Viêm đường tiết niệu khi mang thai điều trị như thế nào mới tốt?

Bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai xảy ra khá phổ biến do ảnh hưởng sự thay đổi hóc môn và sự phát triển của tử cung. Hầu hết các trường hợp đều được điều trị ngay bằng các loại thuốc kháng sinh an toàn để ngăn chặn không cho nhiễm trùng phát triển đến thận và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai
Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai

Có khoảng 10% phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu. Bệnh có thể xảy ở 3 tháng đầu, giữa hoặc những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân bắt nguồn từ những lý do sau:

  • Do niệu đạo ngắn: Ở phụ nữ mang thai nói riêng và phụ nữ nói chung, khoảng cách từ niệu đạo đến hậu môn rất ngắn. Nếu không vệ sinh vùng kín đúng cách, vi khuẩn có thể tấn công vào niệu đạo và di chuyển đến các bộ phận khác củ đường tiết niệu như bàng quang, thận khiến chúng bị viêm.
  • Thay đổi hóc môn: Sự rối loạn hóc môn trong thai kỳ có thể dẫn đến những thay đổi trong hoạt động của đường tiết niệu, điều đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bà bầu.
  • Do áp lực lên bàng quang: Khi mang thai, tử cung ngày càng phát triển to gây áp lực trực tiếp lên bàng quang và khiến cho đường thoát của nước tiểu bị thu hẹp. Lượng nước tiểu còn sót lại có thể ẩn chứa vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm.
  • Các nguyên nhân khác: Lau chùi hậu môn từ sau ra trước, tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch, thụt rửa âm đạo không đúng cách, dùng xà bông và dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất tẩy mạnh…

Xem thêm: Viêm đường tiết niệu ở nữ giới: Những thông tin chị em cần biết

Các dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì?

Nếu bạn bị viêm đường tiết niệu, các triệu chứng sau có thể xảy ra:

  • Thường xuyên mót tiểu, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu khá ít
  • Khó tiểu, tiểu dắt, đau và nóng rát khi đi tiểu
  • Mỗi lần đi tiểu có cảm giác vẫn còn sót nước tiểu trong bàng quang
  • Đau ở vùng lông mu hoặc đau lưng
  • Nước tiểu có mùi, vẩn đục, đôi khi có lẫn máu
  • Có thể sốt hoặc không
  • Ớn lạnh trong người
  • Đau ở khu vực bụng dưới
  • Quan hệ thấy đau
  • Mất kiểm soát bàng quang gây rò rỉ nước tiểu, tiểu không tự chủ.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không?

Mẹ bị viêm đường tiết niệu khi mang thai hoặc bất kì nhiễm trùng nào khác đều có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Nếu bệnh không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng – bao gồm nhiễm trùng thận. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật và sinh non.

viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ khi mang thai nếu ảnh đến thận có thể gây sinh non

Ngoài ra, các dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể khiến bà bầu mệt mỏi, ăn uống kém và có khả năng tăng nguy cơ hạn chế tăng trưởng của thai nhi.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng bởi việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh chóng được chữa lành mà không gây ra bất kì ảnh hưởng xấu nào đến em bé trong bụng.

Phương pháp chẩn đoán viêm tiết niệu khi mang thai

Xét nghiệm và nuôi cấy nước tiểu có thể giúp phát hiện bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ khi mang thai. Sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu sẽ cho thấy nhiễm trùng. Nếu các tế bào máu đỏ và trắng được tìm thấy, bệnh của bạn có thể đang ở mức độ nghiêm trọng.

Làm thế nào để điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai?

Việc chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai thường được tiến hành ngay lập tức. Bạn sẽ dùng thuốc kháng sinh trong 3 – 7 ngày hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ. Các loại kháng sinh như Amoxicillin , Erythromycin và Penicillin – được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai.

Các triệu chứng của bệnh có thể biến mất sau khoảng 3 ngày dùng thuốc. Hãy uống tất cả các loại thuốc bác sĩ đã kê theo đúng lịch trình. Đừng dừng lại sớm, ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm bởi hành động này có thể gây lờn thuốc, kéo dài thời gian điều trị bệnh.

Nếu nhiễm trùng đã lây lan đến thận, bác sĩ có thể kê cho bạn một loại thuốc kháng sinh mạnh hơn hoặc tiêm thuốc qua tĩnh mạch.

mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai
Thuốc kháng sinh thường được chỉ định để điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai

Có thể ngăn ngừa viêm đường tiết niệu ở nữ khi mang thai không?

Chúng ta không thể ngăn ngừa được bệnh một cách tuyệt đối trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, một số lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

  • Uống nhiều nước: Cố gắng uống ít nhất 8 ly nước một ngày. Sự gia tăng số lần đi tiểu sẽ giúp bạn loại bỏ được vi khuẩn ra khỏi niệu đạo.
  • Đi tiểu thường xuyên: Có thể bạn sẽ cảm thấy phiền toái khi cơ thể cứ thôi thúc muốn đi tiểu liên tục, tuy nhiên hãy cố gắng đi khi có nhu cầu. Đừng cố gắng nín nhịn vì việc giữ nước tiểu trong người sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bùng phát gây viêm đường tiết niệu khi mang thai.
  • Mặc đồ lót có kích cỡ phù hợp, chất liệu làm bằng cotton: Vi khuẩn và nấm có thể phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Do đó, bạn nên mặc quần lót có kích cỡ vừa vặn, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để vùng kín luôn khô ráo. Có thể cởi bỏ quần lót trong khi ngủ để không khí được lưu thông tốt.
  • Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau: Đây là việc làm bạn cần luôn ghi nhớ, đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Việc lau chùi hậu môn từ trước ra sau sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng nhiễm khuẩn ngược.
  • Thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm vệ sinh phụ nữ: Việc sử dụng các sản phẩm có mùi, bao gồm xà bông, nước rửa phụ khoa hay giấy vệ sinh có thể khiến khu vực tổn thương bị kích ứng nặng thêm. Hãy thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ sản phụ khoa để lựa chọn được sản phẩm thích hợp trong giai đoạn bầu bí. Đồng thời, tuyệt đối không được thụt rửa hậu môn bừa bãi khi đang có thai.
  • Duy trì một chế độ ăn lành mạnh: Với một chế độ ăn uống khoa học, bạn sẽ hạn chế được tình trạng viêm đường tiết niệu và duy trì được trạng thái sức khỏe tốt nhất khi mang thai. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn sữa chua hàng ngày hoặc uống men vi sinh nếu bạn đang dùng kháng sinh để giúp khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn có lợi. Thường xuyên uống nước ép nam việt quất và tránh ăn nhiều đồ ngọt có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
  • Nghỉ ngơi nhiều: Ngủ đủ giấc để sức khỏe luôn được đảm bảo

Nếu đang được điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai, bạn nên kiêng quan hệ tình dục để tránh cho tổn thương không trở nên trầm trọng hơn.

Thông tin trong bài chỉ nhằm mục đích tham khảo, không thể thay thế cho chẩn đoán và chỉ định điều trị của nhân viên y tế.

Có thể bạn quan tâm: 

Tìm hiểu viêm niệu đạo do lậu là gì?

Viêm niệu đạo do lậu là gì? Giải pháp điều trị

Viêm niệu đạo do lậu là bệnh lý nguy hiểm thể hiện cho tình trạng nhiễm trùng niệu đạo dẫn...

chữa viêm niệu đạo tại nhà

7 cách chữa viêm niệu đạo tại nhà đơn giản, hiệu quả

Các cách chữa viêm niệu đạo tại nhà đa phần đều lành tính và rất dễ thực hiện. Mặc dù...

phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu có thể bạn chưa biết

Viêm đường tiết niệu là một căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Hiểu...

Viêm đường tiết niệu không làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt

Liệu viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở nữ giới. Nó xảy ra khi đường tiết...

Người bệnh viêm đường tiết niệu có mang thai được không?

Viêm đường tiết niệu (UTI) thuộc một dạng nhiễm trùng do một số vi khuẩn tấn công vào bàng quang...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *