Lấy tủy răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng đến răng miệng không?

Lấy tủy răng sữa ở trẻ chỉ thực hiện khi được bác sĩ chỉ định. Đặc biệt đối với trường hợp viêm tủy nặng có khả năng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn, tình trạng nặng bắt buộc phải loại bỏ tủy răng sữa. Bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để khám chữa trị an toàn, hiệu quả nhất.

Lấy tủy răng sữa ở trẻ khi nào?

Viêm tủy răng ở trẻ em xảy ra ngày càng phổ biến. Răng sữa bị tổn thương tủy gây đau nhức khó chịu khiến bé ăn không ngon, ngủ không sâu giấc lâu dần gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Trường hợp viêm tủy răng ở trẻ em kéo dài không được chữa đúng cách hư hỏng hoàn toàn, lan rộng viêm nhiễm ra các răng lân cận.

Lấy tủy răng sữa ở trẻ khi nào?
Răng sữa bị hư hỏng tủy nặng được chỉ định lấy tủy để tránh viêm nhiễm lan rộng

Nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng này? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, răng sữa của trẻ em có thể bị hại khuẩn tấn công dễ dàng do trẻ có đề kháng yếu hơn người trưởng thành, do thói quen ăn kẹo không đánh răng, thức ăn mắc vào răng làm vi khuẩn có điều kiện lưu trú.

Viêm nhiễm ngày càng trầm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cho bé thực hiện các giải pháp điều trị tủy chuyên sâu như lấy tủy răng sữa ở trẻ. Tuy nhiên liệu giải pháp này có an toàn không? Khi nào thực hiện?

Theo các chuyên gia, việc loại bỏ tủy răng sữa thực tế không nguy hại như nhiều người vẫn nghĩ, đồng thời răng vĩnh viễn mới vẫn có thể mọc lại như bình thường. Do đó, nhằm ngăn chặn rủi ro vi khuẩn lan rộng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy răng sữa cho trẻ nhỏ.

Bởi trường hợp để răng sữa tự rụng có thể là cơ hội cho hại khuẩn lan rộng. Can thiệp chuyên sâu, tại chỗ nhanh chóng loại bỏ tủy viêm, hư hỏng là cách bảo vệ an toàn cho những chiếc răng khác. Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện uy tín, chất lượng có bác sĩ giỏi để khám răng và điều trị viêm tủy răng sữa một cách an toàn, hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm: Lấy tủy răng có chích thuốc tê không? Có rủi ro hay không?

Lấy tủy răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng gì không?

Răng sữa mọc và sau đó rụng để thay mới bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Chúng đảm nhận vai trò nghiền nhai thức ăn cho trẻ em, đồng thời còn giúp trẻ phát âm dễ dàng hơn. Việc lấy tủy răng hư hỏng sẽ giúp trẻ bảo tồn răng sữa thật, giúp việc ăn uống của bé dễ dàng hơn, chấm dứt những cơn đau nhức khó chịu khi viêm tủy răng.

Ngoài ra, răng sữa còn đảm nhận một vai trò khá quan trọng đó là giúp răng vĩnh viễn sẽ mọc đúng vị trí, thẳng hàng không bị xê lệch, chèn ép lẫn nhau. Duy trì răng sữa không loại bỏ sớm giúp răng vĩnh viễn mọc đều, đẹp hơn về sau. Đồng thời còn giúp bảo vệ khung xương hàm và nướu phát triển ổn định, hoàn thiện nhất.

Lấy tủy răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng gì không?
Lấy tủy răng sữa ở trẻ em tại cơ sở khám chữa nha khoa uy tín và chất lượng

Những trẻ nhổ bỏ răng sữa quá sớm thường gặp khó khăn trong việc phát âm, giọng thường bị ngọng nói không rõ tiếng, khó nghe. Do đó, điều trị tủy răng sữa cũng rất cần thiết. Không chỉ ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng mà còn giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, giúp bé phát âm tốt hơn.

Tuy nhiên, việc điều trị tủy nói chung, điều trị tủy ở trẻ em nói riêng đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Đối với trẻ em, nếu lấy tủy răng sữa không thuận lợi, không an toàn, trẻ có thể gặp phải những di chứng khác, chúng có thể kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, lấy tủy thời gian đầu trẻ em sẽ bị đau nhức, ê buốt khó ăn nhai, tuy nhiên các triệu chứng sẽ thuyên giảm trong thời gian ngắn. Do đó, bố mẹ nên tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ khám chữa nha khoa, uy tín chất lượng để đưa con đến khám và lấy tủy răng sữa ở trẻ.

Tùy tình trạng sức khỏe, mức độ viêm tủy răng ở mỗi bé mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp tương ứng. Sau khi loại bỏ ổ viêm nhiễm, răng sẽ được bảo tồn, làm sạch và trám kín. Bố mẹ nên hướng dẫn bé cách chăm sóc, bảo vệ răng để đảm bảo răng vĩnh viễn có điều kiện mọc đều hơn, đồng thời ngăn ngừa các rủi ro khác.

Các biện pháp lấy tủy răng sữa được áp dụng

Lấy tủy răng nói chung, lấy tủy răng sữa ở trẻ nói riêng là một trong những phương pháp giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm lan rộng, gây tổn thương nướu và các biến chứng không mong muốn khác. Tùy mỗi mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp phù hợp. Dưới đây là những biện pháp thực hiện điều trị cho trẻ thường được áp dụng:

Các biện pháp lấy tủy răng sữa được áp dụng
Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ, mức độ viêm nhiễm tủy bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp
  • Chụp tủy gián tiếp: Áp dụng cho trường hợp sâu răng sữa kích thước lớn, nằm gần buồng tủy. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng loại bỏ đi phần ngà bị tổn thương, giữ lại lớp ngà răng mỏng bao bọc tủy. Sau khi loại bỏ hết vi khuẩn, ổ viêm nhiễm trám bít lại răng sữa cho trẻ. Biện pháp này ngăn vi khuẩn tiếp tục tấn công, sau 10 – 12 tuần bác sĩ sẽ dùng vật liệu vĩnh viễn thay mới vật liệu trám cũ cho trẻ.
  • Chụp tủy trực tiếp: Áp dụng khi tủy răng bị lộ ra ngoài do chấn thương hoặc các tình trạng khác mà không có lỗ sâu răng. Vật liệu trám sẽ được đắp trực tiếp lên vùng cần điều trị, biện pháp cho hiệu quả nhanh.
  • Lấy tủy răng sữa từng phần: Trường hợp tủy răng không bị hư hỏng toàn bộ, một phần tủy vẫn bình thường sẽ được bác sĩ thực hiện lấy tủy từng phần. Mô tủy bị viêm nhiễm sẽ được loại bỏ rồi trám răng kín lại duy trì chức năng nhai.
  • Lấy tủy răng sữa hoàn toàn: Toàn bộ phần tủy bị tổn thương, hoại tử sẽ được loại bỏ, làm sạch và trám bít lại giúp bảo tồn răng sữa. Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp để triệt để tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Bạn đọc cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để khám và điều trị bệnh về tủy răng sữa. Không nên chủ quan, bởi nếu viêm nhiễm kéo dài có thể lan rộng và gây ra các biến chứng khác. Do đó, tốt hơn hết bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tham khảo thêm: Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tủy: Nguyên Nhân và Giải Pháp Xử Lý

Quy trình lấy tủy răng sữa ở trẻ em

Như các bạn đã biết, phần tủy răng là nơi chứa đựng mạch máu nuôi dưỡng răng và tập hợp nhiều dây thần kinh cảm giác. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài, bệnh nhi sẽ bị đau nhức răng khó chịu, dần dà tủy chết hoàn toàn, mất cảm giác, răng sữa gãy rụng và lan rộng viêm nhiễm.

Quy trình lấy tủy răng sữa ở trẻ em
Quy trình lấy tủy không quá phức tạp, không gây đau đớn cho trẻ

Do đó, phương án lấy tủy răng sữa ở trẻ sẽ được tiến hành nhằm khắc phục tình trạng này một cách triệt để nhất, đặc biệt đối với bệnh nặng. Dưới đây là quy trình cơ bản bạn đọc có thể tham khảo:

Đầu tiên cần khám, kiểm tra tình trạng viêm tủy ở trẻ diễn biến như thế nào. Bác sĩ sẽ áp dụng các kỹ thuật nha khoa nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp.

  • Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh toàn bộ khoang miệng cho trẻ, làm sạch mảng bám trên răng rồi gây tê tại chỗ để chuẩn bị lấy tủy.
  • Tiến hành đặt đế cao su, lấy tủy răng theo các thủ thuật chuyên khoa. Loại bỏ tủy hư hỏng rồi trám răng sữa giúp trẻ ăn uống bình thường.
  • Hoàn tất điều trị, vệ sinh răng, xem xét khớp nhai có bị ảnh hưởng, bị cộm khó chịu cho trẻ không.

Thời gian lấy tủy răng ở trẻ nhanh chóng, không gây đau đớn nhờ thuốc gây tê tiêm tại chỗ. Tuy nhiên sau khi thuốc hết tác dụng, trẻ em có thể bị đau âm ỉ và ê buốt. Bạn không cần quá lo bởi những tình trạng này sẽ cải thiện sau đó, đặc biệt nếu bạn biết cách chăm sóc, bảo vệ răng sữa đúng và phù hợp.

Lưu ý khi lấy tủy răng sữa cho trẻ em

Lấy tủy răng sữa ở trẻ em không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Bạn nên đưa bé đến nha khoa hoặc bệnh viện chuyên khoa uy tín, có bác sĩ giỏi để thực hiện. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi tình trạng viêm tủy răng sữa.

Lưu ý khi lấy tủy răng sữa cho trẻ em
Chăm sóc bảo vệ răng miệng cho trẻ sạch sẽ

Bên cạnh những vấn đề kể trên, bạn đọc nên lưu ý những việc nên và không nên làm sau lấy tủy răng sữa để đảm bảo an toàn cho trẻ:

  • Răng sau lấy tủy nhạy cảm, hàm có thể bị đau âm ỉ, khó chịu khi thuốc tê hết tác dụng. Trong thời gian đầu bạn nên cho bé ăn những món cháo, súp loãng, không nên cho bé ăn nhai vật cứng, đồ ăn quá dai để tránh gây ảnh hưởng đến răng vừa điều trị.
  • Không cho trẻ mới điều trị tủy ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời không nên cho bé ăn đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn chiên rán chế biến sẵn. Bởi chúng chứa các hoạt chất không có lợi, đặc biệt là rủi ro gây béo phì, viêm nhiễm tấn công răng gây hư hỏng kéo dài.
  • Dạy trẻ cách đánh răng đúng cách, tuy nhiên không nên đánh quá mạnh, dùng lực chà xát răng dễ làm răng nướu tổn thương. Phụ huynh nên lựa chọn bàn chải lông mềm, kích thước phù hợp với miệng của trẻ, dùng kem đánh răng ngăn ngừa sâu răng loại cho trẻ nhỏ.
  • Khám nha khoa nếu nhận thấy hiện tượng sâu răng, viêm nhiễm tái phát, không cải thiện. Dựa trên kết quả thu được, giải pháp điều trị sẽ được xem xét thực hiện cho trẻ em nhằm đảm bảo an toàn, phòng ngừa biến chứng.

Hy vọng qua bài viết kể trên, bạn đọc đã hiểu thêm về phương pháp lấy tủy răng sữa ở trẻ. Đồng thời nội dung cũng giúp giải đáp được thắc mắc việc lấy tủy ở trẻ có ảnh hưởng gì không. Theo đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn cách can thiệp phù hợp. Bố mẹ hạn chế trường hợp lạm dụng thuốc uống khi chưa được chỉ định cho trẻ em để tranh gây tác dụng phụ.

Có thể bạn quan tâm

Chẩn đoán và chữa trị viêm tủy răng cho bà bầu

Bà Bầu Bị Viêm Tủy Răng và Cách Chữa Trị An Toàn Cho Mẹ

Bà bầu bị viêm tủy răng cảm thấy đau nhức khó chịu, các triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến...

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm tủy răng

Thuốc Kháng Sinh Điều Trị Viêm Tủy Răng: Tốt Hay Là Hại?

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn chặn...

Nguyên nhân gây viêm tủy răng

Viêm Tủy Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Hướng Điều Trị

Viêm tủy răng là một trong những bệnh nha khoa thường gặp hiện nay. Triệu chứng do bệnh gây ra...

Viêm tủy răng cửa là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Viêm Tủy Răng Cửa: Nên Nhổ Khi Nào? Có Đau Không?

Viêm tủy răng cửa là một trong những bệnh lý thường gặp hiện nay. Khi tủy răng bị viêm nhiễm...

Tủy răng là gì?

Tủy Răng Là Gì? Tác Dụng – Tầm Quan Trọng Với Răng Lợi

Tủy răng có cấu trúc khá phức tạp, nằm giữa lớp ngà răng, men răng cứng, chứa nhiều mạch máu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *