Chọc hút dịch khớp gối: Vị trí và quy trình cần lưu ý

Chọc hút dịch khớp gối là một phương pháp điều trị bệnh tràn dịch khớp gối khá hiệu quả. Vì vậy những người bệnh đang gặp phải tình trạng tràn dịch khớp gối nên chủ động tìm hiểu về quy trình cũng như những lưu ý cần thiết khi thực hiện. Điều này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng rút ngắn được thời gian chữa trị.

Tràn dịch khớp gối khiến đầu gối đau và sưng dữ dội
Tràn dịch khớp gối khiến đầu gối đau và sưng dữ dội

Chọc hút dịch khớp gối là gì?

Chọc hút dịch khớp gối là một thủ thuật sử dụng kim để hút bớt lượng dịch dư thừa có bên trong khớp gối. Với phương pháp này sẽ giúp chẩn đoán được các bệnh lý ở bên trong khớp gối như tràn dịch khớp gối, viêm khớp mủ ở đầu gối, viêm màng hoạt dịch khớp không đặc hiệu hay tình trạng tích tụ máu ở khớp gối do chấn thương.

Mặc dù nó là một thủ thuật đơn giản nhưng cần phải thực hiện ở những phòng phẫu thuật đảm bảo tiêu chuẩn ở các trung tâm y tế. Bên cạnh đó, khi thực hiện phải tuân thủ các kỹ thuật chọc hút dịch để mang lại hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Quy trình chọc hút dịch khớp gối

1. Nguyên tắc cần tuân thủ

Khi tiến hành chọc hút dịch khớp gối phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

  • Phải được tiến hành trong phòng phẫu thuật đảm bảo tiêu chuẩn.
  • Người bệnh phải tự nguyện tham gia chọc hút dịch và hợp tác với bác sĩ để thực hiện.
  • Dịch khớp cần được xét nghiệm trong vòng 8 tiếng ở nhiệt độ phòng hoặc 24 tiếng nếu như dịch được bảo quản ở nhiệt độ từ 4 – 8 độ C.

2. Chuẩn bị

Chuẩn bị trước khi thực hiện:

  • Bác sĩ: để đảm bảo an toàn và vô trùng bác sĩ và y tá nên rửa tay và sát trùng trước khi thực hiện. Trong quá trình thực hiện phải đeo găng tay.
  • Bệnh nhân: bệnh nhân nằm ngửa và được bác sĩ sát trùng vị trí được chọc hút dịch bằng bông cồn.
  • Dụng cụ: bông cồn sát trùng, kim vô trùng cỡ 18, 20, tiêm nhựa vô trùng khoảng 20ml – 50ml, banh vô trùng, ống nghiệm vô trùng, lam kính xét nghiệm, băng dính y tế, băng chun cố định khớp, hộp chống choáng.

3. Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Sát trùng vùng da ở đầu gối cần chọc hút dịch bằng bông gòn có tẩm cồn để khử trùng.
  • Bước 2: Xác định vị trí chọc hút dịch. Vị trí này có thể là đường nằm bên cạnh khớp gối hoặc trên khớp gối.
  • Bước 3: Tiến hành tiêm thuốc gây mê hoặc thuốc tê vào khu vực vùng da dưới khớp gối cho bệnh nhân.
  • Bước 4: Dùng ống bơm và kim tiêm vô trùng để chọc và hút dịch từ bên trong đầu gối.
  • Bước 5: Dán băng dính vô trùng vào vị trí khớp gối vừa được chọc kim vào để tránh chảy máu và vi khuẩn xâm nhập.
  • Bước 6: Dùng băng để băng cố định khớp gối lại.

4. Xét nghiệm dịch khớp gối

Dịch khớp gối sau khi được chọc hút sẽ tiến hành các xét nghiệm sau:

  • Phân tích dịch khớp bằng cách xác định các đặc điểm về màu sắc, độ nhớt của dịch.
  • Dùng kính hiển vi phân cực để xác định các vi tinh thể photphat, canxi nhằm chuẩn đoán được bện chính xác.
  • Tiến hành các xét nghiệm vi khuẩn và các xét nghiệm khác.

5. Cách chăm sóc sau khi chọc hút dịch khớp gối

Sau 1 – 2 thuốc gây tê sẽ dần mất tác dụng, lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở khớp gối. Thời gian đau thường sẽ kéo dài từ 2 – 3 ngày. Để giúp bệnh nhân giảm được những triệu chứng đau này bác sĩ sẽ cho sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết hợp với một số biện pháp giảm đau tại nhà như chườm lạnh, băng bó khớp gối…

Đồng thời, trong thời gian này bệnh nhân không được xoa bóp khớp gối và hạn chế vận động mạnh từ 1 – 2 ngày.

Chọc hút dịch khớp gối giúp chẩn đoán và chữa trị bệnh liên quan đến tràn dịch khớp gối

Những biến chứng có thể xảy ra sau khi chọc hút dịch khớp gối

Nếu quy trình thực hiện chọc hút dịch khớp gối không xảy ra đúng như yêu cầu và khâu chuẩn bị không đảm bảo an toàn rất dễ dẫn đến các tình trạng như:

  • Nhiễm trùng khớp gối do vi khuẩn xâm nhập.
  • Kỹ thuật chọc không đúng làm trúng mạch máu, dây thần kinh và gân của khớp gối.
  • Một số bệnh nhân bị dị ứng với thuốc gây mê sẽ xuất hiện các biểu hiện như vã mồ hôi, buồn nôn, hạ huyết áp…
  • Vị trí bị chọc có triệu chứng đau dữ dội, sưng phù ở đầu gối.
  • Vùng da đầu gối bị đổi mầu, phát ban.
  • Chảy máu ở vị trí chọc hút dịch

Nếu sau khi hút dịch bạn gặp phải những triệu chứng trên hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được kiểm tra và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.

Một số lưu ý khi chọc hút dịch khớp gối

Những trường hợp sau đây tuyệt đối không được thực hiện phương pháp chọc hút dịch khớp gối:

  • Người bị mắc bệnh hay chảy máu.
  • Người đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.
  • Người bị tổn thương vùng da ở khớp gối.

Những bệnh nhân mắc các bệnh sau nên thận trọng khi chọc hút dịch khớp gối:

  • Cao huyết áp.
  • Suy tim nặng.
  • Tiểu đường.
  • Người bị suy giảm miễn dịch nặng.

Để đảm bảo an toàn và không để lại biến chứng sau khi điều trị bạn nên đến bệnh viện hoặc những cơ sở y tế uy tín để thực hiện.

Trên đây là những thông tin tham khảo về quy trình chọc hút dịch khớp gối. Nếu bạn mắc phải tình trạng tràn dịch khớp gối hãy đến bác sĩ thực hiện các chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Các biến chứng nguy hiểm của tràn dịch khớp gối nên đề phòng

Bệnh tràn dịch khớp gối là một trong những vấn đề xương khớp mà hiện nay khá nhiều người đang...

Viêm màng bao hoạt dịch khớp gối là gì? Điều trị như thế nào?

Viêm màng bao hoạt dịch khớp gối có xu hướng phát sinh ở những người thường xuyên di chuyển, vận...

Tràn dịch khớp gối gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thời gian chữa khỏi bệnh còn tùy thuộc ở từng trường hợp bệnh nhân.

Bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Chữa bao lâu thì khỏi ?

Tràn khớp gối là tình trạng dịch trong khớp gối tăng đột ngột. Điều này dẫn đến đau sưng và...

U nang bao hoạt dịch khớp gối: Chẩn đoán và điều trị

U nang bao hoạt dịch khớp gối là tình trạng bao hoạt dịch tăng tiết và ứ đọng dịch tạo...

Nguy cơ tràn dịch khớp gối sau chấn thương

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương là tình trạng khá phổ biến. Để giảm nguy cơ gặp phải tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *