Thuốc diệt tủy răng: Mất bao lâu chết tủy? Có độc không?

Thuốc diệt tủy răng hiện nay không còn được sử dụng rộng rãi nhiều như trước. Tuy nhiên đây đã từng là phương pháp điều trị tủy răng hiệu quả mà nhiều bệnh viện, phòng khám sử dụng. Do các chuyên gia chỉ ra những mặt hạn chế của thuốc như có chứa thạch tín, rủi ro cao, hiệu quả chậm. Đồng thời với sự phát triển của y học hiện đại, đã có nhiều giải pháp an toàn, tiên tiến hơn ra đời và thay thế thuốc.

Thuốc diệt tủy răng là gì?

Có thể bạn chưa biết, thuốc diệt tủy răng là một trong những loại thuốc đã từng được dùng khá phổ biến trong điều trị viêm tủy răng. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, các phương pháp điều trị nội nha, gây tê lấy tủy đã dần thay thế cho loại thuốc này.

Thuốc diệt tủy răng là gì?
Thuốc diệt tủy răng được đặt vào vị trí cần điều trị để loại bỏ hoàn toàn ổ viêm

Bởi mặc dù thuốc diệt tủy răng sẽ làm chết tủy hoàn toàn trong 1 – 2 ngày đặt. Thế nhưng trong thuốc lại chứa thành phần là thạch tín có nhiều rủi ro phát sinh biến chứng, nhất là khi người bệnh vô tình nuốt phải thuốc.

Trước đây người ta sử dụng thuốc diệt tủy với mục đích là giảm đau nhức trong quá trình chữa tủy. Hiện nay, các chuyên gia cũng đã nhận định được tính nguy hại nếu thạch tín trong thuốc diệt tủy chẳng may bị bệnh nhân nuốt phải sẽ sinh những rủi ro khác.

Do đó, bác sĩ nha khoa ưu tiên dùng kỹ thuật gây tê, sử dụng máy móc hiện đại để làm sạch khoang tủy, buồng tủy thay cho dùng thuốc diệt tủy. Phần răng đã làm sạch nhanh chóng được trám kín với vật liệu thân thiện, giúp duy trì chức năng nhai cắn thức ăn.

Khi nào sử dụng thuốc diệt tủy?

Mặc dù thực tế thuốc diệt tủy có chứa thành phần gây hại là vậy, thế nhưng trong một số trường hợp người bệnh vẫn được chỉ định điều trị tủy bằng loại thuốc này. Chẳng hạn như người bị dị ứng thuốc gây tê, người đang mắc bệnh về mạch máu, tim mạch,…

Thuốc diệt tủy răng được đặt vào vị trí cần điều trị. Thuốc phát huy tác dụng giúp bệnh nhân giảm đau nhức tức thời. Khi nhận thấy cơ thể bệnh nhân đã đáp ứng yêu cầu lấy tủy, bác sĩ sẽ thực hiện sau đó trám răng bằng vật liệu phù hợp.

Khi nào sử dụng thuốc diệt tủy?
Do chứa thành phần độc tính nên không phải trường hợp nào cũng được chỉ định dùng thuốc diệt tủy

Vậy có trường hợp nào không nên sử dụng thuốc diệt tủy răng không? Câu trả lời là có, những trường hợp sau đây không phù hợp để dùng thuốc mà phải thay thế bằng các giải pháp khác:

  • Người bị quá mẫn, dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc diệt tủy răng.
  • Những bệnh nhân viêm tủy nặng, tủy răng hoại tử gần như toàn bộ và không thể phục hồi.
  • Trường hợp người bệnh viêm tủy phục hồi, không dùng thuốc đặt diệt tủy mà sẽ được thay thế bằng các biện pháp khác.
  • Tình trạng hư hỏng răng nặng không được chỉ định sử dụng thuốc diệt tủy.

Bạn nên đến phòng khám, bệnh viện điều trị viêm tủy răng nói riêng và những bệnh nha khoa nói chung khác từ giai đoạn sớm. Chọn địa chỉ uy tín, có bác sĩ giỏi để thực hiện. Trao đổi các vấn đề đang gặp phải, tiền sử dị ứng, thuốc đang sử dụng,… trung thực với nha sĩ để được chỉ định giải pháp điều trị thích hợp nhất.

Tham khảo thêm: Đang Cho Con Bú Lấy Tủy Răng Được Không? Sao Không?

Thuốc diệt tủy răng có độc không?

Như đã đề cập, thuốc diệt tủy răng có thành phần chính là thạch tín, đây là một loại độc tố có khả năng gây ra các phản ứng bất lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn chấp nhận cho phép dùng thuốc diệt tủy trong điều trị bệnh, có nghĩa thuốc vẫn nằm trong vòng an toàn, không gây hại cho con người.

Tuy nhiên, người dùng phải biết cách sử dụng, tốt nhất bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để việc chữa bệnh đạt hiệu quả tốt và an toàn nhất. Tùy từng trường hợp viêm nhiễm tủy bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp. Không phải đối tượng nào cũng được dùng thuốc diệt tủy răng.

Thuốc diệt tủy răng có độc không?
Thuốc có chứa thạch tín là chất gây phản ứng bất lợi cho người bệnh

Một số trường hợp quá mẫn, cơ địa nhạy cảm hoặc vô tình nuốt phải thuốc có thể gặp những biểu hiện bất thường. Đặc biệt có khả năng bệnh nhân bị biến chứng khi sử dụng thuốc, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mặc dù vậy con số ghi nhận những trường hợp này gần như là rất thấp.

Bạn đọc cần thăm khám bệnh ở những địa chỉ uy tín, có bác sĩ tay nghề giỏi để đảm bảo an toàn. Đồng thời như đã có đề cập bên trên, khi thăm khám bạn cần khai báo trung thực với bác sĩ những vấn đề đang gặp phải, tình trạng dị ứng, mẫn cảm, thuốc đang dùng,… để bác sĩ quyết định hướng điều trị phù hợp cho bạn.

Các loại thuốc diệt tủy răng hiện nay

Thuốc diệt tủy răng hiện nay có hai loại chính là loại chứa arsenic và loại không chứa arsenic. Theo đó, asen là thành phần thạch tín được thêm vào thuốc giúp quá trình diệt tủy diễn ra nhanh, giúp người bệnh kiểm soát cơn đau hữu hiệu. Cụ thể, hai loại thuốc như sau:

  • Loại có chứa arsenic (thạch tín): Thời gian phá hủy hoàn toàn tủy răng diễn ra trong 1- 2 ngày. Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc này cho bệnh nhân bởi những lo ngại như đã đề cập bên trên. Ngoài ra, rủi ro dùng thuốc này còn có thể khiến bệnh nhân mắc ung thư cao. Do đó, hiện nay thuốc chứa thạch tín có tỷ lệ sử dụng thấp, đa số các bệnh viện, phòng khám đều thay thế bằng các giải pháp có tính an toàn hơn.
  • Loại không chứa arsenic: Độ an toàn cao thuốc chứa arsenic, một số loại thường dùng như parachlorophenol, ephedrine hay camphor,… Công dụng chính của thuốc là giúp sát trùng vùng viêm, giảm tình trạng đau nhức và ngăn viêm nhiễm lan rộng. Trường hợp bệnh nhân bị dị ứng thuốc tê, thuốc gây mê có thể được cân nhắc chỉ định dùng loại thuốc này.

Quy trình đặt thuốc diệt tủy răng

Đặt thuốc diệt tủy răng những trường hợp cần thiết. Bác sĩ sẽ cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra cách chữa này, nhất là đối với trường hợp có nguy cơ gặp biến chứng hay cơ địa quá nhạy cảm,…

Quy trình đặt thuốc diệt tủy răng
Tốt nhất bệnh nhân nên đến địa chỉ bệnh viện uy tín để thực hiện điều trị viêm tủy răng và các vấn đề nha khoa khác

Những đối tượng được dùng thuốc thông thường có tủy răng chết nhưng không hoàn toàn, cơn đau nhức diễn ra nặng nề, làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và sức khỏe. Vậy cách đặt thuốc diệt tủy răng như thế nào? Dưới đây là quy trình đặt thuốc cơ bản:

  • Đầu tiên bệnh nhân được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, đưa ra kết luận và phác đồ điều trị.
  • Người bệnh sau đó sẽ được yêu cầu nằm lên ghế chuẩn bị đặt thuốc.
  • Phần răng bị hư hỏng được làm sạch, mở ống tủy. Thuốc được đặt vào vị trí cần điều trị.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ trám bít răng lại giữ thuốc bên trong để chúng phát huy hiệu quả. Đồng thời việc trám kín cũng sẽ ngăn thuốc không bị chảy vào khoang miệng, cuống họng.
  • 1 – 2 ngày sau khi đặt thuốc, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ bơm rửa sạch sẽ phần răng đã chết tủy hoàn toàn, tạo hình lại ống tủy rồi đặt thuốc sát trùng.
  • Tiếp tục trám răng tạo hình thẩm mỹ để duy trì bảo tồn răng và chức năng của răng.

Người bệnh nên đến bệnh viện hay phòng khám có bác sĩ giỏi để thực hiện giúp quá trình điều trị đảm bảo an toàn và hiệu quả. Không nên thực hiện tại những địa chỉ không có giấy phép rõ ràng, không vệ sinh an toàn có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo thêm: Viêm Tủy Răng Cửa: Nên Nhổ Khi Nào? Có Đau Không?

Sau khi đặt thuốc tủy khi nào chết hoàn toàn?

Thuốc diệt tủy răng sau khi được đặt vào răng sẽ có tác dụng sau 1 – 3 ngày. Thông thường sau 2 ngày tủy răng của bệnh nhân đã chết hoàn toàn. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ tủy và làm sạch ống tủy để chuẩn bị cho bước trám răng.

Tuy nhiên, thực tế còn phải dựa vào tình trạng viêm nhiễm tủy răng mà bạn gặp phải. Do đó thời gian tủy răng chết hoàn toàn sau khi đặt thuốc ở mỗi trường hợp là không giống nhau. Bệnh nhân nên đến tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra tình trạng tủy đã chết hoàn toàn hay chưa.

Đối với những chiếc răng lớn, có nhiều ống tủy thì thời gian diệt tủy sẽ kéo dài hơn những chiếc răng khác. Một số trường hợp phải mất 1 – 2 tuần thì quá trình diệt tủy mới hoàn tất. Do đó, bạn nên đến bệnh viện uy tín để trực tiếp được khám và trao đổi những thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.

Các vấn đề liên quan khác

Người bệnh sẽ vẫn cảm thấy khó chịu, ê buốt và đau nhức trong 1 – 2 ngày đầu đặt thuốc. Thời gian này thuốc phát huy tác dụng, tủy răng chưa chết hoàn toàn. Đến khi quá trình diệt tủy hoàn tất, cảm giác đau nhức mới thuyên giảm.

Các vấn đề liên quan khác
Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, kết hợp chăm sóc răng miệng đúng cách

Trường hợp bệnh nhân vô tình nuốt phải thuốc diệt tủy có nguy hiểm không? Do thuốc được bào chế dạng bột nhão, đặt vào trong răng sẽ được trám bít kỹ để ngăn tình trạng thuốc chảy ra ngoài khoang miệng. Vì thế bạn không cần quá lo lắng trường hợp nuốt phải thuốc, bởi xác suất xảy ra là hoàn toàn thấp.

Bên cạnh đó, so với những biện pháp khác thì đặt thuốc diệt tủy có thời gian phục hồi lâu hơn. Bạn nên chú ý việc chăm sóc răng miệng sau điều trị để phòng tránh các biến chứng không mong muốn. Đồng thời điều chỉnh những thói quen không lành mạnh để bảo vệ sức khỏe răng miệng được tốt nhất.

Thận trọng đối với những biến chứng có thể xuất hiện khi đặt thuốc diệt tủy răng. Bởi trong thuốc có chứa thành phần thạch tín, nếu dùng không đúng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ dị ứng, ung thư và nhiều phản ứng khác.

Chính vì thế nếu có nhu cầu sử dụng thuốc diệt tủy răng bạn nên đến gặp bác sĩ, thăm hỏi trực tiếp để được hỗ trợ. Không phải trường hợp nào cũng thích hợp sử dụng loại thuốc này. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng viêm tủy răng ở trẻ em

Viêm Tủy Răng Ở Trẻ Em: Biến Chứng Để Lại và Cách Chữa

Viêm tủy răng ở trẻ em thường xảy ra khi trẻ mọc răng sữa hoặc trên răng vĩnh viễn. Các...

Nguyên nhân và triệu chứng viêm tủy răng mãn tính

Viêm Tủy Răng Mãn Tính: Cách Điều Trị và Phòng Ngừa

Viêm tủy răng mãn tính gây ra các triệu chứng kéo dài, tuy nhiên sẽ mờ nhạt hơn giai đoạn...

Viêm chóp răng là gì?

Viêm Chóp Răng: Triệu Chứng và Cách Điều Trị, Khắc Phục

Viêm chóp răng là vấn đề nhiều người gặp phải hiện nay. Trường hợp viêm nhiễm không được kiểm soát...

10 Cách Chữa Viêm Tủy Răng Tại Nhà An Toàn Mà Dễ Dùng

Nhiều cách chữa viêm tủy răng tại nhà đang được bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng nhưng không phải...

Răng khôn bị viêm tủy là gì?

Răng khôn (răng số 8) bị viêm tủy do đâu? Nên chữa không?

Răng khôn bị viêm tủy là một trong các vấn đề nha khoa thường gặp hiện nay. Nếu không phát...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *