Tìm hiểu chứng đau đầu do xoang và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đau đầu xoang thường do dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang, nó kéo dài nhiều ngày và có thể nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị. 

đau đầu xoang
Tình trạng đau đầu xoang xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên đầu

Nguyên nhân gây đau đầu xoang

Đau đầu xoang xảy ra khi các xoang sau mắt, mũi, má và trán của bạn bị tắc nghẽn dẫn đến sưng hoặc viêm xoang. Nguyên nhân gây viêm xoang thường là do dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang. Ngoài ra, nó cũng có thể liên quan đến tình trạng dị ứng theo mùa kéo dài, thường được gọi là viêm mũi dị ứng hay dị ứng theo mùa.

Triệu chứng đau đầu xoang

Dù là nguyên nhân gì thì đau đầu xoang thường gây ra các triệu chứng như:

  • Đau và áp lực ở má, trán
  • Đau nặng hơn nếu bạn cúi về trước hoặc nằm xuống
  • Nghẹt mũi
  • Mệt mỏi
  • Cảm giác đau ở răng hàm
  • Đỏ, sưng má, mũi

Người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau xuất hiện ở một hoặc cả hai bên đầu.

Viêm xoang hay đau nửa đầu?

Chứng đau nửa đầu và đau đầu do viêm xoang thường dễ bị nhầm lẫn, do dấu hiệu của cả hai đều tương tự nhau. Theo Mayo Clinic, 90% những người đi khám bác sĩ vì đau đầu xoang được phát hiện mắc chứng đau nửa đầu.

Cả đau đầu xoang và đau nửa đầu đều trở nên nghiêm trọng hơn nếu như bạn cúi về phía trước. Đau nửa đầu cũng có thể đi kèm với những triệu chứng khác như nghẹt mũi, áp lực trên khuôn mặt và chảy nước mũi. Tuy nhiên, đau nửa đầu có thể khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, nôn hoặc đau nặng hơn do tiếng ồn, ánh sáng. Trong khi đau đầu do xoang thường không gặp phải những dấu hiệu này.

Viêm xoang thường xảy ra sau khi đường hô hấp trên bị nhiễm virus, cảm lạnh với một số triệu chứng như chất nhầy tích tụ, giảm khứu giác, đau ở một bên má hoặc răng trên. Nhức đầu do xoang thường kéo dài nhiều ngày còn đau nửa đầu thường chỉ kéo dài trong vài giờ đến 1-2 ngày.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên thăm khám với bác sĩ nếu:

  • Cơn đau đầu của bạn kéo dài hơn 15 ngày trong một tháng hoặc phải sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn thường xuyên.
  • Bạn bị đau đầu dữ dội và thuốc giảm đau không kê đơn không thể cải thiện được
  • Đau đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn

Chẩn đoán đau đầu xoang

Nguyên nhân đau đầu thường khó xác định. Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng hoặc dấu hiệu đi kèm với cơn đau đầu. Đồng thời, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Chụp CT: sử dụng máy tính để tạo hình ảnh cắt ngang của não và đầu (bao gồm cả xoang của bạn).
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): từ trường và sóng vô tuyến được sử dụng để tạo ra hình ảnh cắt ngang của các cấu trúc trong não của bạn.
điều trị đau đầu xoang
Người bệnh nên thăm khám với bác sĩ nếu tình trạng đau đầu xoang kéo dài hơn 15 ngày

Điều trị đau đầu xoang

Nếu được chẩn đoán đau đầu xoang, bạn sẽ được điều trị bằng một số biện pháp gồm:

Thuốc không kê đơn

Một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil) và acetaminophen (Tylenol) có thể giúp bạn giảm cơn đau đầu xoang. Đồng thời nó còn giúp cải thiện cơn đau ở quai hàm hoặc sốt. Nhưng những loại thuốc này thường không thể giải quyết được tình trạng viêm gây ra những cơn đau. Do đó, nếu cơn đau vẫn còn kéo dài thì bạn nên ngừng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ.

Một số loại thuốc thông mũi có thể hữu ích trong điều trị đau đầu xoang như oxymetazoline (Afrin) hoặc pseudoephedrine (Sudafed). Nhưng những loại thuốc này đều không nên sử dụng quá 3 ngày.

Thuốc theo toa

Nếu nhiễm trùng xoang gây đau đầu xoang, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine như mucolytics (thuốc làm sạch chất nhầy của bạn) và thuốc thông mũi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không kê đơn thuốc kháng sinh, trừ khi bạn bị viêm xoang do nhiễm vi khuẩn.

Nếu dị ứng là nguyên nhân gây đau đầu xoang, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc  kháng histamine hoặc corticosteroid.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Làm giảm tắc nghẽn trong xoang cũng có thể giúp làm giảm đau đầu xoang. Bạn có thể thử rửa mũi bằng nước muối hoặc hít hơi nước nóng trong khi tắm để làm ẩm đường mũi.

Ngoài ra, Alternative Medicine Review cho biết nước ép dứa có thể làm loãng chất nhầy trong mũi.

Phòng ngừa đau đầu xoang

Một số thay đổi trong lối sống có thể giúp bạn ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu xoang. Những biện pháp này bao gồm:

  • Nên giảm caffein, rượu và thuốc lá, bởi nó có thể là nguyên nhân kích hoạt cơn đau đầu
  • Tập luyện thể dục thường xuyên làm giảm căng thẳng, ngăn ngừa cơn đau đầu
  • Tránh tiếp xúc với những nguyên nhân gây dị ứng

Trên đây là những thông tin quan trọng về chứng đau đầu xoang, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ.

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Có rất nhiều món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang, giúp người bệnh cải thiện bệnh trạng.

5 món ăn hỗ trợ trị viêm xoang hay lại vô cùng dễ làm

Bên cạnh phương pháp dùng thuốc điều trị, bệnh nhân viêm xoang còn có thể bổ sung một số món...

Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang bằng cây nhót HIỆU QUẢ, AN TOÀN ít người biết

 Viêm xoang là bệnh lý tai - mũi - họng phổ biến, xuất hiện khi hoạt động dẫn lưu xoang...

Viêm xoang nặng – Triệu chứng và cách điều trị cấp tốc

Viêm xoang nặng là hiện viêm gây sưng hoặc đau ở hốc xoang kéo dài hơn 12 tuần. Bệnh nếu...

Xin hỏi bệnh viêm xoang có lây không bác sĩ?

Người bị viêm xoang thường phải gánh chịu những cơn đau nhức mỗi khi bệnh tái phát. Chính vì bị...

Top 7+ thuốc xịt mũi trị viêm xoang tốt nhất và cách sử dụng

Thuốc xịt mũi trị viêm xoang là những loại thuốc có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm tại chỗ, giúp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.