Vật lý trị liệu phục hồi chức năng do đau dây thần kinh tọa

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng do đau dây thần kinh tọa là một chuyên ngành y học đã có từ lâu. Thông qua cách sử dụng những kỹ thuật vật lý trị liệu không dùng đến thuốc, sức khỏe và khả năng vận động của người bị đau thần kinh tọa có thể nhanh chóng được phục hồi. 

phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa
Tìm hiểu phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa

Vai trò của vật lý trị liệu phục hồi chức năng đau thần kinh tọa

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng vốn là chuyên ngành được áp dụng trong nhiều phác đồ điều trị của các loại bệnh. Đặc biệt là trong vấn đề chữa trị các bệnh về xương khớp, việc vận dụng vật lý trị liệu phục hồi chức năng gần như là điều không thể thiếu.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng sẽ giúp người bệnh, cụ thể là người bị đau thần kinh tọa phục hồi những chức năng vận động của cơ thể đã bị căn bệnh làm suy giảm. Phục hồi chức năng sẽ giúp người bệnh nhanh chóng tái hòa nhập trở lại cuộc sống bình thường.

Với bệnh đau thần kinh tọa, do dây thần kinh hông bị chèn ép, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau nhức từ vùng thắt lưng lan rộng xuống đùi, bắp chân và ngón chân. Lâu dần các khu vực thuộc sự điều khiển của dây thần kinh tọa sẽ bị tê cứng, mất kiểm soát, bị teo cơ,… Lúc này, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh sẽ cần đến những bài tập vật lý trị liệu để giảm bớt cơn đau và phục hồi lại cảm giác.

Vật lý trị liệu thần kinh tọa
Vật lý trị liệu thần kinh tọa đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phục hồi sau bệnh

Như vậy, có thể tóm lại vai trò của vật lý trị liệu do đau thần kinh tọa gồm:

  • Cắt giảm cơn đau
  • Điều chỉnh vị trí xương, tránh gây tổn thương đến hệ rễ thần kinh tọa bị chèn ép
  • Phục hồi các chức năng vận động thể lực căn bản của cơ thể.
  • Tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng bị teo cơ , bại liệt.
  • Giúp người bị đau thần kinh tọa chữa trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Các phương pháp trị liệu đau thần kinh tọa

Để có thể điều trị và phòng ngừa đau thần kinh tọa tái phát, người bệnh cần phải nắm rõ những điểm sau:

Nguyên tắc điều trị đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu

Trước hết, người bệnh cần phải trải qua quá trình thăm khám, xét nghiệm trước khi áp dụng bất kỳ bài tập hay phương pháp điều trị nào. Bởi tình trạng bệnh lý của mỗi người là khác nhau. Các bác sĩ sẽ dựa trên hồ sơ bệnh án, kết hợp với quá trình kiểm định sẽ cho ra phác đồ điều trị đau thần kinh tọa cụ thể.

Thông thường sẽ cần đến sự kết hợp của các bài tập trị liệu và các nhóm thuốc giảm đau, tái cấu trúc xương để chữa trị dứt điểm. Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ được đề nghị can thiệp phẫu thuật khi cần thiết. Sau đó mới áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu.

Các phương pháp trị liệu phục hồi chức năng đau thần kinh tọa

Với nhóm bệnh về xương khớp: đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm,… các biện pháp thường được áp dụng là

Phương pháp thủy trị liệu

Dựa vào các yếu tố lực đẩy của nước, yếu tố cơ học, hóa học và nhiệt học, phương pháp thủy trị liệu là một trong các kỹ thuật trị liệu đau thần kinh tọa phổ biến nhất. Người bệnh sẽ được các chuyên gia hỗ trợ tiến hành ngâm nước nóng – lạnh, ngâm từng phần – ngâm toàn bộ cơ thể theo những cột mốc nhiệt độ, thời gian và chất nước nhất định.

phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa
Thủy trị liệu – phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa

Kèm theo đó là các bài xoa bóp bằng tay, bồn tắm massage tự động, bồn tia nước hoặc xông hơi để kích thích giãn mạch, điều hòa tuần hoàn và giảm bớt cơn đau nhức, sát khuẩn viêm,…

Phương pháp nhiệt trị liệu (nóng – lạnh)

Có thể chia nhỏ phương pháp này thành hai loại: nhiệt nóng ( trên 37 độ đến khoảng 50 độ C) và nhiệt lạnh (dưới 15 độ C)

Nóng: Tác dụng của phương pháp này thể hiện ở chỗ giúp làm giảm viêm bằng quá trình tăng thực bào, từ đó giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình hồi phục. Phổ biến nhất là qua phương thức dẫn nhiệt hoặc siêu âm, chiếu nhiệt trực tiếp.

phương pháp nhiệt nóng trị liệu
Dùng máy chiếu nhiệt để kích thích cơ là phương pháp nhiệt nóng trị liệu

Lạnh: Tác dụng của phương pháp này sẽ giúp giảm tốc độ dẫn truyền xung động trên dây thần kinh, từ đó giảm bớt cơn đau và chống viêm, chống phù nề do chấn thương khớp. Để thực hiện phương thức nhiệt lạnh, kỹ thuật viên sẽ dùng đến túi chườm lạnh, khăn lạnh hoặc phun hơi lạnh, bể nước lạnh,…

Phương pháp điện trị liệu

Đặc điểm của phương pháp này là sử dụng năng lượng điện để kích thích thần kinh. Từ đó giúp tăng hoạt động khớp, phục hồi các cơ bắp bị teo nhỏ, tăng sức mạnh và tăng tuần hoàn máu. Đồng thời, điện trị liệu giúp giải phóng các chất endorphin, dopamin và serotonin, giúp người bệnh không còn cảm thấy quá đau đớn và giảm mệt mỏi.

trị liệu đau thần kinh tọa
Điện trị liệu là các trị liệu đau thần kinh tọa bằng nguồn điện

Các phương thức: điện xung, điện phân, dòng tens, dòng giao thóa,…

Phương pháp kéo dãn cột sống

Trong trường hợp đau thần kinh tọa kéo dài dẫn đến cột sống cong vẹo, biến dạng thì người bệnh sẽ cần đến các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng kéo dãn cột sống.

vật lý trị liệu thần kinh tọa

Tác dụng của phương pháp này thể hiện ở việc giảm cơn đau và giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép. Bên cạnh đó là tăng cường tuần hoàn và giảm viêm đau, chống cơ co cứng.

Phương pháp áp dụng bài tập vật lý trị liệu 

Người bệnh luôn phải khởi động nhẹ nhàng trước khi bước vào bài tập và tập theo mức độ tăng dần dưới sự theo dõi của các chuyên gia vật lý trị liệu. Mỗi bài tập có thể cần đến 30-45 phút/ ngày để thấy được hiệu quả.

Một số động tác, bài tập thường được dùng để phục hồi chức năng do đau thần kinh tọa ta có thể kể đến như

Bài tập 1: Người bệnh quỳ gối và dùng hai tay chống thẳng xuống nệm. Ngực nên ưỡn căng để giảm tải áp lực tại vai gáy. Sau đó giơ tay trái thẳng về phía trước và nhấc chân phải duỗi thẳng về phía sau. Giữ nguyên vài giây và lặp lại với bên còn lại 10-15 lần.

Bài tập 2: Tư thế bắt đầu giống như bài tập 1. Sau đó ưỡn cổ ra sau, ngực ưỡn về phía trước. Từ từ duỗi hai tay áp sát mặt đất, mặt vào cánh tay, chân vẫn trong tư thế quỳ. Lặp lại 15-20 lần.

vật lý trị liệu thần kinh tọa

Bài tập 3: Người bệnh nằm ngửa, hai chân gập lại chống thẳng trên mặt đất một góc 90 độ.Dùng hai khuỷu tay song song bên hông chống xuống, ưỡn ngực và cổ ra sau và nhấc hông càng cao càng tốt. Lặp lại 15-20 lần.

Bài tập 4: Người bệnh nằm ngửa. Hai chân duỗi thẳng. Sau đó giữ lưng vẫn chạm đất, hai chân co lên sao cho đầu gối càng gần ngực càng tốt. Dùng hai tay bó gối để căng cơ tốt hơn. Lặp lại 15-20 lần.

vật lý trị liệu thần kinh tọaBên cạnh việc áp dụng các kỹ thuật, bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng do đau thần kinh tọa, người bệnh cần quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng như lựa chọn các môn thể thao: tập dưỡng sinh, đi bộ, yoga để cải thiện cơ thể. Đừng quên tái khám định kỳ và thường xuyên theo dõi các chỉ số của cơ thể để quá trình chữa trị đau thần kinh tọa diễn ra suôn sẻ, thành công hơn.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để xác định chính xác và điều trị khoa học, người bệnh cần đến các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được chẩn đoán, theo dõi. 

Green Hair có tác dụng gì? Thành phần và giá bán

Rụng tóc là một hiện tượng quen thuộc mà mọi đối tượng, mọi độ tuổi đều gặp phải. Tuy nhiên,...

Viêm kết mạc dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Một trong số những dạng bệnh dị ứng mà chúng ta có thể gặp phải là bệnh viêm kết mạc...

Mẹ bầu bị nổi mề đay có ảnh hưởng tới thai nhi ?

Mề đay là phản ứng của da với các chất gây dị ứng. Trong thời kỳ mang thai, do cơ...

3 Mẹo trị rụng tóc bằng cỏ mần trầu đơn giản tại nhà

Rụng tóc là tình trạng mà ai cũng gặp phải ít nhất vài lần, kể cả trẻ nhỏ. Đây có...

Mách bạn 4 cách chữa viêm da cơ địa bằng nghệ hiệu quả cao

Nhờ vào đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, nghệ được ứng dụng trong chữa trị một số bệnh da liễu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *