Phương pháp xác định tràn dịch khớp chuẩn xác nhất

Siêu âm, chụp MRI, phân tích dịch khớp,… là những phương pháp xác định tràn dịch khớp được áp dụng phổ biến. Bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng lâm sàng để chỉ định biện pháp chẩn đoán thích hợp.

siêu âm tràn dịch khớp gối
Phương pháp xác định tràn dịch khớp chuẩn xác nhất

Các phương pháp xác định tràn dịch khớp

Tràn dịch khớp là tình trạng tăng tiết của màng bao hoạt dịch khiến dịch khớp tràn ra bên ngoài, gây sưng nóng và đau nhức.

Các biểu hiện bên ngoài của bệnh thường không đặc trưng nên rất dễ bị nhầm lẫn với viêm màng bao hoạt dịch, viêm khớp, gout, chấn thương,… Vì vậy để xác định đúng tình trạng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các biện pháp chẩn đoán cần thiết.

1. Siêu âm tràn dịch khớp gối

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán sử dụng tần số cao nhằm hiển thị hình ảnh ở các cơ quan bên trong cơ thể.

Siêu âm tràn dịch khớp gối
Siêu âm tràn dịch khớp gối giúp xác định độ dày của sụn và dịch bên trong khớp

Siêu âm được áp dụng trong quá trình chẩn đoán tràn dịch khớp gối nhằm xác định các yếu tố sau:

  • Độ dày của sụn khớp: Sụn khớp là cơ quan bọc ở các đầu xương, có vai trò giảm ma sát và giúp khớp vận động dễ dàng. Tuy nhiên khi khớp bị thoái hóa, sụn sẽ có xu hướng bị bào mòn, dẫn đến tình trạng giảm độ dày. Thông qua hình ảnh từ siêu âm, bác sĩ có thể loại bỏ nguy cơ thoái hóa ở bệnh bị tràn dịch khớp.
  • Quan sát dịch khớp: Dịch khớp trong hình ảnh siêu âm là cấu trúc trống nằm bên trong các túi hoạt dịch. Ở bệnh nhân tràn dịch khớp gối, màng hoạt dịch sẽ có xu hướng tăng sinh và tiết nhiều dịch khớp hơn bình thường.

Tuy nhiên hình ảnh từ siêu âm không phản ánh chi tiết và rõ nét cấu trúc xương, vì vậy bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp X-Quang.

2. X-Quang

X-Quang là kỹ thuật sử dụng tia X để hiển thị hình ảnh chi tiết của xương và một số cơ quan khác. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát được hình dạng và mật độ cấu trúc bên trong xương.

Thông qua hình ảnh từ X-Quang, bác sĩ có thể loại trừ các tình trạng bệnh lý có triệu chứng tương tự tràn dịch khớp gối như chấn thương, gãy/ nứt xương, loãng xương, hoại tử vô khuẩn, lao xương khớp, viêm xương tủy, u xương ác tính,…

siêu âm tràn dịch khớp gối
Hình ảnh từ X-Quang cho phép bác sĩ quan sát chi tiết mật độ cấu trúc và tình trạng xương

Thông thường, bệnh nhân tràn dịch khớp gối có cấu trúc xương và mật độ xương bình thường. Tuy nhiên một số trường hợp bị tràn dịch khớp do hệ quả của quá trình thoái hóa, gai xương có thể hình thành ở những vị trí sụn bọc bị bào mòn.

3. Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật sử dụng cùng lúc nhiều tia X nhằm hiển thị hình ảnh cắt ngang của các cơ quan trong cơ thể. CT chủ yếu được sử dụng để chẩn đoán các bệnh về mạch máu – não và ít khi được thực hiện cho bệnh nhân mắc bệnh xương khớp.

Tuy nhiên bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện chụp CT nếu nghi ngờ khớp sưng viêm do hoại tử vô mạch hoặc u xương ác tính.

Cần thận trọng khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính cho phụ nữ đang mang thai – nhất là trong 3 tháng đầu thai kì. Ngoài ra, hình ảnh từ CT chỉ giúp bác sĩ quan sát được mạch máu – mô mềm và khó phát hiện được tổn thương ở dây chằng, sụn khớp. Vì vậy CT thường được thực hiện phối hợp với chụp cộng hưởng MRI.

4. Chụp cộng hưởng (MRI)

Chụp cộng hưởng MRI sử dụng sóng từ trường và sóng radio nhằm hiển thị hình ảnh rõ nét các mô mềm ở bên trong cơ thể. Hình ảnh từ MRI được đánh giá có độ tương phản quang cao, chi tiết và sắc nét hơn so với X-Quang, siêu âm hay chụp cắt lớp vi tính.

siêu âm tràn dịch khớp gối
Hình ảnh từ MRI phản ánh chi tiết cấu trúc ổ khớp, sụn khớp và mô mềm xung quanh

Hình ảnh từ MRI cho phép bác sĩ quan sát cấu trúc ổ khớp, sụn khớp, mô mềm xung quanh và dây chằng. Thông qua hình ảnh này bác sĩ có thể xác định được các bệnh lý như rách, giãn dây chằng, viêm nhiễm, thoái hóa và tràn dịch khớp.

5. Phân tích dịch khớp

Phân tích dịch khớp được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng viêm ở đầu gối là do viêm khớp dạng thấp, gout hoặc nhiễm trùng.

Dịch khớp được chọc hút bằng kim tiêm và quan sát dưới kính hiển vi. Ở bệnh nhân bị nhiễm trùng, dịch khớp thường có mủ, dịch vàng và có sự hiện diện của vi khuẩn.

Trong khi đó, dịch khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có chứa nhiều tế bào bạch cầu và kháng thể từ hệ miễn dịch. Nếu khớp sưng do bệnh gout, dịch khớp thường có nồng độ acid uric cao và có thể xuất hiện các tinh thể muối urat. Trong một số trường hợp, dịch khớp kèm theo máu tươi có thể là biểu hiện của chấn thương khớp nghiêm trọng.

siêu âm tràn dịch khớp gối
Màu sắc và thành phần trong dịch khớp sẽ giúp loại trừ được các khả năng như gout, nhiễm trùng,…

Bài viết đã tổng hợp một số phương pháp xác định tràn dịch khớp gối phổ biến. Trên thực tế, bác sĩ có thể linh động yêu cầu người bệnh thực hiện các thủ thuật khác không được đề cập trong bài viết.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tràn dịch khớp gối gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thời gian chữa khỏi bệnh còn tùy thuộc ở từng trường hợp bệnh nhân.

Bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Chữa bao lâu thì khỏi ?

Tràn khớp gối là tình trạng dịch trong khớp gối tăng đột ngột. Điều này dẫn đến đau sưng và...

Sưng khớp đầu gối là dấu hiệu của một số bệnh như viêm khớp, chấn thương

Sưng khớp đầu gối: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Sưng khớp đầu gối là một tình trạng bệnh phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào,...

Nên làm gì khi bị tràn dịch khớp gối nhẹ?

Nên làm gì khi bị tràn dịch khớp gối nhẹ?

Tràn dịch khớp gối nhẹ xảy ra khi lượng dịch trong khớp gối tăng dần một cách bất thường. Nếu...

bệnh tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và thuốc điều trị

Tràn dịch khớp gối xảy ra do sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong hoặc xung quanh khớp gối,...

Viêm màng bao hoạt dịch khớp gối là gì? Điều trị như thế nào?

Viêm màng bao hoạt dịch khớp gối có xu hướng phát sinh ở những người thường xuyên di chuyển, vận...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *