5 Cách Chữa Hắc Lào Bằng Tỏi Hiệu Quả Bạn Nên Thử Qua
Cách chữa bệnh hắc lào bằng tỏi được áp dụng tương đối phổ biến do nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản. Tùy vào thực trạng tổn thương da mà có thể dùng tỏi đơn lẻ hay kết hợp với các nguyên liệu khác. Liệu cách chữa này có thực sự mang lại hiệu quả tốt trong kiểm soát triệu chứng hắc lào hay không? Hãy cùng tìm hiểu.
Tác dụng chữa bệnh hắc lào của tỏi
Hắc lào là bệnh nhiễm trùng da phổ biến do nấm gây ra, điển hình nhất là các vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes. Bệnh thường kích hoạt tổn thương da có hình tròn như đồng tiền với màu hồng đỏ. Trên bề mặt vùng da bị bệnh có thể xuất hiện mụn nước hay các vảy trắng bong tróc. Hắc lào thường gây ngứa ngáy, bứt rứt rất khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh.
Thông thường, với bệnh lý này, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng nấm tại chỗ cùng với thuốc bôi và thuốc uống khác để điều trị. Tuy nhiên, khi tổn thương da còn nhẹ, không gây ngứa nhiều thì nhiều người bệnh đã tìm đến cách chữa dân gian. Trong đó mẹo chữa bệnh hắc lào bằng tỏi được rất nhiều người tin tưởng áp dụng.
Theo ghi chép từ các tài liệu y học cổ truyền, tỏi là dược liệu có tác dụng sát trùng, giảm ngứa, chống nấm và kháng viêm rất tốt. Dùng tỏi chữa bệnh hắc lào có thể cải thiện các triệu chứng như sưng viêm, ngứa ngáy và khó chịu.
Nhiều nghiên cứu cũng ghi nhận, các thành phần hoạt chất có dược tính cao trong tỏi như allicin, phytonutrients có khả năng làm giảm tổn thương da cũng như ngăn ngừa bệnh hắc lào lan rộng. Đồng thời, dịch ép từ tỏi còn giúp ức chế hoạt động của nấm men, virus và vi khuẩn. Từ đó làm giảm nguy cơ kích hoạt bội nhiễm trên vùng da bị hắc lào.
Xem thêm: 10 Cách Trị Hắc Lào Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất
Cách chữa hắc lào bằng tỏi có thực sự hiệu quả?
Mẹo dùng tỏi để chữa bệnh tổ đỉa là biện pháp bắt nguồn từ kinh nghiệm dân gian. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể xác định rõ tác dụng cũng như mức độ cải thiện bệnh của các biện pháp này. Tuy nhiên, trên thực tế, một số người bệnh áp dụng nhận thấy mức độ ngứa ngáy và tổn thương trên da có xu hướng thuyên giảm nhưng còn chậm.
Để giảm thiểu rủi ro phát sinh, tốt nhất người bệnh nên tham vấn thầy thuốc hay những người có chuyên môn trước khi áp dụng mẹo chữa từ tỏi. Bên cạnh đó cần lưu ý rằng, cách chữa này chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị. Cần áp dụng đồng thời với biện pháp điều trị chuyên sâu cùng cách chăm sóc khoa học để khắc phục bệnh một cách triệt để.
Hướng dẫn 5 cách chữa hắc lào bằng tỏi rất đơn giản
Dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo dùng tỏi để chữa bệnh hắc lào. Trong đó phổ biến có dùng dịch kép tỏi, kết hợp tỏi với các nguyên liệu khác hay bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống.
Bạn có thể tham khảo và lựa chọn cách phù hợp với hiện trạng bệnh theo hướng dẫn sau:
1. Sử dụng dịch ép tỏi chữa bệnh hắc lào
Dùng dịch ép từ tỏi để thoa trực tiếp lên vùng da bị hắc lào là cách đơn giản và rất dễ thực hiện. Dịch ép tỏi sẽ có khả năng làm giảm ngứa ngáy, chống nấm và sát trùng mạnh mẽ.
Áp dụng mẹo chữa này thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh hắc lào. Đồng thời giảm nguy cơ bội nhiễm cũng như ngăn ngừa hình thành các tổn thương thứ phát trên vùng da kích hoạt bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 – 4 tép tỏi tươi đem lột sạch vỏ và giã nát
- Cho vào 20ml nước và chờ trong khoảng 5 phút
- Chắt lấy nước, dùng bông y tế nhúng vào rồi thoa lên vùng da bị bệnh
- Để dịch ép khô hẳn rồi thoa thêm 2 – 3 lớp nữa
- Cuối cùng dùng nước sạch rửa lại sau khoảng 15 phút
**Lưu ý: Dịch ép tỏi có vị cay nồng, khi bôi trực tiếp lên da có thể gây xót và rát da. Chính vì vậy tuyệt đối không áp dụng khi da đang có vết thương hở. Bên cạnh đó, nên thận trọng nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm.
2. Chữa hắc lào bằng tỏi và muối
Công thức kết hợp tỏi và muối thường được dùng bằng cách ngâm rửa để cải thiện triệu chứng bệnh hắc lào. Mẹo này có thể đáp ứng tốt trong trường hợp bệnh gây ngứa ngáy nhiều.
Ngâm rửa nước muối và tỏi có tác dụng giảm ngứa, làm dịu và mềm vùng da đang bị tổn thương. Bên cạnh đó, muối còn là nguyên liệu có khả năng sát trùng và ức chế hoạt động của nấm men hiệu quả.
Mẹo chữa này nếu áp dụng trước khi ngủ có thể ngăn ngừa cơn ngứa kích hoạt đột ngột. Từ đó, giúp cải thiện và chăm sóc tốt hơn cho giấc ngủ, tránh ảnh hưởng xấu từ bệnh hắc lào.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 – 7 tép tỏi tươi đem bóc vỏ rồi đập giập
- Đun sôi khoảng 2 lít nước, cho tỏi vào ngâm khoảng 10 phút rồi đổ ra thau
- Thêm vào 2 thìa cà phê muối, khuấy đều đến khi nước nguội bớt
- Dùng nước này để ngâm rửa vùng da cần điều trị
- Có thể thực hiện trước khi ngủ hoặc bất cứ khi nào triệu chứng ngứa ngáy kích hoạt
Tham khảo thêm: Cách Chữa Hắc Lào Bằng Muối Tại Nhà Chi Tiết A-Z
3. Giảm ngứa do hắc lào với rượu tỏi
Sử dụng rượu tỏi để hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào cũng là mẹo dân gian được áp dụng rất rộng rãi. Kinh nghiệm dân gian cho thấy rằng, việc ngâm rượu tỏi sẽ giúp tối ưu hoàn toàn các thành phần có trong dược liệu.
Từ đó mang đến hiệu quả trong việc giảm ngứa và thúc đẩy quá trình làm tiêu mụn nước xuất hiện trên vùng da tổn thương. Chính vì thế, mẹo dùng rượu tỏi thường được áp dụng khi triệu chứng của bệnh hắc lào đang trong giai đoạn mới bùng phát.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 – 7 củ tỏi tươi đem bóc sạch vỏ rồi cho vào bình thủy tinh
- Đổ ngập 300ml rượu trắng lên và ngâm trong khoảng 10 ngày
- Vệ sinh vùng da cần điều trị rồi lấy lượng rượu tỏi vừa đủ thoa lên
- Lưu lại trên da và chỉ cần rửa lại khi tắm
**Lưu ý: Cách sử dụng rượu tỏi để chữa bệnh hắc lào có khả năng gây kích ứng cao. Cồn và các thành phần kích thích có trong rượu có thể khiến da bị khô và bong tróc hay nổi mẩn, nhất là ở những người có làn da nhạy cảm. Cần thoa thử lên vùng da khỏe mạnh để dự phòng kích ứng trước khi thoa lên vùng da bệnh.
4. Trị hắc lào bằng công thức tỏi kết hợp mật ong
Mẹo chữa hắc lào bằng tỏi và mật ong thường được người bệnh áp dụng khi tổn thương da đang trong giai đoạn phục hồi. Mật ong có chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm và các chất chống oxy hóa. Nhờ đó mà có thể làm giảm ngứa ngáy nhẹ, làm dịu vùng da tổn thương và thúc đẩy tốc độ tái tạo da.
Ngoài ra, mật ong còn là nguyên liệu có khả năng kháng viêm và sát trùng rất tốt. Do đó, kết hợp nguyên liệu này cùng tỏi sẽ nâng cao tác dụng ức chế hoạt động của nấm men, vi khuẩn và virus và ngăn ngừa tối đa nguy cơ phát sinh bội nhiễm da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g tỏi tươi đem lột sạch vỏ rồi cho vào hũ thủy tinh.
- Đổ đầy mật ong lên, đậy kín nắp hũ và ngâm khoảng 2 tuần.
- Mỗi lần dùng lấy 1 thìa mật ong pha với 100ml nước ấm rồi uống trực tiếp
- Đồng thời dùng tép tỏi chà nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh và rửa sạch sau khoảng 10 phút
5. Các món ăn từ tỏi giúp hỗ trợ điều trị
Bên cạnh các mẹo dùng tỏi nói trên thì bạn cũng có thể bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống thường ngày để hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào. Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay và tính ấm với các tác dụng giải độc, sát trùng, hành khí và tiêu tích. Khéo léo bổ sung các món ăn từ tỏi có thể hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giải độc tố và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
Theo nhiều nghiên cứu, các chất chống oxy hóa và thành phần dinh dưỡng trong tỏi còn hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch, ức chế các gốc từ do. Từ đó thúc đẩy quá trình sửa chữa và làm lành các tổn thương trên da do hắc lào diễn ra nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên bổ sung tỏi với một liều lượng thích hợp. Ăn quá nhiều tỏi có thể kích hoạt một số vấn đề bất lợi như gây ợ nóng, đau dạ dày hoặc chảy máu kéo dài.
Bạn nên biết: Bị Hắc Lào Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất Cho Tình Trạng Bệnh?
Lưu ý khi dùng tỏi trị bệnh hắc lào
Tỏi là nguyên liệu tự nhiên lành tính có chi phí thấp và độ an toàn cao. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận rằng, dùng tỏi chữa hắc lào không đúng cách có thể khiến da bị kích ứng hay nóng rát.
Chính vì thế, khi áp dụng mẹo chữa này, cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Mẹo chữa từ tỏi chỉ có khả năng hỗ trợ mà không thể thay thế được các loại thuốc điều trị. Cần kết hợp với dùng thuốc và chăm sóc tốt để tác động một cách toàn diện đến diến tiến của bệnh.
- Tuyệt đối không dùng tỏi nếu vùng da bị hắc lào có dấu hiệu trợt loét, chảy máu hay kích hoạt bội nhiễm.
- Tác dụng chữa bệnh hắc lào của tỏi phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cơ địa. Trường hợp không nhận thấy đáp ứng, nên ngừng áp dụng và tìm cách chữa khác thay thế.
- Khi đang điều trị bệnh hắc lào bằng tỏi, tuyệt đối không cào gãi hay chà xát lên vùng da bị tổn thương.
- Tỏi có thể khiến cho da bị mỏng và tăng mức độ nhạy cảm. Vì vậy trong suốt quá trình điều trị hắc lào bằng tỏi, bạn nên bảo vệ da và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Vệ sinh vùng da cần điều trị sạch sẽ và dùng khăn mềm thấm khô trước khi áp dụng mẹo điều trị tại chỗ từ tỏi.
- Trường hợp nhận thấy có kích ứng, cần vệ sinh da sạch sẽ để tránh tình trạng chuyển biến theo hướng tiêu cực.
Đa phần các mẹo chữa hắc lào bằng tỏi đều có nguồn gốc từ dân gian và được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Chính vì thế trước khi áp dụng, bạn nên tham vấn bác sĩ để được hướng dẫn, tránh gặp phải vấn đề rủi ro với mẹo chữa này.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẹo chữa hắc lào bằng lá trầu không hiệu quả ngay tại nhà
- TOP 11 Loại Thuốc Trị Hắc Lào Tốt Nhất Hiện Nay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!