Nang hoạt dịch khớp vai: Chuẩn đoán và điều trị

Nang hoạt dịch khớp vai là tình trạng hoạt dịch tăng tiết và tích tụ thành nang ở bên trong khớp. Cơ chế hình thành bệnh lý này là do chỗ bám của sụn viền vào xương bị tổn thương, tạo ra khe hở khiến hoạt dịch tràn vào và tạo thành nang.

viêm bao hoạt dịch khớp vai
Nang hoạt dịch khớp vai là tình trạng hoạt dịch tăng tiết và tích tụ thành nang ở bên trong khớp

Nang hoạt dịch khớp vai – Những thông tin cần biết

Khớp vai là một trong những khớp có biên độ vận động lớn nên rất dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp. Hoạt dịch khớp vai là cơ quan có vai trò tiết dịch nhằm làm giảm ma sát và giúp khớp vận động ổn định.

Tuy nhiên khi chỗ bám của sụn viêm vào xương bị tổn thương, tạo thành khe hở, hoạt dịch được tiết ra có thể tràn vào và tạo thành nang ở vị trí này. Vì vậy nang hoạt dịch khớp vai còn được gọi là nang cạnh sụn viền.

1. Triệu chứng

Nang hoạt dịch khớp vai thường không gây đau. Tuy nhiên khi kích thước nang tăng lên gây chèn ép lên dây thần kinh, một số triệu chứng lâm sàng có thể phát sinh.

  • Xuất hiện khối u dưới da (có thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu nang có kích thước lớn)
  • Đau nhức
  • Giảm phạm vi chuyển động

Kích thước nang không hoàn toàn quyết định biểu hiện lâm sàng của bệnh. Ở một số trường hợp, nang nhỏ nhưng nằm ở vị trí nhạy cảm gây chèn ép nghiêm trọng lên khớp, dây thần kinh và mô mềm xung quanh.

2. Nguyên nhân

Chưa biết chính xác nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nang hoạt dịch khớp vai. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên vận động khớp vai hoặc mang vác nặng, màng hoạt dịch có thể tăng tiết dịch và hình thành nang.

nang hoạt dịch khớp vai
Thường xuyên vận động khớp vai là một trong những nguyên nhân hình thành nang hoạt dịch

Ngoài ra, chấn thương khớp vai không được điều trị dứt điểm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Thông thường, bệnh nhân cao tuổi và người bị thoái hóa khớp dễ hình thành u nang hoạt dịch. Tuy nhiên ở khớp vai, quá trình hình thành u nang phụ thuộc vào tổn thương sụn viền nên ít phụ thuộc vào quá trình thoái hóa.

3. Biến chứng

U nang hoạt dịch khớp vai có thể gây chèn ép lên dây thần kinh dẫn đến các triệu chứng như tê bì, ngứa ran, hạn chế khả năng vận động và teo cơ. Các biến chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí và kích thước của nang hoạt dịch.

Tham khảo thêm: Viêm quanh khớp vai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Chẩn đoán bệnh nang hoạt dịch khớp vai

Vì bệnh không phát sinh triệu chứng trong giai đoạn đầu nên đa phần các trường hợp đều phát hiện khi u nang đã chèn ép lên dây thần kinh gây đau và giảm khả năng vận động.

nang hoạt dịch khớp vai
Chẩn đoán nhằm phân biệt nang hoạt dịch với các u phần mềm và nứt/ gãy xương

Các thủ thuật trong chẩn đoán nang hoạt dịch khớp vai, bao gồm:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Ở một số trường hợp có u nang kích thước lớn và trồi lên bề mặt da, bác sĩ có thể quan sát biểu hiện này trước khi chỉ định những xét nghiệm cần thiết.
  • Kiểm tra thể chất: Vai là khớp có biên độ vận động lớn. Vì vậy thông qua kiểm tra thể chất, bác sĩ có thể xem xét phản ứng và phạm vi chuyển động.
  • Siêu âm: Nhằm phân biệt u nang hoạt dịch với các khối u phần mềm khác như bướu bã và bướu mỡ.
  • Chụp X-Quang: Hình ảnh từ X-Quang cho phép bác sĩ quan sát rõ tình trạng trong tế bào xương và loại trừ khả năng nứt hoặc gãy xương.
  • Chụp MRI: MRI được thực hiện nếu bác sĩ không nhận thấy có biểu hiện lâm sàng. Hình ảnh từ MRI biểu thị rõ tình trạng của các mô mềm xung quanh khớp vai giúp bác sĩ xác định sự hiện diện của u nang hoạt dịch.

Điều trị nang hoạt dịch khớp vai

Điều trị chỉ được thực hiện khi nang hoạt dịch khớp vai đã phát sinh triệu chứng. Mục đích của các phương pháp điều trị là cải thiện cơn đau, giải phóng sự chèn ép của u nang lên các cơ quan xung quanh và sửa chữa tổn thương sụn viền nhằm hạn chế tình trạng tái phát.

1. Nghỉ ngơi

Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi và giảm vận động khớp vai. Cử động thường xuyên có thể khiến kích thước nang tăng lên và gây chèn ép lên những cơ quan xung quanh.

Để giảm áp lực lên khớp, bác sĩ có thể sử dụng nẹp vai để hạn chế vận động và cải thiện cơn đau với trường hợp u nang chèn ép lên các dây thần kinh lân cận.

2. Chọc hút dịch

Chọc hút dịch là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, sử dụng kim nhằm hút dịch từ u nang. Thủ thuật này được thực hiện nhằm giảm kích thước nang và giải phóng áp lực chèn ép lên những cơ quan. Tuy nhiên thủ thuật có tỷ lệ tái phát cao nên ít khi được thực hiện.

3. Phẫu thuật

Nội soi là thủ thuật được áp dụng trong phẫu thuật nang hoạt dịch khớp vai. Thông qua thủ thuật này, bác sĩ sẽ sửa chữa các tổn thương sụn viền, loại bỏ u nang nhằm giảm áp lực lên các cơ quan lân cận.

nang hoạt dịch khớp vai
Phẫu thuật được thực hiện nhằm giảm tổn thương sụn viền và loại bỏ u nang

Nội soi được đánh giá là thủ thuật xâm lấn tương đối đơn giản, ít ảnh hưởng đến chức năng khớp và hiếm khi gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Sau khi nội soi khớp vai, cần cố định khớp trong khoảng 3 – 4 tuần. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện những bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động của khớp.

Phòng ngừa nang hoạt dịch khớp vai

Nang hoạt dịch khớp vai là bệnh lý có tỷ lệ tái phát cao. Việc tái phát nhiều lần không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động, gây đau, giảm chất lượng cuộc sống mà còn khiến khớp tổn thương, dần dần dẫn đến các biến chứng nặng nề như teo cơ, mất chức năng vận động,… Vì vậy sau quá trình điều trị, bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh lý này.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh nang hoạt dịch:

  • Tránh vận động khớp vai quá mức, đồng thời cần hạn chế mang vác nặng.
  • Khi ngủ, tránh nằm nghiêng đè lên khớp vai bị tổn thương. Thay vào đó bạn nên nằm ngửa để tránh gây chèn ép lên cơ quan này.
  • U nang hoạt dịch thường không phát sinh triệu chứng khi bệnh mới phát. Điều này khiến việc phát hiện và điều trị bệnh chậm trễ. Vì vậy, bạn cần thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh sớm.

Bệnh nang hoạt dịch khớp vai ít phổ biến hơn so u nang bao hoạt dịch khớp gối. Tuy nhiên bệnh lại dễ tái phát và có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng. Do đó cần tiến hành chẩn đoán và điều trị khi khớp có những triệu chứng bất thường.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Việc có một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng có khả năng hỗ trợ tốt quá trình điều trị nhiều bệnh lý, trong đó...
Tìm hiểu về bệnh u bao hoạt dịch khớp cổ tay và cách điều trị

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là bệnh gì? Chữa như thế nào?

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là một bệnh lý lành tính. Nếu khối u không quá lớn, nó...

Các bài thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối được dân gian lưu giữ

Điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền được khá nhiều người bệnh lựa chọn, đặc biệt là các...

Cảnh giác với chứng tràn dịch khớp háng ở trẻ em

Tràn dịch khớp háng ở trẻ em là tình trạng không phổ biến. Tuy nhiên khi bệnh phát sinh, trẻ...

Khớp cổ chân bị tràn dịch sưng phù phải làm sao?

Khớp cổ chân bị sưng phù do tràn dịch là tình trạng tích tụ chất lỏng do màng bao hoạt...

Nguy cơ tràn dịch khớp gối sau chấn thương

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương là tình trạng khá phổ biến. Để giảm nguy cơ gặp phải tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *