Bệnh Viêm Da Dầu: Nhận Biết Và Xử Lý Đúng Cách Bằng Y Học Cổ Truyền

Viêm da dầu là bệnh lý về da thường gặp gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm da khác có thể ảnh hưởng đến cách hỗ trợ điều trị. Trong nội dung bài viết này, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương sẽ giúp người bệnh có được thông tin chuẩn y khoa về tình trạng viêm da dầu xử lý đúng cách.

Viêm da dầu – Nỗi khổ của người có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh

Viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã, chàm da dầu (mỡ) là bệnh viêm da mạn tính có tính chất dai dẳng và nặng hơn vào mùa đông. Tổn thương thường xuất hiện tại các vị trí da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như 2 bên cánh mũi, má, vùng chữ T, rìa trán, da đầu, ngực…

Theo 1 thống kê, đây là bệnh lý về da khá phổ biến, xảy ra ở khoảng 11% dân số và trẻ em cũng là đối tượng dễ gặp viêm da dầu.

Viêm da tiết bã gây ra các triệu chứng nhờn rít, ngứa rát, bong tróc da rất khó chịu cho người bệnh. Vị trí các vùng da hở ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và sự tự tin của người bệnh. Chủ quan không thăm khám hay áp dụng các cách hỗ trợ điều trị sai lầm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, bội nhiễm nguy hiểm.

Triệu chứng viêm da dầu dễ nhầm lẫn với các bệnh về da khác

Viêm da dầu thường có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các vấn đề về da khác. Dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh viêm da dầu là tình trạng tổn thương đỏ da, có vảy mỏng trên nền da viêm đỏ, da tiết nhiều dầu nên nhờn rít, có thể kèm theo ngứa rát và ngứa nhiều hơn khi đổ mồ hôi.

Triệu chứng viêm da dầu có thể khác nhau ở từng vùng da và thường gặp nhất ở các vị trí sau:

Viêm da dầu ở mặt: 

  • Tổn thương dát đỏ, có vảy mỡ màu vàng, mỏng, bóng và dính, có thể kèm theo ngứa rát. 
  • Vùng chữ T rìa trán, lông mày, hai bên má, rãnh mũi và cánh mũi là vị trí dễ bị viêm da tiết bã.

Viêm da dầu ở đầu: 

  • Các triệu chứng thường xuất hiện từ từ, bắt đầu từ vảy gàu khô và dính trên da đầu. 
  • Tình trạng này có thể gây ngứa và bết dính tóc, da đầu nhưng không gây rụng tóc.
  • Bệnh tiến triển nặng hơn gây đỏ da đầu và nang tóc, vảy mỡ nhiều và dày hơn xen kẽ các vết nứt, lan xuống trán, sau tai, ống tai, cổ.

Viêm da tiết bã thân mình:

  • Xuất hiện tình trạng đỏ trên da và nang lông, tổn thương thường liên kết thành mảng lớn với nhiều cung như hình cánh hoa tại trước ngực, liên bả vai.
  • Ở giữa vùng tổn thương có vảy mỏng, xung quanh dẩn đỏ thẫm, vảy có mỡ và dính.

Viêm da dầu ở các nếp gấp: Tại các vùng da nếp gấp có tổn thương viêm đỏ da, ranh giới rõ ràng và có vảy mỡ trên bề mặt, có thể gây ngứa rát.

Triệu chứng viêm da dầu
Triệu chứng viêm da dầu

*Lưu ý: Viêm da dầu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về da khác như vảy nến, nấm da… Vì vậy, khi có các biểu hiện trên, người bệnh nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và hỗ trợ điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây viêm da dầu (tiết bã)

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh về da này chưa được xác định chính xác. Một số nghiên cứu chỉ ra vai trò của một loại nấm ra trong cơ chế bệnh sinh và gây tổn thương ngoài ra.

Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm da dầu bao gồm:

  • Người thuộc nhóm da dầu, có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và cơ địa dị ứng.
  • Có tiền sử gia đình mắc viêm da tiết bã hoặc bệnh vảy nến.
  • Người suy giảm hệ miễn dịch
  • Rối loạn hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ, trầm cảm…
  • Một số điều kiện về môi trường sống không đảm bảo, công việc tiếp xúc hóa chất…

Theo y học cổ truyền, viêm da tiết bã được gọi là chứng “bạch tiết phong” có căn nguyên do ăn uống không điều độ khiến thấp nhiệt ứ đọng tăng tiết bã nhờn hoặc phong nhiệt táo xâm phạm khiến âm huyết hư tổn mà phát bệnh trên da.

Các cách hỗ trợ điều trị viêm da dầu

Để hỗ trợ điều trị viêm da dầu, người bệnh có thể áp dụng nhiều cách. Tuy nhiên, trước khi áp dụng nên thăm khám để nhận được tư vấn chuyên sâu từ phía các bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số cách xử lý phổ biến:

Giảm triệu chứng bằng thuốc dân gian tại nhà

Trong dân gian có nhiều mẹo nhỏ có thể giúp giảm nhẹ một số triệu chứng ngoài da mà người bệnh có thể áp dụng như:

Mật ong dưỡng da, lành tổn thương

  • Chuẩn bị: 1 thìa muối tinh, mật ong
  • Cách dùng: Rang muối cho đến khi ngả vàng, trộn đều với mật ong và thoa lên da, massage nhẹ nhàng trong 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Giấm táo làm sạch da, giảm viêm ngứa

  • Chuẩn bị: Giấm táo và nước sạch.
  • Cách dùng: Trộn giấm táo và nước sạch tỷ lệ 1:1 và thoa lên vùng da bị viêm, giữ trong 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Có thể gội đầu bằng giấm táo để giảm viêm da dầu trên đầu.

Nghệ vàng dịu ngứa, lành da

  • Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi, 5 lá trầu không
  • Cách dùng: Rửa sạch nghệ và trầu không, giã nát, đắp lên da trong khoảng 10 phút, rồi rửa sạch da bằng nước.

*Lưu ý: Các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng về tác dụng và mức độ an toàn, chủ yếu dùng theo kinh nghiệm. Người bệnh nên thận trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Viêm da dầu xử lý đúng cách theo tư vấn bác sĩ
Viêm da dầu xử lý đúng cách theo tư vấn bác sĩ

Chọn thuốc Tây cải thiện viêm da dầu phù hợp

Tây y có nhiều loại thuốc dạng uống, kem bôi, gội giúp cải thiện một số triệu chứng ngoài da đối với viêm da tiết bã. Một số loại thuốc được kê đơn bao gồm:

  • Thuốc mỡ, kem bôi làm bong vảy tại chỗ
  • Thuốc kháng nấm dạng bôi, dầu gội
  • Thuốc bôi da giảm viêm, giảm ngứa
  • Thuốc uống toàn thân dạng uống, kháng sinh

Trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định chiếu tia cực tím tại chỗ nhằm kiểm soát các tổn thương do viêm.

*Lưu ý: Thuốc Tây có thể giúp cải thiện triệu chứng viêm ngoài da nhưng không duy trì được lâu dài nên bệnh dễ quay lại. Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn như rạn da, teo da, hại gan thận…

Y học cổ truyền kết hợp uống – bôi – ngâm rửa xử lý viêm da đầu từ trong ra ngoài

Thuốc y học cổ truyền có nguyên tắc hỗ trợ điều trị cầu kỳ đi sâu vào căn nguyên gây bệnh, xử lý nguyên nhân trước khi xử lý triệu chứng. Thuốc y học cổ truyền không sử dụng 1 vài viêm mà sử dụng rất nhiều vị thuốc cùng kết hợp trong các nhóm thuốc.

Cơ chế kết hợp “Nội ẩm – Ngoại đồ” (Trong uống – Ngoài bôi) giúp xử lý viêm da dầu từ trong ra ngoài, đồng thời bồi bổ cơ thể, ổn định cơ địa, duy trì tác dụng lâu dài. Vì vậy, đây là cách hỗ trợ điều trị viêm da dầu hoàn chỉnh được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.

Viêm da dầu xử lý đúng cách theo phác đồ
Viêm da dầu xử lý đúng cách theo phác đồ

Trong rất nhiều các bài thuốc cổ truyền được ứng dụng hiện nay, bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được người bệnh tin dùng hơn cả.

Thông tin bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang hỗ trợ điều trị viêm da dầu, tái tạo da

Thanh Bì Dưỡng Can Thang là bài thuốc Nam được nghiên cứu và hoàn thiện bởi đội ngũ bác sĩ công tác tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu là Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Nền tảng nghiên cứu được vận dụng từ hàng chục bài thuốc cổ phương bản địa tại nhiều địa phương, phương thuốc Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông, kiến thức y khoa hiện đại.

Thành phần:

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang phối ngũ hơn 30 vị thuốc Nam có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, phục hồi da như:

  • Tang bạch bì
  • Thanh bì
  • Kim ngân hoa
  • Bồ công anh
  • Khổ sâm
  • Hoàng cầm
  • Cây sơn
  • Đạm trúc diệp
  • Ô liên rô
  • Nghệ tươi
  • Dâu tằm
  • Mật ong
  • Xuyên tâm liên
  • Hoàng liên
  • Mò trắng
  • Trầu không
  • Ích nhĩ tử
  • Thiên mã hồ

Dược liệu được sử dụng phần lớn là thuốc Nam đạt chuẩn GACP-WHO đáp ứng các tiêu chí về hàm lượng dược tính, an toàn, không tác dụng phụ.

Xem thêm: Thành phần bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang

Công dụng:

Bài thuốc viêm da Thanh Bì Dưỡng Can Thang gồm 3 nhóm thuốc kết hợp UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA mang lại công dụng toàn diện đối với bệnh viêm da dầu. Trong đó:

  • Thuốc uống: Thanh nhiệt, mát gan, giải độc, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu ngứa, kiểm soát hoạt động tuyến bã nhờn, xử lý căn nguyên gây viêm da tiết bã. Bồi bổ cơ thể, bổ gan thận, ổn định cơ địa, thúc đẩy tái tạo da, duy trì tác dụng lâu dài.
  • Thuốc ngâm rửa: Làm sạch da, sạch dầu nhờn, thông thoáng lỗ chân lông, làm mềm da và bong vảy tự nhiên, giảm ngứa rát.
  • Thuốc bôi: Tiêu viêm ngứa, xử lý triệu chứng viêm da dầu, lành tổn thương, dưỡng da, tái tạo và phục hồi da.

Cách sử dụng:

Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh viêm da dầu sẽ được đội ngũ Thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám, kê đơn phù hợp và hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thuốc.

  • Thuốc uống: Được hỗ trợ sắc sẵn dưới dạng cao tinh chất uống trực tiếp với nước ấm, ngày 2 lần mỗi lần 1 thìa.
  • Thuốc ngâm rửa: Đun ⅓ gói lá rửa với 1-2 lít nước và dùng để rửa/ tắm/ gội vùng da bị viêm, mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Tinh chất bôi: Bôi 1 lớp mỏng lên da sau khi đã dùng thuốc ngâm rửa, để qua đêm và rửa bằng nước sạch.

Hình ảnh bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang đã được hỗ trợ sắc sẵn

Giá và cách mua thuốc:

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang được kê đơn bởi đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc tùy theo thể trạng và mức độ viêm da dầu nên không có mức giá chung. Thông thường, chi phí dao động từ trên 2 triệu đến trên 3 triệu đồng/ 1 tháng thuốc gồm cả thuốc uống, bôi, ngâm rửa.

Người bệnh có thể mua thuốc qua 2 hình thức linh hoạt sau:

  • Thăm khám và mua thuốc trực tiếp tại hệ thống phòng khám thương hiệu Thuốc Dân Tộc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
  • Liên hệ tư vấn mua thuốc online qua điện thoại và gửi thuốc về tận nhà.

Thông tin liên hệ thăm khám và mua thuốc:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Tin bài nên đọc:

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *