Viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm? Điều cần biết
Viêm tai giữa tái phát nhiều lần thường được gọi là bệnh viêm tai giữa mạn tính. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra thông tin cơ bản mà người đọc nên biết về bệnh viêm tai giữa mạn tính.
Viêm tai giữa mạn tính là gì?
Chúng ta có thể hiểu bệnh viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm không lành. Tức là nhiễm trùng tai tái phát nhiều lần và gây ra sự ảnh hưởng trong màng nhĩ.
Lúc này vòi nhĩ, tức là phần ống dịch nối với tai giữa có hiện tượng nhiễm trùng. Sự tích tụ của mủ trong tai giữa tạo áp lực cho màng nhĩ và gây đau. Nếu không được điều trị sớm thì tình trạng nhiễm trùng sẽ tiến triển nhanh và không thể điều trị được, có nguy cơ cao bị thủng màng nhĩ.
Do vòi nhĩ của trẻ em nhỏ hơn và hẹp hơn nên dễ mắc bệnh viêm tai giữa so với người lớn. Không những vậy, bệnh dễ phát triển và chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu bậc phụ huynh không chăm sóc đúng cách.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai giữa mạn tính
Việc xác định nguyên nhân gây viêm tai giữa mạn tính có tác dụng khá tốt đối với việc điều trị cũng như phòng chống. Bệnh ở giai đoạn này được phát triển từ bệnh viêm tai giữa cấp tính kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Tức là việc điều trị bệnh từ giai đoạn cấp tính có thể ngăn chặn được bệnh phát triển qua giai đoạn mạn tính.
Viêm tai giữa mạn tính cũng xảy ra khi vòi nhĩ bị tắc. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở trẻ em do vòi nhĩ của trẻ thường ngắn và hẹp hơn.
Tình trạng mủ tích tụ trong khoang tai giữa có thể gây nhiễm trùng, đau và hàng loạt các triệu chứng khác.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa mạn tính thông thường do: nhiễm khuẩn, cảm cúm hay các bệnh cúm khác. Ngoài ra còn có các yếu tố tác động làm cho bệnh phát triển nhanh hơn, bao gồm: nhiễm trùng đường hô hấp trên, hội chứng Down, hở hàm ếch, tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh…
Triệu chứng bệnh viêm tai giữa mạn tính
Các triệu chứng của viêm tai giữa mạn tính không có quá nhiều khác biệt so với bệnh viêm tai giữa cấp tính. Các biểu hiện bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai. Thông thường hay gặp phải các triệu chứng như sau:
- Người bệnh có cảm giác ù tai
- Có cảm giác đau tai nhẹ
- Có dịch chảy ra từ trong tai
- Có triệu chứng sốt nhẹ
- Bị mất thính lực
Trẻ sơ sinh khi bị viêm tai giữa mạn tính thường quấy khóc nhiều hơn bình thường. Đặc biệt là khi nằm vì lúc đó áp lực dồn vào tai nhiều hơn. Lúc này thói quen ăn và ngủ của bé có thể thay đổi. Tình trạng kéo và giật mạnh vùng tai có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa mạn tính. Tuy nhiên điều này cũng có thể xảy ra khi bé bị mọc răng. Vì vậy nên đưa bé đi thăm khám khi có các biểu hiện bất thường.
Hướng điều trị viêm tai giữa mạn tính
Các biểu hiện của bệnh viêm tai giữa mạn tính cần được điều trị càng sớm càng tốt. Tùy theo biểu hiện bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà có các hướng điều trị phù hợp.
# Điều trị tại nhà
Việc điều trị tại nhà chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tạm thời chứ không có tác dụng chữa dứt bệnh. Chúng ta có thể tham khảo các cách sau:
- Dùng khăn ấm hoặc mát chườm lên chỗ tai để giảm cảm giác đau.
- Dùng thuốc nhỏ tai để hạn chế tình trạng nhiễm trùng, giảm đau tai.
- Sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn: acetaminophen, ibuprofen…
# Dùng thuốc
Thông thường hay dùng thuốc kháng sinh để ức chế hoạt động của vi khuẩn cũng như làm giảm các triệu chứng bệnh viêm tai giữa mạn tính. Thuốc thường được dùng dưới dạng thuốc uống, thuốc nhỏ tai…
Việc dùng thuốc tuyệt đối cần phải tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Tránh tình trạng tự ý thay đổi loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng.
Thuốc kháng sinh được khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi nhưng trong trường hợp cần thiết thì các bác sĩ cũng chỉ định dùng
# Phẫu thuật
Biện pháp này được lựa chọn khi các phương pháp điều trị khác không có tác dụng và bệnh nhân bị ảnh hưởng về thính giác. Đặc biệt với trẻ em thì thính giác có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về ngôn ngữ, nhất là những trẻ đang trong quá trình học giao tiếp.
Bằng chuyên môn cùng sự hỗ trợ của các thiết bị, các bác sĩ sẽ chèn một ống nhỏ qua màng nhĩ để nối liền giữa tai giữa và tai ngoài. Điều này giúp mủ trong tai giữa có thể được hạn chế và làm giảm các triệu chứng bệnh. Đây là kiểu phẫu thuật nội soi nên khá đơn giản và thời gian phục hồi nhanh. Thông thường các ống sẽ tự rơi ra trong khoảng thời gian từ 6 đến 18 tháng. Hoặc có thể tiến hành tiểu phẫu nếu các ống được nối vào tai không tự rơi ra.
Ngoài ra người bệnh cũng nên chuẩn bị một vài phương án để phòng chống bệnh viêm tai giữa mạn tính tái phát. Bằng cách áp dụng một vài biện pháp như sau:
- Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá: khói và tác nhân từ thuốc lá có thể làm kích ứng tình trạng viêm trong tai. Do đó sẽ làm tăng số lần bị viêm tai giữa cũng như thời gian mắt bệnh.
- Tránh dùng các vật dụng tác động vào tai có thể làm ảnh hưởng đến độ nhạy của thính giác, đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai hơn.
- Rửa tay thường xuyên để tránh tiếp xúc với vi khuẩn, virus gây viêm tai giữa.
- Có chế độ ăn uống khoa học để nâng cao sức đề kháng, giúp việc phòng chống bệnh diễn ra thuận lợi hơn.
- Tập luyện thể thao nhẹ nhàng để tinh thần thoải mái, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Tình trạng viêm tai giữa mạn tính có thể chữa khỏi nhờ có các phương pháp điều trị. Chính vì vậy khi có triệu chứng bạn nên khám và điều trị càng sớm càng tốt. Trong quá trình điều trị cũng cần theo dõi thường xuyên, nếu có phản ứng bất thường hoặc diễn biến theo chiều hướng xấu thì cũng nên gặp ngay bác sĩ để có các phương án can thiệp kịp thời.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!