Cảnh giác với chứng tràn dịch khớp háng ở trẻ em

Tràn dịch khớp háng ở trẻ em là tình trạng không phổ biến. Tuy nhiên khi bệnh phát sinh, trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc do khớp sưng đau dữ dội, khó khăn khi di chuyển và tăng nhiệt độ cơ thể.

bệnh tràn dịch khớp háng ở trẻ em
Cảnh giác với chứng tràn dịch khớp háng ở trẻ em

Tìm hiểu về chứng tràn dịch khớp háng ở trẻ em

Tràn dịch khớp háng là tình trạng dịch nhầy tràn khỏi bao hoạt dịch, gây viêm và sưng khớp. Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi – trong đó có cả trẻ em.

1. Triệu chứng

Các triệu chứng điển hình của tràn dịch khớp háng ở trẻ em, bao gồm:

  • Khớp sưng viêm, đau nhức
  • Bên ngoài khớp ấm/ nóng
  • Giảm phạm vi hoạt động
  • Khó khăn khi đi lại

Ngoài ra, trẻ còn gặp phải các triệu chứng toàn thân như:

  • Mệt mỏi
  • Nóng sốt
  • Lười ăn
  • Khó ngủ
  • Hay quấy khóc

Khác với người trưởng thành, cơ thể trẻ nhỏ còn non nớt nên khi bệnh phát sinh, triệu chứng không chỉ khu trú tại khớp mà có xu hướng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Vì vậy nếu không thực sự chú ý, phụ huynh có thể nhầm lẫn tràn dịch khớp háng với những tình trạng sức khỏe thông thường.

2. Nguyên nhân

Ở người trưởng thành, nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp háng chủ yếu do bệnh tiểu đường, gout, thoái hóa khớp, nhiễm HIV,… Tuy nhiên tràn dịch khớp háng ở trẻ em lại phát sinh do những nguyên nhân khác, bao gồm:

bệnh tràn dịch khớp háng ở trẻ em
Chấn thương trong quá trình sinh hoạt, vui chơi,… có thể làm tăng nguy cơ phát sinh tràn dịch khớp
  • Nhiễm khuẩn: Hệ miễn dịch của trẻ em chưa hoàn thiện, vì vậy vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể và gây viêm. Hiện tượng viêm ở khớp vô tình kích thích màng bao hoạt dịch tăng tiết và gây ra tình trạng tràn dịch.
  • Chấn thương: Xương khớp của trẻ còn non nớt và dễ bị tổn thương khi có tác động. Chấn thương xảy ra trong quá trình sinh hoạt, vui chơi,… có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ phát sinh tràn dịch khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm khớp đặc biệt, có mối liên hệ mật thiết với rối loạn miễn dịch. Trẻ nhỏ mắc bệnh lý này có hàm lượng bạch cầu cao hơn bình thường. Tế bào bạch cầu có thể di chuyển đến khớp háng, gây viêm và làm phát sinh hiện tượng tràn dịch.

Ngoài ra, tràn dịch khớp háng ở trẻ em có thể xảy ra sau khi trẻ bị sốt siêu vi, sởi, sốt xuất huyết, áp xe, nhiễm trùng da,… Các khuẩn gây bệnh không được tiêu trừ hoàn toàn có thể tiềm ẩn trong khớp háng, gây tổn thương và làm phát sinh vấn đề tại khớp.

3. Biến chứng

So với người lớn, trẻ em có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng của tràn dịch khớp háng. Bệnh không chỉ gây đau nhức, sưng viêm và khó khăn khi vận động mà còn làm tổn thương gân, cơ bắp và các cơ quan xung quanh.

Nếu không điều trị sớm, tổn thương ở khớp có thể tiến triển, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và cấu trúc xương khớp của trẻ khi trưởng thành.

Chẩn đoán tràn dịch khớp háng ở trẻ em

Chẩn đoán tràn dịch khớp háng ở trẻ em bao gồm các thủ tục sau:

tràn dịch khớp háng ở trẻ em
Cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường
  • Kiểm tra thể chất: Trước tiên bác sĩ sẽ xem xét các biểu hiện bên ngoài của khớp háng và yêu cầu trẻ đi lại hoặc thực hiện những động tác cần thiết. Thông qua phạm vi chuyển động và chức năng hoạt động, bác sĩ có thể nhận thấy sự bất thường của khớp.
  • X-Quang, siêu âm: Hình ảnh từ siêu âm và X-Quang giúp loại trừ khả năng đau khớp do nứt/ gãy hoặc có khối u trong xương.
  • MRI: Trong trường hợp không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, bác sĩ sẽ đề nghị chụp MRI nhằm qua sát tình trạng các mô mềm bên trong khớp.
  • Phân tích dịch khớp: Phân tích dịch khớp cho phép bác sĩ xác định được nguyên nhân gây tràn dịch.

Điều trị tràn dịch khớp háng ở trẻ em

Hầu hết các trường hợp tràn dịch khớp háng ở trẻ em đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. Chỉ rất ít trường hợp bị tổn thương khớp nghiêm trọng và phải can thiệp ngoại khoa để khắc phục.

1. Điều trị nội khoa

Trong giai đoạn sớm, việc nghỉ ngơi là điều cần thiết để cải thiện tổn thương ở khớp háng. Hoạt động thể chất vào thời điểm này có thể khiến khớp sưng viêm và đau nhức nghiêm trọng hơn. Để chắc chắn khớp háng không bị chèn ép, bác sĩ có thể sử dụng băng hoặc nẹp cố định.

Trong trường hợp cơn đau khiến trẻ khó chịu, phụ huynh có thể thực hiện chườm lạnh để giảm viêm và cải thiện các triệu chứng kèm theo.

tràn dịch khớp háng ở trẻ em
Có thể dùng acetaminophen để làm giảm cơn đau khớp cho trẻ nhỏ

Nếu chườm lạnh không đem lại tác dụng, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng acetaminophen để giảm sốt và cải thiện cơn đau. Việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc corticosteroid cho trẻ không được khuyến khích vì có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, chỉ được dùng khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

Trong trường hợp nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể cho trẻ uống kháng sinh trong 7 – 14 ngày. Hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch đối với trẻ bị tràn dịch khớp do viêm khớp dạng thấp.

2. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa cho tràn dịch khớp háng ở trẻ em chủ yếu là hút bỏ dịch khớp. Thủ thuật này được thực hiện nhằm loại bỏ dịch khớp dư thừa, làm giảm viêm, giải phóng chèn ép lên các cơ quan xung quanh.

Chọc hút dịch khớp là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, vì vậy hiếm khi gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên sau khi thực hiện thủ thuật này, trẻ cần nghỉ ngơi để khớp phục hồi hoàn toàn.

3. Điều trị tràn dịch khớp háng cho trẻ AN TOÀN – NGĂN TÁI PHÁT bằng bài thuốc Nam 58 thảo dược quý

Đi đầu công tác sưu tầm, nghiên cứu và ứng dụng các giá trị tinh hoa Y học cổ truyền vào trị bệnh cho nhân dân, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc hoàn thiện bài thuốc thảo dược Quốc dược Phục cốt khang đặc trị các bệnh xương khớp trong đó có tràn dịch khớp háng. 

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kế thừa từ tinh hoa phương thuốc trị đau xương khớp bí truyền của người Tày ở vùng Tây Bắc cùng nhiều bài thuốc cổ phương của các dân tộc anh em. Công trình nghiên cứu, thử nghiệm được thực hiện bài bản, bài thuốc được hoàn thiện và phát triển lên một tầm cao mới dưới sự hỗ đắc lực của khoa học hiện đại. 

Hoàn Thiện Bài Thuốc Xương Khớp Quốc Dược Phục Cốt Khang Chuyên Sâu Và Hoàn Chỉnh

Bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc được hàng nghìn bậc phụ huynh tin dùng và lựa chọn để điều trị dứt điểm tràn dịch khớp háng ở trẻ em nhờ những ưu điểm vượt trội sau:

  • Quốc dược Phục cốt khang sở hữu công thức thuốc ĐỘC QUYỀN kết hợp bài bản 3 nhóm thuốc Quốc dược Phục cốt hoàn – Quốc dược Giải độc hoàn – Quốc dược Bổ thận hoàn phát huy công dụng loại bỏ các yếu tố ngoại tà ra khỏi cơ thể, tiêu viêm, khử dịch, giải độc, hoạt huyết, chấm dứt các triệu chứng sưng – đau – nóng – đỏ. Đồng thời nâng cao vệ khí và chức năng tạng phủ, tái tạo xương khớp, phục hồi vận động và ngăn bệnh tái phát.

Bài thuốc đem lại hiệu quả bền vững qua sự kết hợp 3 nhóm thuốc

  • Bảng thành phần “vàng” hòa quyện hàng chục vị thuốc Nam kinh điển: Quốc dược Phục cốt khang được phối chế từ 58 vị thuốc Nam quý, có dược tính cao, tốt bậc nhất cho xương khớp. Các thành phần được bác sĩ gia giảm linh hoạt phù hợp với mức độ tràn dịch khớp háng trẻ gặp phải để tối ưu hiệu quả điều trị.

Tổng Hợp 12 Thuốc Thoái Hóa Khớp Giảm Đau nhanh Tốt Nhất Hiện Nay

  • Bài thuốc an toàn, phù hợp với trẻ nhỏ: 100% dược liệu SẠCH đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO, với nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe, phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em và những người có thể trạng yếu.

95% bệnh nhân sử dụng Quốc dược Phục cốt khang đã chấm dứt các triệu chứng đau nhức  sau 2 – 3 tháng dùng thuốc, 100% bệnh nhân không gặp tác dụng phụ trong suốt thời gian dùng thuốc. 

Đông đảo bệnh nhân khắp cả nước cũng phản hồi tích cực về hiệu quả thực tế mà bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang mang lại.

XEM THÊM: Quốc dược Phục cốt khang – Điều trị các bệnh lý xương khớp CHUYÊN SÂU và HOÀN CHỈNH

Quốc dược Phục cốt khang: Bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp được chuyên gia đánh giá cao, người bệnh phản hồi tốt

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kê đơn và tư vấn điều trị trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc. Người bệnh vui lòng liên hệ tới Trung tâm Thuốc để được bác sĩ đầu ngành tư vấn chi tiết cách điều trị.

Phòng ngừa tràn dịch khớp háng ở trẻ em

Tràn dịch khớp háng ở trẻ em có thể tái phát nếu có điều kiện thích hợp. Tình trạng tái phát nhiều lần không chỉ khiến trẻ mệt mỏi và còn gây ảnh hưởng lâu dài đến cấu trúc và chức năng khớp háng. Vì vậy, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này ở trẻ nhỏ.

  • Tránh để trẻ chạy nhảy quá mức hoặc chơi những bộ môn có cường độ mạnh. Thay vào đó, bạn nên khuyến khích trẻ đạp xe, bơi lội,… để cải thiện xương khớp và giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Điều trị và kiểm soát triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và các bệnh truyền nhiễm.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

Bệnh tràn dịch khớp háng ở trẻ em có thể được kiểm soát tốt nếu phát hiện và điều trị từ sớm. Tình trạng chủ quan ở một số phụ huynh có thể khiến bệnh tình ở trẻ chuyển biến xấu và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Tin bài nên đọc

Sưng khớp đầu gối là dấu hiệu của một số bệnh như viêm khớp, chấn thương

Sưng khớp đầu gối: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Sưng khớp đầu gối là một tình trạng bệnh phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào,...

Nang hoạt dịch khớp vai: Chuẩn đoán và điều trị

Nang hoạt dịch khớp vai là tình trạng hoạt dịch tăng tiết và tích tụ thành nang ở bên trong...

U nang bao hoạt dịch khớp gối : Chẩn đoán và điều trị

U nang bao hoạt dịch khớp gối là tình trạng bao hoạt dịch tăng tiết và ứ đọng dịch tạo...

Tìm hiểu về bệnh u bao hoạt dịch khớp cổ tay và cách điều trị

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là bệnh gì? Chữa như thế nào?

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là một bệnh lý lành tính. Nếu khối u không quá lớn, nó...

Phương pháp xác định tràn dịch khớp chuẩn xác nhất

Siêu âm, chụp MRI, phân tích dịch khớp,… là những phương pháp xác định tràn dịch khớp được áp dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.