụng ngay cả khi đã điều trị khỏi bệnh.

Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người bị viêm tủy răng

Cùng với việc nắm rõ viêm tủy răng nên ăn gì và kiêng gì, để xây dựng được thực đơn ăn uống hợp lý và có lợi nhất, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Sử dụng các món ăn lỏng, mềm trong thực đơn thay thế cho các món khô, cứng
  • Các loại thịt có xớ dài và dai như thịt gà, thịt nạc lợn hay thịt bò nên được bằm nhuyễn và nấu chín mềm trước khi sử dụng.
  • Không nêm nếm quá nhiều gia vị, nhất là đường, dầu mỡ, tiêu, ớt khi chế biến thức ăn.
  • Trường hợp bị đau nhức răng không ăn được nhiều, bạn nên chia nhỏ các bữa chính. Ăn 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày với lượng thức ăn ít hơn sẽ giúp tránh bị đau răng và đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu chất dinh dưỡng trong ngày của cơ thể.

Bạn nên tìm hiểu thêm

Phương pháp xử lý khi lấy tủy răng không sạch

Lấy Tủy Răng Không Sạch Để Lại Biến Chứng Nghiêm Trọng

Lấy tủy răng không sạch có thể gây ra các biến chứng khôn lường khác nếu bạn không phát hiện...

Viêm tủy răng cửa là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Viêm Tủy Răng Cửa: Nên Nhổ Khi Nào? Có Đau Không?

Viêm tủy răng cửa là một trong những bệnh lý thường gặp hiện nay. Khi tủy răng bị viêm nhiễm...

Chi phí điều trị viêm tủy răng bao nhiêu?

Chi phí điều trị viêm tủy răng bao nhiêu tiền? Quy trình?

Chi phí điều trị viêm tủy răng bao nhiêu? Có đắt không? Đây là vấn đề được nhiều người bệnh...

Có nên đặt thuốc diệt tủy răng khi mang thai?

Đặt Thuốc Diệt Tủy Răng Khi Mang Thai Có Bị Sao Không?

Đặt thuốc diệt tủy răng khi mang thai có thật sự an toàn cho mẹ và bé không? Vấn đề...

Một số vấn đề khi chích thuốc tê lấy tủy răng

Lấy tủy răng có chích thuốc tê không? Có rủi ro hay không?

Lấy tủy răng có chích thuốc tê không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo đó, phương pháp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *