Cách chữa viêm xoang bằng nước muối rất hay
Chữa viêm xoang bằng muối là cách được nhiều người áp dụng. Nước muối có tính sát khuẩn cao, có khả năng rửa trôi và tiêu diệt vi khuẩn trú ẩn trong xoang, cải thiện tình trạng sưng, viêm, phù nề và một số triệu chứng khó chịu khác.
Tác dụng của nước muối đối với người bị viêm xoang
Mỗi người bình thường có năm đôi xoang rỗng thông với nhau bằng các đường dẫn. Các đường dẫn và hốc xoang này được bao phủ bởi một lớp màng nhầy rất mỏng.
Màng nhầy trong các hốc xoang lại chứa các sợi lông nhỏ dược gọi là mao lông. Mao lông hoạt động như “chổi” quét vi khuẩn, mảng vụn, bụi bám xuống họng. Tuy nhiên, khi lớp màng này bị sưng, viêm, mao lông không thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Thêm vào đó, tình trạng tắc nghẽn khiến cho sự lưu thông giữa các xoang mũi sẽ bị cản trở, gây nên các triệu chứng khó chịu cho cơ thể như ngạt mũi, đau nhức xoang, đau đầu, sổ mũi, mất khứu giác…
Dung dịch nước muối có thể thay thế nhiệm vụ của mao lông: rửa trôi vi khuẩn, chất bẩn đọng lại trong xoang mũi, giúp xoang mũi thông thoáng, việc hô hấp cũng trở nên dễ dạng hờn. Ngoài ra, nước muối còn có tính sát khuẩn cao nên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, cải thiện tình trạng sưng viêm màng nhầy.
Tuy nhiên, nước muối chỉ có tác dụng cải thiện, không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh và không nên được dùng thay thế thuốc đặc trị bệnh viêm xoang.
Xem thêm: 11+ Thuốc Trị Viêm Xoang Tốt Nhất Thường Dùng Và Lưu Ý
Hướng dẫn cách chữa viêm xoang bằng nước muối
Rửa mũi đúng cách có thể giúp rửa trôi chất nhầy, chất gây dị ứng ứ đọng trong xoang mũi. Bạn có thể tham khảo cách trị viêm xoang đúng cách sau đây:
Các bước rửa mũi
Bước 1: Chuẩn bị một lọ nước muối sinh lý 0.9% và một bình đựng. Bình đựng có thể dạng hình củ tỏi, bình neti pot hoặc dạng phun sương đều được. Bạn có thể thực hiện rửa mũi bằng nước muối sinh lý mà không cần bình đựng. Tuy nhiên, cách làm này có thể gây đau, xót với những người thực hiện lần đầu tiên.
Bước 2:
- Với những người dùng bình hình củ tỏi (chai dạng bóp), ống tiêm, neti pot: Nghiêng người về phía bồn rửa một góc 45 độ để khi đổ nước muối sinh lý vào mũi sẽ không bị rơi vãi ra bên ngoài (lưu ý không ngả đầu về phái sau).
- Đặt ống tiêm, bình xịt, bình neti pot vào một bên mũi, há miệng rồi từ từ xịt (hoặc rót nước) vào trong mũi. Thở bằng miệng trong suốt quá trình thực hiện.
Bước 3: Xì mũi nhẹ để đẩy chất bẩn, cặn còn sót lại bên trong mũi.
Bước 4: Làm sạch dụng cụ vệ sinh mũi. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ.
Tần suất rửa mũi bao nhiêu là phù hợp?
Hầu hết người bệnh viêm xoang đều cảm thấy triệu chứng cải thiện sau 2 lần thực hiện. Thường xuyên vệ sinh mũi trong quá trình bị viêm xoang có thể kiểm soát triệu chứng và khắc phục một số vấn đề về xoang mũi, hô hấp.
Nên làm gì nếu cảm thấy đau hay rát mũi khi thực hiện?
Nếu cảm thấy đau rát khi thực hiện, bạn có thể:
- Giảm nớt lượng muối trong dung dịch nước muối.
- Làm ấm nước muối trước khi rửa mũi.
Ai nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý?
Người bị viêm xoang cấp tính, mạn tính, viêm mũi dị ứng, cảm cúm, cảm lạnh nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Biện pháp trên cũng đặc biệt an toàn cho đối tượng phụ nữ mang thai và trẻ em.
Không áp dụng cách trên cho người thường xuyên bị bít tắc mũi gây khó thở, bệnh nhân viêm tai giữa.
Một số lưu ý khi dùng nước muối trị bệnh viêm xoang
Để đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro trong quá trình điều trị viêm xoang bằng nước muối, trong quá trình thực hiện bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không áp dụng quá thường xuyên, nhất là khi bệnh đã khỏi. Rửa mũi quá nhiều bằng nước muối có thể khiến cho niêm mạc mũi bị khô, kích ứng.
- Cách dùng nước muối trị viêm xoang chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Các trường hợp viêm xoang nặng, biến chứng nặng nề đều có thể áp dụng nhưng cần phối hợp với thuốc đặc trị khác để gia tăng hiệu quả điều trị và thời gian khỏi bệnh.
- Liên hệ với chuyên gia y tế nếu bệnh không có biểu hiện thuyên giảm hay có dấu hiệu tiến triển kể cả khi đã tích cực điều trị.
Bài viết vừa cung cấp thông tin về cách chữa viêm xoang bằng nước muối. Thông tin trên mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thể chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- 17 cách chữa viêm xoang tại nhà hiệu quả – Không cần thuốc
- Viêm xoang chảy máu mũi nguy hiểm không và cách xử lý?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!