Sưng khớp đầu gối: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Sưng khớp đầu gối là một tình trạng bệnh phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là ở những người già, người hay chơi thể thao và người béo phì. Tình trạng sưng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc xuất hiện dần dần làm cho chân bị hạn chế di chuyển và làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu.
Sưng khớp đầu gối là gì?
Ở xung quanh các khớp gối chứa một lượng nhỏ dịch lỏng giúp cho đầu gối dễ dàng di chuyển hơn. Trong một số trường hợp, các chất lỏng này trở nên dư thừa và tích tụ lại bên trong khớp gối hoặc xung quanh khớp gối dẫn đến tình trạng sưng khớp đầu gối.
Bên cạnh đó, sưng khớp đầu gối còn do thể là do chấn thương dây chằng, sụn, xương ở khu vực đầu gối.
Các triệu chứng của sưng khớp đầu gối
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị sưng đầu gối:
- Sưng vùng da xung quanh bánh chè, đặc biệt là khi so với đầu gối bình thường sẽ càng thấy rõ được tình trạng sưng.
- Khi các chất lỏng dư thừa tích tụ lại ở khớp gối bạn sẽ thấy đầu gối của mình trở nên cứng hơn, không thể uống cong hoặc duỗi chân.
- Đau nhức dữ dội ở khớp gối.
- Một số trường hợp nghiêm trọng hơn đầu gối sẽ bắt đầu chuyển sang màu đỏ và khu vực khớp gối dần nóng hơn so với những vùng xung quanh.
Nguyên nhân gây bệnh
1. Do một số bệnh
Một số bệnh sau có thể gây nên tình trạng tích tụ chất lỏng bên trong khớp gối dẫn đến bệnh sưng khớp đầu gối:
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là nguyên nhân rất phổ biến gây nên tình trạng sưng khớp đầu gối, nó khiến cho phần sụn và xương ở đầu gối dần hao mòn dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh đó nó còn kích thích sự sản xuất chất lỏng ở đầu gối, làm tăng thêm các triệu chứng của bệnh một cách nghiêm trọng.
Viêm khớp dạng thấp
Đây là một dạng viêm khớp tự miễn, nó gây ra những tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Bệnh thường đi kèm với những biểu hiện như sưng, đau khớp, cứng khớp.
Nhiễm trùng
Tình trạng đầu gối nhiễm trùng sẽ làm tăng khả năng sản xuất chất lỏng ở khớp gối dẫn đến tình trạng đầu gối bị sưng. Tình trạng đầu gối bị nhiễm trùng thường do những vết cắt sau phẫu thuật hoặc nhiễm trùng ở những vị trí khác lây lan đến khớp gối.
Gout đầu gối
Khi nồng độ axit uric quá cao sẽ gây lắng đọng và tích tụ bên trong khớp gối dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở đầu gối gây sưng đau khớp gối.
Viêm bao hoạt dịch
Xung quanh xương đầu gối và các mô mềm sẽ có những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng. Khi bị ma sát quá mức các túi nhỏ này sẽ bị tác động gây nên tình trạng viêm. Điều này sẽ gây nên tình trạng sưng khớp đầu gối, những túi nhỏ này không gây sưng toàn bộ khớp gối mà chỉ làm sưng ở một vùng nó bị ảnh hưởng.
Xem thêm: Bị đau đầu gối nhưng không sưng – Cảnh giác các bệnh này
2. Do một số chấn thương
Rách sụn khớp
Phần bên ngoài của sụn khớp bị rách khiến cho dịch nhầy ra bên ngoài gây nên tình trạng tràng dịch khớp gối, khiến vùng đầu gối của bệnh nhân trở nên đau nhức, khó chịu.
Bong gân đầu gối
Trường hợp này xảy ra khi một trong các dây chằng ở đầu gối bị căng quá mức, làm hỏng một vài sợi dây chằng nhưng không làm đứt nó. Lúc này đầu gối bắt đầu sưng sau vài giờ hoặc vài ngày. Lúc này dịch có thể sẽ tích tụ lại bên trong gây sưng khớp đầu gối.
Trật khớp đầu gối
Vì một chấn thương mạnh khiến xương bánh chè thường nằm trong một rãnh ở phía gối bị đẩy lệch sang bên cạnh dẫn đến tình trạng biến dạng gây sưng, đau ở đầu gối.
Tụ máu ở đầu gối
Khi gặp chấn thương ở các mô mềm quanh đầu gối sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu. Lúc này máu sẽ được thu thập xung quanh các cơ và tích tụ thành một cục cứng. Trường hợp này thường sẽ gây nên nhiễm trùng hoặc bầm tím ở khớp gối.
Biến chứng của sưng khớp đầu gối
Khi bị sưng khớp đầu gối có thể dẫn đến một số biến chứng sau:
- Làm giảm khối lượng cơ bắp: khi bị sưng khớp ở gối các dịch sẽ tràn ra bên ngoài làm hỏng chức năng của cơ bắp và làm cho cơ bắp bùi bị suy yếu và teo dần.
- U nang: khi chất lỏng tích tụ quá lâu ở đầu gối rất dễ dẫn đến sự hình thành của u nang phía sau đầu gối. Điều này khiến cho đầu gối bị sưng và đau đớn dữ dội.
Cách điều trị sưng khớp đầu gối
Trước khi áp dụng một số phương pháp chữa trị sưng khớp đầu gối bạn nên thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm nhằm chẩn đoán được tình trạng chính xác của bệnh mà sử dụng phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách giúp bạn chẩn đoán được bệnh chính xác nhất:
- Chụp X – quang: với cách này có thể giúp bạn kiểm ra xem xương khớp gối có bị gãy, trật khớp không và xác định được tình trạng viêm nhiễm ở đầu gối.
- Siêu âm: giúp phát hiện được tình trạng viêm khớp, rối loạn ảnh hưởng đến gân hoặc dây chằng.
- Chụp cộng hưởng từ: phát hiện được các chấn thương gân, dây chằng và các mô mềm không nhìn thấy được trên tia X.
Sau khi chuẩn đoán được bệnh ta có thể áp dụng một số cách điều trị sau đây:
1. Điều trị sưng khớp đầu gối tại nhà
Nghỉ ngơi
Khi các dấu hiệu sưng ở đầu gối dần hình thành bạn nên có một chế độ nghỉ ngơi, tránh các hoạt động thể thao để cho đầu gối có cơ hội được nghỉ ngơi và chữa lành vết thương.
Chườm lạnh
Chườm đá lên vùng đầu gối trong vòng 15 – 20 phút trong 2 – 3 ngày đầu sau khi chấn thương sẽ giúp tình trạng sưng đầu gối được cải thiện hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn kiểm soát được các cơn đau và giảm sưng.
Nẹp đầu gối
Sử dụng một miếng băng quấn quanh đầu gối để cung cấp một lực nén cho đầu gối, nhằm giảm tình trạng sưng.
Nâng cao đầu gối
Đặt chân lên một chiếc ghế khi bạn ngồi hoặc kê trên gối cao khi nằm để giảm lưu lượng máu đến đầu gối, điều này sẽ cải thiện được tình trạng viêm nhiễm cho đầu gối.
Massage đầu gối
Xoa bóp vùng đầu gối để giúp các dịch bên trong thoát ra dễ dàng hơn. Khi xoa bóp bạn có thể bôi thêm một ít dầu thầu dầu để dễ dàng thực hiện hơn và giảm được tình trạng viêm, đau.
Tập một số bài tập cho gối
Khi các triệu chứng của sưng khớp đầu gối bắt đầu giảm và lành bạn hãy thực hiện một vài động tác nhẹ để tăng cường cơ bắp, hỗ trợ đầu gối tốt hơn. Bạn có thể lựa một số bài tập nhẹ như bơi lội, thể dục nhịp điệu…
2. Điều trị sưng khớp đầu gối bằng thuốc
Để giảm tình trạng sưng khớp đầu gối bác sĩ có thể sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc như:
- Thuốc giảm chống viêm không steroid giúp giảm bớt tình trạng sưng ở đầu gối.
- Thuốc tiêm cortison có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, giảm viêm và đau hiệu quả.
3. Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật thoái hóa khớp
Bằng cách hút dịch tích tụ ở khớp gối ra bên ngoài sẽ làm giảm áp lực lên khớp gối để cải thiện được tình trạng sưng khớp đầu gối. Sau khi hút dịch bác sĩ sẽ tiêm thêm một loại corticosteroid vào khớp để điều trị.
Phẫu thuật nội soi khớp
Bạn sẽ được bác sĩ sử dụng một thiết bị nội soi để đưa vào bên trong khớp gối thông qua một vết mổ nhỏ được tạo ra ở khớp gối. Thiết bị nội soi này sẽ giúp loại bỏ các mô mềm, sửa chữa các tổn thương ở đầu gối.
Phẫu thuật thay khớp
Nếu các biện pháp trên không thể cải thiện được bệnh bạn phải thực hiện phẫu thuật để thay khớp gối.
Sưng khớp đầu gối là một dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc một số bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng đến chức năng của đầu gối. Vì vậy, khi có những triệu chứng như sưng, đau ở đầu gối bạn nên đến ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị chính xác tình trạng nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Hay mỏi đầu gối khi ngủ – Nguyên nhân và cách khắc phục
- 8 cách trị đau đầu gối tại nhà không cần dùng thuốc kháng sinh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!