Thuốc Kháng Sinh Điều Trị Viêm Tủy Răng: Tốt Hay Là Hại?

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến, tuy nhiên cần thận trọng bởi chúng có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ. Tham khảo các loại thuốc được kê đơn điều trị viêm tủy răng trong bài viết dưới đây.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng được sử dụng

Viêm tủy răng là một bệnh lý nha khoa xảy ra khi hại khuẩn tấn công sâu vào trong răng. Tủy là nơi chứa đựng nhiều mạch máu và liên kết dây thần kinh giúp nuôi dưỡng răng. Nếu tủy bị vi khuẩn tấn công dẫn đến hoại tử, hư hỏng sẽ gây ra nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng được sử dụng
Viêm tủy răng là vấn đề nhiều người gặp phải hiện nay

Ban đầu, các biểu hiện thường khó nhận biết, tuy nhiên khi tuy dần bị tấn công cơn đau bắt đầu xuất hiện. Đau nhức trở nên nặng nề hơn, tủy bị phá hủy. Đến khi bộ phận này bị hoại tử hoàn toàn cơn đau sẽ biến mất, răng yếu dễ bị gãy hoặc rụng mất, việc ăn uống của người bệnh trở nên khó khăn.

Chính vì thế, bác sĩ nha khoa khuyên bạn không nên chủ quan khi nhận thấy răng có những biểu hiện bất thường. Nếu can thiệp khắc phục, chăm sóc đúng cách có thể giúp bảo vệ răng thật, hạn chế biến chứng gây hại cho đời sống và sức khỏe.

Hiện nay có nhiều phương án can thiệp điều trị tủy. Trong đó có thể kể đến cách chữa bằng thuốc, thủ thuật nha khoa chuyên sâu. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị tương ứng với tình trạng viêm tủy ra, tổn thương hoặc các vấn đề liên quan khác.

Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng là một trong những phương án được áp dụng phổ biến. Thuốc có tác dụng kiểm soát sự tấn công của hại khuẩn, loại bỏ chúng, ngăn ngừa biến chứng. Ngoài ra, thuốc có thể được dùng kết hợp trong quá trình chữa trị chuyên sâu, giúp tăng hiệu quả điều trị viêm tủy.

Vậy có những loại thuốc kháng sinh nào được sử dụng để chữa trị bệnh lý nha khoa này? Dưới đây là một trong những loại thuốc dùng phổ biến nhất:

Paracetamol

Paracetamol là thuốc kháng sinh thuộc nhóm thuốc giảm đau. Thuốc có tác dụng như tên gọi của nó là giảm đau, kháng viêm cho người bệnh. Không chỉ viêm tủy răng, Paracetamol còn được dùng cho nhiều trường hợp khác giúp hạ sốt, xoa dịu cơn đau cho người bệnh.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng được sử dụng
Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau Paracetamol kiểm soát triệu chứng

Trường hợp dùng thuốc kháng sinh giảm đau Paracetamol điều trị bệnh viêm tủy răng tại nhà giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu. Hoạt chất có trong thuốc giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại, giảm sưng viêm tại răng bị tổn thương.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý, đây là thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng, trên thực tế tình trạng viêm tủy răng sẽ không biến mất hoàn toàn. Do đó, bạn nên kết hợp điều trị bằng biện pháp chuyên sâu hơn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, tránh lạm dụng, dùng thuốc có thể gây ra một số phản ứng phụ, đặc biệt nguy hiểm nếu dùng chung với rượu, thức uống chứa cồn. Không sử dụng nếu bệnh nhân đang gặp vấn đề về tim mạch, người bệnh gan, thận,… Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc kháng sinh giảm đau.

Liều dùng tham khảo:

  • Đối với người trưởng thành, trẻ trên 16 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên, uống cách nhau từ 4 đến 6 tiếng nếu có hiện tượng đau nhức kèm theo sốt cao.
  • Người khỏe mạnh bình thường: Uống không quá 8 viên thuốc trong 24 tiếng, không lạm dụng tránh gây ngộ độc.
  • Trẻ em từ 10 – 15 tuổi: Liều dùng không quá 4 viên thuốc mỗi ngày.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi: Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng phù hợp cho bé.

Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, không dùng cho bệnh nhân bệnh tim, thận, gan nếu không được bác sĩ chỉ định. Thông báo với bác sĩ những thuốc đang dùng để bác sĩ cân nhắc kết hợp thuốc phù hợp.

Tác dụng phụ: Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng thuộc nhóm thuốc giảm đau Paracetamol có khả năng gặp phải một vài phản ứng phụ. Chẳng hạn cảm giác khó thở, bỏng rát, ngứa ngáy da, phù mặt, cổ,… Ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ nếu triệu chứng bất thường xảy ra kéo dài không thuyên giảm.

Tham khảo thêm: Răng Ngả Màu Sau Lấy Tủy và Giải Pháp Cải Thiện Hay

Efferalgan

Efferalgan là nhóm thuốc giảm đau có chứa hoạt chất chính là Paracetamol. Tương tự như loại thuốc kể trên, Efferalgan cũng thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm tủy răng, giúp ức chế vi khuẩn và kiểm soát triệu chứng khó chịu.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng được sử dụng
Ức chế và loại bỏ hại khuẩn bằng thuốc kháng sinh Efferalgan

So với Paracetamol, Efferalgan thường được sử dụng cho những trường hợp đau do viêm tủy răng nặng nề. Thuốc sử dụng theo đường uống với dạng viên sủi, tan nhanh trong nước. Tác dụng của thuốc phát huy nhanh, giúp người bệnh giảm đau hiệu quả, tuy nhiên đây không phải là thuốc đặc trị viêm tủy răng.

Các triệu chứng như đau nhức, ê buốt, kèm theo sốt cao, các biểu hiện toàn thân có thể được kiểm soát sau khi sử dụng Efferalgan. Mặc dù vậy, tổn thương bên trong răng, tình trạng hoại tử tủy tốt nhất cần có sự can thiệp nha khoa chuyên sâu mới loại bỏ hoàn toàn.

Do đó, chỉ dùng Efferalgan cho trường hợp tạm thời, không phải là cách chữa bệnh dứt điểm. Ngoài ra, dùng thuốc cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ, do đó bệnh nhân được khuyên nên uống theo hướng dẫn của bác sĩ.

Liều dùng tham khảo:

  • Trẻ em dưới 15 tuổi: Uống theo chỉ định, không uống quá 4 viên mỗi ngày, mỗi lần dùng 1 viên cách nhau 6 giờ đồng hồ.
  • Trẻ trên 15 tuổi: Dùng mỗi lần 1 viên, không sử dụng quá 6 viên mỗi ngày.
  • Người trưởng thành: Dùng mỗi lần 1 viên, trường hợp đau nhức dữ dội có thể sử dụng 2 viên/ lần, tuy nhiên không nên lạm dụng. Uống nhắc lại mỗi 4 – 6 giờ một lần.

Chống chỉ định: Không dùng Efferalgan cho đối tượng phụ nữ mang thai, đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ. Không dùng thuốc chung với đồ uống chứa cồn để tránh gây ngộ gộc, tổn thương gan. Một số trường hợp cần thận trọng, bao gồm người gặp vấn đề gan, thận, người bị suy nhược, mất nước, không dung nạp fructose,…

Tác dụng phụ: Dùng Efferalgan điều trị viêm tủy răng có thể gây ra các phản ứng phụ tương tự như thuốc kể trên, tuy nhiên chúng sẽ thuyên giảm sau thời gian ngắn. Trường hợp các dấu hiệu bất thường kéo dài cần liên hệ để được bác sĩ hỗ trợ.

Clindamycin

Trường hợp viêm tủy răng liên quan đến hiện tượng nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc dùng Clindamycin cho bệnh nhân. Clindamycin có tác dụng ức chế vi khuẩn gây hại, giảm triệu chứng đau nhức khó chịu và những vấn đề liên quan khác cho người bệnh.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng được sử dụng
Clindamycin là thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng được dùng phổ biến

Thuốc có tác dụng nhanh chóng do đó được dùng trong những trường hợp cần kiểm soát triệu chứng tức thời. Thuốc có dạng uống hoặc dạng tiêm, bôi ngoài da. Trường hợp viêm tủy răng thường được dùng theo dạng uống. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách sử dụng an toàn, hiệu quả nhất.

Liều dùng tham khảo: Uống 150mg – 300mg cách 6 tiếng một lần. Dùng cho trẻ em theo liều dùng được bác sĩ chỉ định, không cho trẻ uống bừa bãi.

Chống chỉ định: Không dùng Clindamycin cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Thông báo với bác sĩ bệnh lý đang gặp phải, loại thuốc điều trị bệnh đang sử dụng để bác sĩ có những cân nhắc trước khi chỉ định phác đồ điều trị viêm tủy răng.

Tác dụng phụ: Thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường.

Tham khảo thêm: Thuốc diệt tủy răng: Mất bao lâu chết tủy? Có độc không?

Penicillin

Penicillin là thuốc kháng sinh được kê đơn trong các trường hợp điều trị viêm tủy răng phổ biến hiện nay. Đây là nhóm thuộc thuộc beta lactam, sử dụng chủ yếu cho các trường hợp viêm tủy do nhiễm khuẩn các vi sinh vật. Có nhiều loại Penicillin, mỗi trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng được sử dụng
Chỉ định Penicillin điều trị viêm tủy răng cho bệnh nhân

Thuốc mang lại hiệu quả nhanh, ức chế hoạt động của hại khuẩn gây hại bên trong tủy răng. Ngoài Penicillin bác sĩ cũng có thể kê Amoxicillin cho bệnh nhân, hai loại thuốc điều trị viêm tủy răng được dùng phổ biến, giúp chặn đứng sự tấn công của hại khuẩn.

Tuy nhiên đây không phải là thuốc đặc trị, do đó bạn chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tránh trường hợp quá liều, kết hợp thuốc bừa bãi gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.

Liều dùng tham khảo: Tùy tình trạng viêm tủy răng của mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thuốc phù hợp. Không tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị và sức khỏe.

Chống chỉ định: Không sử dụng Penicillin cho đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Không dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú.

Tác dụng phụ: Người sử dụng có thể gặp phải một số phản ứng sau khi dùng Penicillin, hãy thông báo với bác sĩ nếu chúng không thuyên giảm và có chiều hướng trở nên nặng nề hơn.

Azithromycin

Azithromycin đây cũng là thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng được sử dụng phổ biến hiện nay. Tùy tình trạng viêm nhiễm mà người bệnh đang gặp phải bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp, trong đó dùng Azithromycin là một trong những cách ức chế hoạt động của hại khuẩn.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng được sử dụng
Thuốc Azithromycin được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân viêm tủy

Thuốc đồng thời giúp loại bỏ chúng, ngăn chặn rủi ro phát sinh, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Thông thường Azithromycin sẽ được kê đơn trong trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra, răng bị nhiễm trùng mức độ trung bình đến nặng.

Liều dùng tham khảo: Sử dụng theo đơn bác sĩ, không lạm dụng thuốc hoặc tự ý kết hợp thuốc bừa bãi để tránh tình trạng tương tác thuốc, ngộ độc nguy hiểm cho sức khỏe.

Chống chỉ định: Azithromycin không phù hợp cho người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Thận trọng đối với người đang gặp vấn đề gan, thận, tim mạch.

Tác dụng phụ: Một số biểu hiện khi dùng thuốc xảy ra như bao tử khó chịu, buồn nôn, đau bụng,… Hãy thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ khi các triệu chứng bất thường xuất hiện thường xuyên và với mức độ nặng nề.

Metronidazole

Metronidazole là thuốc kháng sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm tủy răng. Đây cũng là một trong những thuốc được kê đơn cho người bệnh phổ biến hiện nay. Đặc biệt là trường hợp viêm tủy răng liên quan đến vi khuẩn kỵ khí gây ra.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng được sử dụng
Metronidazole – Thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị bệnh viêm tủy răng

Bên cạnh đó, các đối tượng viêm tủy có hiện tượng nhiễm trùng, viêm nặng sẽ được dùng Metronidazole ức chế các phản ứng gây ảnh hưởng sức khỏe. Sử dụng thuốc dựa trên đơn được bác sĩ kê, tránh việc tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều dùng khiến cơ thể gặp nhiều phản ứng phụ nguy hiểm.

Liều dùng tham khảo: Không lạm dụng, dùng từ 500mg – 750mg mỗi 8 tiếng/lần.

Chống chỉ định: Không dùng cho người bị quá mẫn với thành phần của thuốc. Không sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, tốt nhất chỉ dùng theo đơn được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Tác dụng phụ: Sử dụng Metronidazole cho trường hợp viêm tủy răng có thể gặp phải các phản ứng phụ như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, táo bón,… Hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nếu các biểu hiện ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trên đây là một vài loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng được bác sĩ nha khoa kê đơn cho người bệnh. Mỗi loại thuốc sẽ có chỉ định và chống chỉ định riêng, liều dùng không tùy tiện để tránh gặp phải các tác dụng phụ làm ảnh hưởng sức khỏe và kết quả điều trị bệnh.

Tham khảo thêm: Viêm Tủy Răng Cửa: Nên Nhổ Khi Nào? Có Đau Không?

Có nên dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng không?

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng là cách được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên trên thực tế thuốc chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng, ức chế hoạt động của hại khuẩn gây bệnh. Tổn thương sâu bên trong chưa được giải quyết triệt để có khả năng tiếp tục tiến triển gây ảnh hưởng sức khỏe.

Do đó, thông thường thuốc kháng sinh sẽ được kê kết hợp với các biện pháp nha khoa chuyên sâu như điều trị tủy, trám răng, bọc răng sứ,… để loại bỏ ổ viêm, tủy hoại tử ra khỏi răng hoàn toàn. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp nhất.

Có nên dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng không?
Khám nha khoa và sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

Bạn không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, nhất là trường hợp tự ý sử dụng, dùng quá liều có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Chúng khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Cụ thể:

  • Ảnh hưởng vi khuẩn có lợi: Thuốc kháng sinh không chỉ loại bỏ hại khuẩn, ngay cả những lợi khuẩn cũng bị tiêu diệt. Chính vì thế, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn liều dùng phù hợp, an toàn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Bởi nếu lạm dụng sẽ khiến lợi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa bị mất đi, kéo theo nhiều vấn đề nguy hại khác.
  • Ảnh hưởng đến nội tạng: Lạm dụng thuốc kháng sinh khiến cho các cơ quan như gan, thận rối loạn chức năng. Đây là một trong những hệ lụy cần khắc phục nếu không muốn cơ thể gặp phải các tác dụng phụ khó lường khác.
  • Tăng nguy cơ kháng thuốc: Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng quá liều, lạm dụng thường xuyên khiến cơ thể kháng thuốc. Khi đó, nếu viêm nhiễm tiếp tục tái phát, bạn dùng thuốc kháng sinh sẽ không còn hiệu quả như trước.
  • Gây rủi ro sốc phản vệ: Trường hợp bệnh nhân uống thuốc không đúng liều, kết hợp nhiều loại thuốc không được chỉ định có khả năng đối mặt với rủi ro sốc phản vệ.

Ngoài những vấn đề kể trên, tình trạng quá liều, sử dụng kháng sinh không đúng cách còn gây ra nhiều hệ lụy khác. Các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn, hoạt động kém làm sức khỏe suy nhược, tình trạng viêm tủy răng không được kiểm soát mà còn trở nên nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm: Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tủy: Nguyên Nhân và Giải Pháp Xử Lý

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng. Như đã đề cập bên trên, thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng, ức chế và loại bỏ hại khuẩn. Tuy nhiên khi sử dụng không đúng cách, người dùng có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Chính vì thế, chuyên gia khuyên bạn nên đến phòng khám hoặc bệnh viện uy tín để kiểm tra tình trạng viêm tủy răng. Dựa vào mức độ viêm nhiễm của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp, không tự ý dùng hoặc kết hợp thuốc kháng sinh bừa bãi.

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm tủy răng
Tuân thủ phác đồ điều trị, sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả chữa bệnh về tủy răng, bạn nên kết hợp chăm sóc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày cho hợp lý. Cụ thể:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng kem đánh răng, nước súc miệng làm sạch khoang miệng. Không nên dùng vật nhọn cạy kẽ răng để lấy thức ăn thừa mắc vào. Thay vào đó bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa, dùng tăm nước.
  • Đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần, không đánh quá mạnh khiến răng, lợi bị tổn thương làm hại khuẩn có điều kiện tấn công.
  • Ăn uống khoa học, xây dựng thực đơn lành mạnh, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ. Ưu tiên ăn hoa quả tươi, trái cây để cung cấp vitamin, tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Không nên để căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe làm tình trạng viêm nhiễm diễn ra dễ dàng hơn, bởi khi hệ miễn dịch và đề kháng suy yếu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
  • Tập thể dục, rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe tổng thể giúp bạn phòng ngừa nhiều vấn đề khác.
  • Kiểm tra răng miệng, cạo vôi răng làm sạch mảng bám trên răng định kỳ. Nếu phát hiện bất thường, can thiệp kiểm soát sớm bảo vệ sức khỏe.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng được chỉ định sử dụng cho các trường hợp cụ thể. Mỗi người sẽ được bác sĩ hướng dẫn phác đồ chữa viêm tủy răng dựa vào tình hình sức khỏe, mức độ tổn thương, hoại tử tủy. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn, kết hợp chăm sóc cơ thể tốt theo những lưu ý bên trên để bệnh sớm được kiểm soát, ngăn chặn rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân gây viêm tủy răng

Viêm Tủy Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Hướng Điều Trị

Viêm tủy răng là một trong những bệnh nha khoa thường gặp hiện nay. Triệu chứng do bệnh gây ra...

Nguyên nhân gây viêm tủy răng số 6,7

Viêm Tủy Răng Số 6,7: Dấu Hiệu và Biến Chứng Khó Lường

Viêm tủy răng số 6,7 là vấn đề nha khoa nhiều người gặp phải hiện nay. Trường hợp tủy bị...

Một số vấn đề khi chích thuốc tê lấy tủy răng

Lấy tủy răng có chích thuốc tê không? Có rủi ro hay không?

Lấy tủy răng có chích thuốc tê không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo đó, phương pháp...

Viêm Tủy Răng Nên Ăn Gì và Kiêng Ăn Gì Cải Thiện Bệnh?

Tuân thủ một chế độ kiêng cữ phù hợp trong ăn uống có thể giúp cải thiện các triệu chứng...

Viêm tủy răng uống thuốc gì? Các loại thường dùng

Viêm Tủy Răng Uống Thuốc Gì? 8 Loại Thuốc Tốt Nhất

Viêm tủy răng uống thuốc gì? Câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Hiện nay với sự phát triển...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *