Top 15 Thuốc Trị Viêm Nha Chu Được Tin Dùng (Uống + Bôi)

Các thuốc trị viêm nha chu được bào chế dưới hai hình thức chủ yếu là thuốc uống hoặc thuốc bôi. Chúng chứa hoạt chất kháng sinh, chống viêm, giảm đau giúp tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ các triệu chứng khó chịu. 

Bị viêm nha chu khi nào nên uống thuốc?

Viêm nha chu có điểm đặc trưng là hiện tượng sưng viêm ảnh hưởng đến các tổ chức quanh răng. Vi khuẩn là thủ phạm chính gây nhiễm trùng. Tác nhân gây bệnh phát triển mạnh khi gặp các điều kiện thuận lợi như vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, không cạo vôi răng thường xuyên, hút thuốc lá, ăn uống thiếu chất, bị tiểu đường, âu, ung thư, tác dụng phụ của thuốc…

Thuốc Trị Viêm Nha Chu
Bị viêm nha chu uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh là vấn đề được đông đảo bệnh nhân quan tâm

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng, bạn nên đi khám và dùng thuốc bác sĩ kê đơn ngay từ khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Bao gồm:

  • Răng có nhiều mảng bám
  • Nướu và chân răng bị sưng viêm, đau nhức gây khó khăn khi nhai thức ăn.
  • Thay đổi màu sắc nướu
  • Hôi miệng
  • Nước bọt có mùi hôi
  • Ấn vào nướu thấy đau và có mủ chảy ra
  • Tụt nướu
  • Lung lay răng…

→Xem thêm: 13 Cách Chữa Viêm Nha Chu Răng Tại Nhà Bằng Dân Gian

Bị viêm nha chu uống thuốc gì?

Sự khởi phát của bệnh viêm nha chu có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng. Chính vì vậy, các loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn tiêu diệt vi khuẩn, chống nhiễm trùng, ức chế sự lan rộng của tổn thương.

Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể được chỉ định để điều trị triệu chứng viêm nha chu như:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Dùng cho các trường hợp có những cơn đau nhức răng, đau lợi ở mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. Thuốc đáp ứng với hầu hết trường hợp nhưng lại có nhiều tác dụng phụ.
  • Thuốc corticosteroid: Loại thuốc này có khả năng kháng viêm mạnh bằng cách ức chế miễn dịch. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc corticosteroid cho bệnh nhân không đáp ứng được với thuốc kháng viêm không steroid.

Các thuốc trị viêm nha chu có thể được bào chế ở dạng uống hoặc bôi. Thuốc uống có tác dụng toàn thân trong khi thuốc bôi chỉ tác động lên phạm vi khu vực bị ảnh hưởng nên hạn chế được tác dụng phụ có hại cho cơ thể.

Thuốc bôi chữa viêm nha chu

Các thuốc trị viêm nha chu dạng bôi có tác dụng tại chỗ nên thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị nhẹ. Một số loại thuốc bôi chữa viêm nha chu được chỉ định phổ biến bao gồm:

1. Thuốc Dentosmin P

Thuốc Dentosmin P có dạng gel, được nhập khẩu từ Đức. Nhờ chứa thành phần chính là 1% chlorhexidinebis (D-gluconate), loại thuốc này có khả năng sát trùng, ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm thiểu tổn thương cho các mô mềm ở lợi.Dentosmin P

Thuốc Trị Viêm Nha Chu Tốt nhất
Dentosmin P là thuốc bôi chữa viêm nha chu đang được sử dụng rộng rãi

Cách sử dụng: 

  • Bạn đánh răng cho sạch sẽ. Nặn một ít thuốc ra đầu cây tăm bông hoặc ra tay rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng bị bệnh.
  • Tần suất sử dụng từ 1 – 3 lần trong ngày tùy theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Không dùng Dentosmin P cho người bị dị ứng với thành phần của thuốc.

Giá bán tham khảo: 198.000 VNĐ/tuýp.

2. Gel bôi chữa viêm nha chu Emofluor Gel

Emofluor Gel là dược phẩm của công ty Dr Wild & Co. AG, Thụy Sỹ sản xuất. Trong thành phần của thuốc chứa các hoạt chất như Glycerin, Cellulose Gum, Aqua, Phosphor colamine và nhiều hoạt chất khác. Chúng giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm sưng đau nướu.

Các trường hợp có thể dùng Emofluor Gel bao gồm:

  • Người bị viêm nha chu
  • Viêm lợi
  • Hở mòn chân răng
  • Ổ mủ chân răng
  • Sâu răng
  • Sưng viêm, đau nhức nướu răng.

Cách sử dụng thuốc:

  • Bước 1: Đánh chải răng sạch sẽ rồi súc miệng với nước muối cho sạch
  • Bước 2: Bôi một lượng gel vừa đủ lên khu vực cần điều trị
  • Bước 3: Giữ nguyên thuốc trong ít nhất 1 phút. Sau đó có thể nhổ bọt tiết ra mà không cần phải súc miệng lại. Tránh nuốt thuốc vào trong.
  • Bước 4: Lặp lại thao tác trên mỗi ngày từ 3 – 4 lần tùy theo mức độ bệnh. Thời gian dùng thuốc trị viêm nha chu Emofluor Gel có thể kéo dài trong 1 tuần hoặc lâu hơn.

Giá bán tham khảo: 230.000 đồng/tuýp 75ml.

3. Thuốc Metrogyl Denta trị viêm nha chu

Metrogyl Denta chứa thành phần chính là Metronidazole Benzoate BP kết hợp với Chlorhexidine Gluconate Solution BP (20%). Khi được sử dụng tại chỗ, các hoạt chất trên sẽ thẩm thấu và tác động trực tiếp lên khu vực bị ảnh hưởng. Thuốc giúp loại bỏ ổ vi khuẩn, qua đó cải thiện tình trạng sưng viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở tổ chức quanh răng.

thuốc bôi chữa viêm nha chu
Thuốc Metrogyl Denta có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm tại chỗ cho người bị viêm nha chu

Cách sử dụng thuốc:

  • Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ bạn hãy nhổ hết nước bọt ra và lấy một lượng thuốc đủ dùng thoa lên vùng bị sưng viêm. Chú ý chỉ nên bôi một lớp mỏng để thuốc được hấp thụ nhanh và tốt hơn, tránh thoa quá dày.
  • Mỗi ngày thoa thuốc 2 lần vào các buổi sáng và tối.

Giá bán tham khảo: 40.000đ/tuýp.

4. Thuốc trị viêm nha chu dạng gel bôi PerioKin

PerioKin được sử dụng để chữa viêm nha chu theo đường bôi ngoài da. Thuốc có dạng gel lỏng với thành phần bào chế là Chlorhexidine 0.2g kết hợp cùng một số loại tá dược khác. Khi sử dụng, các hoạt chất sẽ nhanh chóng thẩm thấu qua lớp niêm mạc nướu răng và tác động trực tiếp lên tổ chức bị bệnh, giúp loại bỏ ổ vi khuẩn.

Cách sử dụng:

  • Mỗi ngày thoa thuốc 2 – 3 lần trong ít nhất 7 ngày
  • Đánh chải răng sạch sẽ trước mỗi lần sử dụng để thuốc được hấp thụ tốt hơn, mang lại hiệu quả tối ưu khi điều trị viêm nha chu.

Giá bán tham khảo: 130.000 đồng/tuýp 30ml.

Xem thêm: Viêm Nha Chu Có Chữa Được Không? Nguy Hiểm Không?

Thuốc trị viêm nha chu dạng uống thông dụng

Ngoài thuốc bôi chữa viêm nha chu, một số trường hợp còn được bác sĩ chỉ định thuốc uống để giảm đau, tiêu sưng, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

1. Thuốc kháng sinh chữa viêm nha chu Cefixim

Cefixim là thuốc kháng sinh được xếp vào nhóm Cephalosporin.. Thuốc chứa thành phần chính là cefixim Trihydrat giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ức chế sự phát triển của chúng.

Bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc Cefixim ở một trong các dạng bào chế như viên nén, bột pha hỗn dịch uống,viên nang hay viên nhai. Chúng có nhiều hàm lượng khác nhau, được bác sĩ lựa chọn tùy thuộc vào tuổi tác, cân nặng và mức độ nhiễm trùng nha chu.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Cefixim:

  • Dị ứng thuốc gây nổi mẩn ngứa, sưng phù miệng, khó thở, thở khò khè, đau tức ngực hoặc nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.
  • Xuất hiện triệu chứng hội chứng Steven Johnson: Vùng mặt hay bộ phận sinh dục bị chảy máu, sốt…
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Đầy hơi
  • Khó tiêu

Cách sử dụng thuốc:

  • Người trưởng thành: Uống 1 – 2 viên/lần/ngày dạng hàm lượng 200mg.
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và có cân nặng thấp hơn 45kg: Ngày dùng 8mg/kg. Có thể uống hết trong 1 lần hoặc chia làm 2 lần dùng. Nên sử dụng thuốc dạng hỗn dịch để bé dễ uống hơn.
  • Trẻ lớn hơn 12 tuổi hoặc trên 45kg: Liều dùng tương tự như người lớn.

2. Chữa viêm nha chu bằng thuốc Metronidazol Stada

Nếu bạn đang thắc mắc bị viêm nha chu uống thuốc gì nhanh khỏi thì Metronidazol Stada chính là gợi ý hữu ích tiếp theo cho bạn. Thuốc chứa các thành phần gồm Metronidazol, Lactose monohydrate, magnesi stearat và một số loại tá dược khác. Metronidazol là hoạt chất kháng sinh có tác dụng mạnh đối với tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí.

thuốc trị viêm nha chu dạng uống
Metronidazol Stada nằm trong nhóm các loại thuốc trị viêm nha chu dạng uống thường được bác sĩ nha khoa kê đơn

Thuốc Metronidazol Stada được chỉ định rộng rãi trong điều trị viêm nha chu và nhiều bệnh lý khác như viêm lợi, viêm lợi hoại tử loét cấp hay viêm vùng chậu… Một số trường hợp được chỉ định dùng thuốc sau phẫu thuật để dự phòng nhiễm khuẩn kỵ khí.

Cách sử dụng thuốc:

  • Ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 300mg.
  • Liệu trình điều trị cần kéo dài trong ít nhất 3 ngày để không bị lờn thuốc
  • Sử dụng thuốc sau các bữa ăn chính. Tránh uống khi đói bụng gây đau dạ dày, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột hoặc rối loạn tiêu hóa.

3. Thuốc Gentamicin chữa viêm nha chu

Trường hợp bị viêm nha chu do vi khuẩn gram âm, người bệnh có thể được chỉ định thuốc Gentamicin. Thuốc có khả năng ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn, ngăn chặn sự phân chia của chúng.

Gentamicin là thuốc kê đơn. Thuốc chứa thành phần chính là Gentamicin phối hợp với một số loại tá dược và phụ liệu. Bạn không nên tự ý mua thuốc về uống khi chưa được bác sĩ cho phép. Giá bán lẻ mỗi vỉ là 60.000 đồng.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Gentamicin:

  • Nhiễm độc tai không phục hồi
  • Suy giảm chức năng thính giác
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Suy thận cấp, nhiễm độc thận,
  • Sung huyết hoặc phù kết mạc…

Chống chỉ định dùng thuốc Gentamicin trị viêm nha chu cho bệnh nhân bị suy thận, người cao tuổi, bệnh nhân có huyết áp thấp, rối loạn thính giác, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Cách sử dụng:

  • Dùng thuốc theo liều lượng được bác sĩ khuyến cáo
  • Tránh lạm dụng thuốc quá mức.

4. Thuốc uống trị viêm nha chu Doxycycline

Doxycycline được sản xuất bởi Brawn, Ấn Độ. Thuốc được sử dụng nhằm mục đích cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức ở tổ chức quanh răng. Lạm dụng thuốc bừa bãi cũng có thể gây đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Trường hợp sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ có thai, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

Cách sử dụng thuốc:

  • Người trưởng thành: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 100mg.
  • Trẻ từ 8 tuổi trở lên: Uống 4 – 5mg/kg mỗi ngày, chia đều làm 2 lần dùng.

5. Giảm đau cho bệnh viêm nha chu bằng thuốc Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau thông thường được bác sĩ kê đơn để giảm đau nhức răng, đau lợi ở mức độ nhẹ đến vừa. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn có tác dụng giảm sốt nhanh. Tuy nhiên, tránh lạm dụng thuốc bừa bãi bởi Paracetamol 500mg có thể gây hại cho gan, thận, dạ dày và mang đến nhiều tác dụng phụ khác.

viêm nha chu uống thuốc gì? - Paracetamol
Thuốc Paracetamol có tác dụng giảm nhanh các cơn đau do bệnh viêm nha chu gây ra

Cách sử dụng thuốc:

  • Người trưởng thành: Mỗi lần uống 325 – 650mg, khoảng cách giữa hai liều cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Hoặc có thể dùng viên 1000mg nhưng sau 6 – 8 tiếng mới được uống liều tiếp theo.
  • Trẻ em: Mỗi lần uống 10-15 mg/kg. Khoảng cách giữa hai liều cách nhau tối thiểu 4 tiếng đối với các trường hợp bị sốt. Tuy nhiên, mỗi ngày không nên cho trẻ uống quá 5 liều.

6. Thuốc chữa viêm nha chu Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là một loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm Quinolon. Thuốc có khả năng tiêu diệt cả hai chủng vi khuẩn gây bệnh là gram âm và gram dương. 

Thuốc Ciprofloxacin thường được chỉ định thay thế cho các loại kháng sinh thuộc nhóm tetracycline, penicillin hay cephalosporin khi bệnh nhân không đáp ứng được với thuốc điều trị này. Phụ nữ có thai không nên dùng thuốc.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Ciprofloxacin trị viêm nha chu bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn ói
  • Đau bụng
  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Xuất huyết dưới da…

Cách sử dụng thuốc:

  • Người trưởng thành: Ngày dùng tối đa 1,5g chia làm 2 lần uống
  • Trẻ em: Ngày dùng 7,5 – 15 mg/kg trọng lượng cơ thể, chia uống 2 – 3 lần. Thời gian điều trị kéo dài từ 1 – 2 tuần.

7. Thuốc Lysozyme chloride

Thuốc Lysozyme chloride có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gram dương nhờ chứa thành phần Lysozyme. Bên cạnh đó, thuốc còn hoạt động bằng cách ức chế histamin, làm giảm phản ứng viêm tại tổ chức quanh răng, giúp bệnh nhân bớt đau đớn.

Cách sử dụng thuốc:

  • Người trưởng thành: mỗi lần uống 90mg x 2 – 3 lần/ngày
  • Tốt nhất nên nuốt trực tiếp cả viên với nước
  • Uống thuốc sau khi ăn để tránh gây hại cho đường ruột.
  • Chống chỉ định dùng Lysozyme chloride cho trẻ em.

8. Thuốc chữa viêm nha chu Diclofenac

Trong danh sách các loại thuốc trị viêm nha chu thường được bác sĩ kê đơn còn có Diclofenac. Thành phần của thuốc Diclofenac là Diclofenac natri 50mg, Magnesi Stearat kết hợp với nhiều hoạt chất khác. Bệnh nhân bị đau sau phẫu thuật viêm nha chu cũng có thể được chỉ định thuốc Diclofenac để giảm đau.

Cách sử dụng thuốc:

  •  Người trưởng thành ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 50mg. Mỗi ngày không nên uống quá 150mg.
  • Trẻ em chỉ được dùng thuốc khi bác sĩ kê toa.

9. Thuốc Ibuprofen chữa viêm nha chu

Tương tự như Diclofenac, Ibuprofen cũng nằm trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc được sử dụng nhằm mục đích giảm sưng đau và hạ sốt cho người bị viêm nha chu bằng cách ngăn chặn quá trình sản sinh các chất gây viêm trong cơ thể.

Cách sử dụng:

  • Người trưởng thành: Mỗi ngày uống 1,2 – 1,8 g. Chia làm 2 – 3 lần dùng
  • Trẻ em: Uống 20 – 30 mg/kg/ngày.
  • Khoảng cách giữa hai liều cách nhau tối thiểu 4 tiếng.

Thuốc trị viêm nha chu trong Đông y

Điều trị bệnh viêm nha chu bằng y học cổ truyền là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đông y có nhiều bài thuốc thảo dược hay và lành tính, thích hợp cho người bị viêm nha chu cấp và mãn tính.

Thuốc trị viêm nha chu trong Đông y
Thuốc Đông y chữa viêm nha chu cho hiệu quả từ từ nhưng an toàn với sức khỏe

1. Bài thuốc chữa viêm nha chu cấp

  • Bài 1: Chuẩn bị thang thuốc gồm bạc hà (8g), sinh địa (20g), thạch cao (40g), hoàng liên (8g), kim ngân hoa (16g), thăng ma (4g), đan bì (8g), ngưu bàng tử (12g). Rửa sạch tất cả các vị thuốc trên rồi bỏ vào siêu sắc. Đổ 2 lít nước sắc cho đến khi cạn còn khoảng 1 lít thì ngưng. Chia 3 – 4 lần dùng trong ngày, uống thuốc khi còn ấm.
  • Bài 2: Dùng kim ngân hoa (16g) kết hợp với gai bồ kết (8g), hạ khô thảo (16g), bồ công anh (20g), ngưu bàng tử (12g) và bạc hà (8g). Thuốc được sử dụng theo hình thức sắc uống. Mỗi ngày, người bệnh tiến hành sắc 1 thang lấy nước đặc uống 2 – 3 lần để giảm đau, tiêu sưng và thúc đẩy quá trình sửa chữa tổn thương cho tổ chức quanh răng bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm nha chu.

2. Bài thuốc chữa viêm nha chu mãn tính

Bệnh viêm nha chu mãn tính có tính chất dai dẳng kéo dài và hay tái phát. Bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng các bài thuốc sau để khắc phục tổn thương, điều trị triệu chứng cũng như căn nguyên của bệnh.

  • Bài 1: Cần chuẩn bị các dược liệu gồm thục địa (12g), thăng ma (12g), sơn thù (8g), bạch thược (12g), hoài sơn (12g), câu kỷ tử (12g). Tất cả rửa sạch, trộn với nhau cho đều rồi bỏ vào ấm. Sắc thuốc với 5 bát nước cho cạn còn 2 bát. Thuốc sắc còn lại gạn ra chén chia uống vào các buổi sáng, trưa, tối để chữa viêm nha chu mãn tính.
  • Bài 2: Dùng thang thuốc gồm huyền sâm (12g), sa sâm (12g), sinh địa (12g), quy bản (12g), thạch hộc (12g), thăng ma (12g), câu kỷ tử (12g), ngọc trúc (12g), kim ngân hoa (16g) và bạch thược (8g). Tất cả sắc kỹ để thu nước đặc uống 2 lần trong ngày cho hết. Đều đặn dùng mỗi ngày 1 thang cho đến khi các triệu chứng viêm nha chu mãn tính được loại bỏ hoàn toàn.

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm nha chu

Để đạt được hiệu quả tối ưu, trong quá trình dùng thuốc trị viêm nha chu bạn cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:

  • Thăm khám để xác định rõ tình trạng bệnh của mình và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc Tây cho tác dụng nhanh nhưng lại ẩn chứa không ít tác dụng phụ có hại. Trong khi đó, thuốc Đông y mặc dù lành tính nhưng lại cho hiệu quả chậm. 
  • Không tự ý kết hợp giữa thuốc uống, thuốc bôi chữa viêm nha chu trong Tây y với thuốc thảo dược
  • Sử dụng thuốc theo đúng khuyến cáo và kiên trì
  • Xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học
  • Thăm khám và điều trị triệt để các bệnh lý liên quan để chứng viêm nha chu được chữa trị dứt điểm.

Có thể bạn quan tâm

Viêm Nha Chu Theo Đông Y và Các Bài Thuốc Điều Trị Bệnh

Cách chữa viêm nha chu theo Đông y sử dụng các bài thuốc điều trị bệnh từ thảo dược thiên nhiên có tính an toàn cao. Tùy theo triệu chứng,...
Viêm nha chu có chữa được không?

Viêm Nha Chu Có Chữa Được Không? Nguy Hiểm Không?

Viêm nha chu có chữa được không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để giải đáp vấn...

Chi phí điều trị viêm nha chu mới nhất hiện nay

Chi Phí Điều Trị Viêm Nha Chu – Cập Nhật Mới Nhất 2023

Chi phí điều trị viêm nha chu là quan tâm hàng đầu của người bệnh. Theo đó, việc đưa ra...

Viêm Nha Chu Nên Ăn Gì và Kiêng Ăn Gì Để Cải Thiện Bệnh

Một số thực phẩm có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm nha chu nhưng ngược lại,...

Viêm nha chu làm răng lung lay là gì?

Viêm Nha Chu Làm Răng Lung Lay và Giải Pháp Điều Trị

Viêm nha chu làm răng lung lay là giai đoạn tiến triển nặng, cần được khám chữa để tráng gây...

Thuốc nam chữa viêm nha chu

Chữa Viêm Nha Chu Bằng Thuốc Nam Qua 10 Mẹo Hay

Các cách chữa viêm nha chu bằng thuốc Nam giúp cải thiện tình trạng ê buốt, đau nhức, hơi thở...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *