Bệnh hắc lào có tự khỏi được không, bao lâu thì hết?

Hắc lào là bệnh da liễu thường gặp xảy ra khi vi nấm phát triển không kiểm soát. Do bệnh ít gây ra những tổn thương nghiêm trọng nên nhiều người thắc mắc bệnh hắc lào có tự khỏi được không và bao lâu thì hết? Nội dung được đề cập dưới đây sẽ đưa ra nhận định xác đáng về vấn đề này.

Bệnh hắc lào có tự khỏi được không hay phải trị?

Hắc lào còn được gọi là lác đồng tiền – bệnh nhiễm trùng da phổ biến do vi nấm nhóm Dermatophytes gây ra. Khi có điều kiện thuận lợi, vi nấm sẽ phát triển mạnh, tấn công vào tế bào da và làm bùng phát triệu chứng bệnh hắc lào.

bệnh hắc lào có tự khỏi được không
Bệnh hắc lào có tự khỏi được không hay cần can thiệp điều trị y tế?

Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là sự xuất hiện của các vết ban da có hình tròn hay bầu dục, đôi khi còn nổi mụn nước trên bề mặt. Đi cùng với đó là tình trạng ngứa ngáy, châm chích rất khó chịu.

Tổn thương mà bệnh hắc lào gây ra có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là ở các vùng da có nếp gấp, bí bách, dễ đổ mồ hôi. Điển hình như nếp lằn mông, 2 bên kẽ bẹn, vùng kín, vùng quanh thắt lưng, dưới cánh tay…

Những tổn thương do bệnh hắc lào gây ra thường không nghiêm trọng nhưng sẽ không thể tự hết mà phải điều trị. Các triệu chứng của bệnh chỉ có thể được kiểm soát hoàn toàn khi vi nấm bị tiêu diệt.

Ngay cả khi bệnh chỉ kích hoạt khu trú ở mức độ nhẹ thì cũng không thể tự khỏi. Lúc này, điều trị y tế có thể không cần thiết nhưng người bệnh vẫn phải chăm sóc và điều trị tại nhà.

Còn khi bệnh kích hoạt ở mức độ nặng, nếu không chú ý can thiệp kịp thời và đúng cách thì các vấn đề nguy hiểm sẽ rất dễ phát sinh. Bội nhiễm có thể kích hoạt khiến cho lớp biểu bì của da tổn thương nghiêm trọng.

Tổn thương sâu cùng viêm nhiễm nặng chính là nguyên nhân khiến sẹo hình thành sau quá trình điều trị. Hơn thế nữa, nếu không nghiêm túc trong điều trị thì bệnh sẽ diễn tiến nặng rất nhanh. Nếu bị hắc lào mãn tính thì việc điều trị dứt điểm là rất khó khăn.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu bị hắc lào nặng và cách chữa trị

 Bị hắc lào bao lâu thì hết?

Theo nhận định của các chuyên gia Da liễu, thời gian hồi phục do bệnh hắc lào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thông thường, nếu sớm phát hiện khi bệnh còn nhẹ, chăm sóc và dùng thuốc đúng cách thì tổn thương có thể thuyên giảm nhanh chóng sau 5 – 7 ngày.

Tuy nhiên với những trường hợp bệnh kích hoạt ở mức độ nặng, tổn thương lan rộng cùng với điều trị và chăm sóc kém thì bệnh sẽ kéo dài dai dẳng. Tổn thương lúc này sẽ chậm lành và rất dễ để lại thâm sẹo sau quá trình điều trị.

Bị hắc lào bao lâu thì hết phụ thuộc vào một số yếu tố chính như sau:

1. Mức độ tổn thương da

Mức độ tổn thương da chính là yếu tố chi phối rất nhiều đến thời gian điều trị bệnh hắc lào. Tổn thương da kích hoạt khu trú ở mức độ nhẹ thì sẽ dễ dàng chữa trị. Đôi khi có thể giảm nhanh sau khoảng 5 – 7 ngày chăm sóc và điều trị tại nhà.

bị hắc lào bao lâu thì hết
Thời gian phục hồi bệnh hắc lào còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nặng nhẹ của tổn thương da

Còn khi da bị tổn thương nặng trên phạm vi rộng thì việc chữa lành nhất định sẽ khó khăn hơn. Bào tử nấm lúc này thường hoạt động mạnh, đôi khi phải dùng cả thuốc bôi và thuốc uống mới ức chế được.

2. Cơ địa của mỗi người

Khả năng phục hồi của làn da bị tổn thương do hắc lào bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố cơ địa. Những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng và miễn dịch yếu thì tổn thương dễ lan rộng, trở nên nặng nề và khó điều trị.

Những người có cơ địa, hệ miễn dịch và làn da khỏe mạnh thì sẽ đáp ứng tốt hơn với phác đồ chữa trị. Tổn thương và triệu chứng hắc lào có xu hướng hồi phục hoàn toàn chỉ sau một thời gian ngắn.

3. Cách chăm sóc và điều trị

Đây được đánh giá là yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phục hồi của bệnh hắc lào. Nếu tích cực trong quá trình điều trị và chăm sóc tốt thì tổn thương da sẽ đáp ứng tốt và hồi phục sau khoảng 1 vài tuần.

Còn trường hợp không can thiệp điều trị sớm hay điều trị không đúng cách thì bệnh sẽ kéo dài dai dẳng. Tổn thương da còn có thể bị trợt loét, ngứa ngáy dữ dội hay kích hoạt bội nhiễm.

4. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Bên cạnh những yếu tố nêu trên thì một số thói quen trong ăn uống cũng như sinh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh hắc lào. Làn da có xu hướng phục hồi nhanh chóng hơn khi uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cũng như sinh hoạt điều độ.

Dung nạp những thực phẩm và đồ uống không phù hợp sẽ rất dễ kích hoạt phản ứng viêm, khiến da bị mưng mủ, trợt loét. Lúc này sẽ cản trở quá trình điều trị, làm chậm phục hồi tổn thương da.

Tham khảo thêm: Bà bầu bị hắc lào: Cách chữa tự nhiên và thuốc an toàn

Cách rút ngắn thời gian trị bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào nếu không sớm phát hiện và can thiệp điều trị đúng cách thì tổn thương da thường có xu hướng lan tỏa và tiến triển xấu. Nhiều trường hợp còn kích hoạt bội nhiễm và tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để có thể kiểm soát tốt và rút ngắn được thời gian điều trị bệnh hắc lào, bạn cần chú ý đến các vấn đề dưới đây:

1. Sớm thăm khám và điều trị

Khi trên da xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh hắc lào, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám đề được bác sĩ hướng dẫn điều trị. Tùy thuộc vào biểu hiện triệu chứng mà các vấn đề liên quan khác mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp.

bị hắc lào làm sao nhanh khỏi
Khi bị hắc lào cần chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách

Thuốc được dùng trong điều trị bệnh hắc lào có thể là:

  • Thuốc kháng nấm dạng kem bôi: Giúp ức chế hoạt động của các loại vi nấm gây bệnh, đồng thời cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu mà bệnh gây ra. Các loại thuốc kháng nấm dạng kem bôi được dùng phổ biến nhất là ketoconazol, miconazol, econazol…
  • Các thuốc điều trị tại chỗ khác: Bao gồm dung dịch natri salicylat, acid acetylsalicylic, dung dịch acid salicylic, acid benzoic hay antimycose… Các loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi nấm, đồng thời ngăn chặn vi nấm phát triển trên diện rộng.
  • Thuốc kháng nấm đường uống: Thường sẽ được chỉ định trong trường hợp tổn thương da kích hoạt trên phạm vi rộng. Kết hợp thuốc uống và thuốc bôi kháng nấm sẽ giúp nâng cao được hiệu quả điều trị. Fluconazole, ketoconazol, griseofulvin, itraconazole… là những loại thuốc kháng nấm đường uống thường được bác sĩ kê toa để trị bệnh hắc lào.
  • Kháng sinh đường uống: Sẽ được bác sĩ cân nhắc chỉ định khi tổn thương trên da có dấu hiệu bội nhiễm. Thuốc kháng sinh đường uống có khả năng ức chế nhanh tình trạng nhiễm trùng, đồng thời có thể ngăn ngừa tổn thương da sâu và nặng nề thêm.

**Lưu ý: Bất cứ loại thuốc trị hắc lào nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. Chính vì thế mà bạn cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, tần suất cũng như thời gian dùng thuốc. Trong trường hợp toa thuốc không đáp ứng hay phát sinh vấn đề bất thường, chú ý báo cáo lại ngay để được điều chỉnh kịp thời.

Tham khảo thêm: Dùng cồn chữa bệnh hắc lào có khỏi không?

2. Các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ tại nhà

Để thúc đẩy nhanh chóng hơn thời gian điều trị, cần kết hợp dùng thuốc với chăm sóc tốt tại nhà. Có thể áp dụng các mẹo chữa tự nhiên cùng với dưỡng ẩm, bảo vệ da để giúp tổn thương chóng lành hơn.

hắc lào có tự khỏi không
Bên cạnh dùng thuốc cần chăm sóc và thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da
  • Dùng củ riềng: Chỉ cần chuẩn bị 1 củ riềng tươi đem rửa thật sạch rồi dùng dao thái nhỏ. Cho vào cối giã nát, vệ sinh vùng da bệnh, lau khô rồi đắp riềng giã lên. Lưu lại trên da khoảng nửa tiếng rồi dùng nước mát rửa lại.
  • Sử dụng nước muối loãng: Có thể dùng nước muối loãng vệ sinh da hoặc chườm mát. Hòa tan 1 thìa muối vào khoảng 300ml nước. Sau đó cho vào trong ngăn mát tủ lạnh để khoảng 10 phút. Dùng gạc y tế nhúng vào nước muối mát rồi đắp lên vùng da bị hắc lào. Có thể đắp trong vòng 30 – 40 phút.
  • Sử dụng nghệ: Nên dùng khi tổn thương da đang trong giai đoạn phục hồi. Dùng 1 củ nghệ tươi, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay. Vắt lấy nước cốt, dùng bông y tế nhúng vào rồi thoa lên vùng da bệnh sau đi đã vệ sinh và lau khô. Lưu lại trên da và chỉ rửa sạch khi tắm.
  • Dưỡng ẩm cho da: Việc thoa kem dưỡng ẩm nên thực hiện thường xuyên khi tổn thương da đã khô lại và đóng mài. Áp dụng đều đặn sẽ thúc đẩy tốc độ hồi phục, giúp da mịn màng và hạn chế hình thành thâm sẹo sau điều trị.
  • Các giải pháp chăm sóc khác: Uống nhiều nước và bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin cũng như khoáng chất. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngủ đúng giờ, đủ giấc. Tuyệt đối không cào gãi, chà xát hay kỳ cọ mạnh lên bề mặt da bị hắc lào. Đồng thời bảo vệ da thật tốt, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Bài viết đã giải đáp vấn đề bệnh hắc lào có tự khỏi được không, bao lâu thì hết? Đồng thời hướng dẫn người bệnh các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian điều trị. Chỉ cần sớm phát hiện, nghiêm túc điều trị và chăm sóc tốt thì bệnh hắc lào sẽ nhanh chóng được kiểm soát và khắc phục triệt để.

Có thể bạn quan tâm

chữa hắc lào bằng muối

Cách chữa hắc lào bằng muối tại nhà – Chi tiết A-Z

Cách chữa hắc lào bằng muối có thể giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh, hạn chế tổn...

Lác đồng tiền ở trẻ em: Hình ảnh nhận biết và cách trị

Lác đồng tiền ở trẻ em là một dạng viêm da xảy ra phổ biến ở những trẻ có độ...

Cách chữa hắc lào bằng kem đánh răng đơn giản, hiệu quả

Cách chữa hắc lào bằng kem đánh răng đang được nhiều người ca tụng là có tác dụng chữa bệnh...

Bệnh lang ben và hắc lào khác nhau như thế nào?

Phân biệt bệnh lang ben – hắc lào và cách xử lý

Do đều là bệnh ngoài da và có những biểu hiện tương tự nhau, vì thế để phân biệt bệnh...

bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh

Hắc lào ở trẻ sơ sinh: Thông tin về bệnh và cách điều trị

Hắc lào ở trẻ sơ sinh là một bệnh dễ lây lan, bất cứ vùng da nào trên cơ thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *