Sự thật về “cách chữa hắc lào bằng nước điếu”

Cách chữa hắc lào bằng nước điếu mặc dù đã được áp dụng từ lâu trong dân gian song đến nay hiệu quả thực sự của nó vẫn còn là một ẩn số. Liệu sử dụng nước điếu trị hắc lào có tốt và an toàn không? Theo dõi bài viết dưới đây để làm sáng tỏ các vấn đề này.

Tại sao nước điếu có thể chữa hắc lào?

Bệnh hắc lào là một dạng nhiễm nấm ngoài da, chủ yếu gây ra bởi các loại vi nấm nằm trong nhóm dermatophytes. Khi bị vi nấm tấn công, vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện các mảng da màu đỏ hoặc nâu hình bầu dục hoặc tròn như đồng tiền, bên trên có thể nổi nhiều mụn nước nhỏ li ti chứa đầy dịch gây ngứa.

Khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi, vùng da bị hắc lào càng ngứa ngáy nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, vi nấm gây bệnh có khả năng lan rộng và truyền nhiễm cho người khác nếu không được điều trị đúng cách.

chữa hắc lào bằng nước điếu
Nhiều người chữa hắc lào bằng nước điếu nhưng chưa thực sự biết rõ về hiệu quả cũng như tính an toàn của nó

Để khắc phục bệnh hắc lào, nhiều bệnh nhân đang truyền tai nhau áp dụng bí quyết sử dụng nước điếu bôi ngoài da. Mẹo chữa bệnh này được ca tụng là có tác dụng trị hắc lào thần kỳ, giúp chữa khỏi bệnh chỉ sau vài lần sử dụng.

Về bản chất, nước điếu chính là phần nước được lấy ở dưới đáy của ống điếu cày. Khi hút loại thuốc này, cánh mày râu thường phải châm nước vào để lọc bỏ chất độc hại trong khói thuốc và giảm sức nóng cho điếu sau khi hút thuốc. Lâu lâu nước điếu mới được thay một lần. Phụ thuộc vào thời gian sử dụng mà nước điếu sẽ có màu nâu đậm hay lợt cũng như độ đậm đặc khác nhau.

Đóng vai trò như một lớp màng lọc khói thuốc nên nước điếu cũng chứa các thành phần tương tự như sợi thuốc lào. Bao gồm nicotin, Carbon monoxide , benzopyren, Ammonia, Formaldehyde và vô số các chất khác được sản sinh trong quá trình đốt thuốc.

Chúng đều là những chất độc, có thể hây hại cho sức khỏe khi hít vào. Cũng vì độc tính của chúng mà nhiều người lại cho rằng các chất này có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm cực mạnh. Chính vì lý do này mà mẹo trị hắc lào bằng nước điếu mặc dù không được các chuyên gia khuyến khích song vẫn có nhiều người tin theo và áp dụng.

Tham khảo thêm: Bà bầu bị hắc lào: Cách chữa tự nhiên và thuốc an toàn

Cách chữa hắc lào bằng nước điếu

Nước điều được sử dụng như một loại thuốc điều trị tại chỗ cho bệnh hắc lào. Theo kinh nghiệm dân gian, để đạt được hiệu quả cao bạn nên sử dụng loại nước điếu lâu ngày. Nó có màu nâu sẫm hoặc vàng đen. Lượng nước điếu chuẩn bị phụ thuộc vào diện tích da bị bệnh.

trị hắc lào bằng nước điếu
Dân gian thường sử dụng nước điếu bôi ngoài da để trị hắc lào

Cách chữa hắc lào bằng nước điếu như sau:

  • Trước tiên, lấy nước ấm rửa qua khu vực da cần điều trị để kích thích các lỗ chân lông giãn nở và làm bề mặt da mềm hơn. Điều này giúp da thẩm thấu các chất trong nước điếu được nhanh hơn.
  • Để da khô tự nhiên hoặc sử dụng một cái khăn sạch thấm khô. Lưu ý khăn này chỉ dùng cho riêng vùng da bị bệnh. Bạn không nên lấy để rửa mặt hay tắm vì nấm có thể lẩn vào trong khăn làm phát tán mầm bệnh sang các vùng da khác của cơ thể.
  • Lấy bông gòn thấm nước điếu thoa lên chỗ vết hắc lào
  • Chờ vài phút cho da khô rồi lại tiếp tục bôi nước điếu thêm một lần nữa
  • Mỗi ngày thực hiện theo cách đã hướng dẫn ở trên 2 lần.

Chữa bệnh hắc lào bằng nước điếu có thật sự hiệu quả?

Cách chữa hắc lào bằng nước điếu đã được người dân áp dụng từ nhiều năm qua. Mặc dù vậy, hiệu quả của nó vẫn chưa được khoa học kiểm chứng.

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cũng đã đưa ra rất nhiều lời cảnh báo về tác hại của nước điếu khi sử dụng bôi ngoài da nhưng dường như không có mấy ai quan tâm đến vấn đề này. Cho đến nay, cách chữa bệnh phản khoa học này vẫn còn tồn tại và được áp dụng phổ biến theo hình thức truyền miệng.

Tham khảo thêm: Bệnh hắc lào có tự khỏi được không, bao lâu thì hết?

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng nước điếu chữa hắc lào

Nước điếu chứa vô số chất độc hại nên khi sử dụng để bôi ngoài da trị hắc lào, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ như:

  • Bị dị ứng da:

Vùng da bị hắc lào vốn đang suy yếu và rất nhạy cảm nên dễ bị kích ứng, dị ứng khi tiếp xúc với nước điếu. Trường hợp này có thể xảy ra nhiều triệu chứng bất thường ngoài da như:

  • Nổi mẩn ngứa
  • Phát ban
  • Sưng đỏ da
  • Viêm da dị ứng
tác hại của cách chữa hắc lào bằng nước điếu
Nguy cơ dị ứng da có thể xảy ra khi dùng nước điếu chữa hắc lào

Nguy cơ bị dị ứng với nước điếu xảy ra cao hơn khi dùng loại nước này để điều trị hắc lào ở mặt hay các vùng da mỏng nhạy cảm khác. Những người bị dị ứng với thành phần của thuốc lào tuyệt đối không được áp dụng cách này.

Nhiễm độc máu:

Trường hợp chữa hắc lào bằng nước điếu liên tục trong thời gian dài hoặc bôi nước điếu lên vùng da bị trầy xước, các chất độc hại có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm độc máu cùng nhiều hệ lụy về mặt sức khỏe.

Như vậy, chưa rõ hiệu quả thực sự của cách chữa bệnh hắc lào tới đâu song một điều rất dễ nhận thấy là mẹo trị bệnh dân gian này tiềm ẩn nhiều mối nguy hại lớn cho sức khỏe. Khi có bệnh, tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ để được điều trị đúng đắn. Tránh tùy tiện áp dụng các mẹo chữa bệnh truyền miệng chưa được khoa học kiểm chứng.

Có thể bạn quan tâm

Vảy nến và hắc lào khác nhau như thế nào?

Bệnh vảy nến và hắc lào đều có triệu chứng chung là da nổi mảng đó, có vảy… Tuy nhiên,...

chữa hắc lào bằng chuối xanh

Cách chữa hắc lào bằng chuối xanh nhanh khỏi

Chữa hắc lào bằng chuối xanh là mẹo dân gian cần cẩn trọng khi áp dụng. Mẹo chữa này chỉ...

bà bầu bị lác đồng tiền

Bà bầu bị lác đồng tiền trị bằng cách nào an toàn?

Không ít bà bầu luôn cảm thấy lo lắng khi bị lác đồng tiền ngay trong thời kỳ mang thai....

chữa hắc lào bằng riềng

Cách chữa hắc lào bằng riềng nhiều người áp dụng

Với trường hợp bệnh nhẹ, có thể áp dụng chữa hắc lào bằng củ riềng để hỗ trợ kiểm soát...

Hắc lào là căn bệnh có khả năng lây lan

Hắc lào có lây sang người khác không? Lây qua đường nào?

Hắc lào là bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Chúng có thể lây nhiễm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *