Viêm Nha Chu Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân và Cách Trị An Toàn

Viêm nha chu ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị. Bởi, tình trạng viêm nhiễm nếu tiến triển nghiêm trọng, trẻ dễ bị mất răng, gây ra các bệnh lý liên quan ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Bố mẹ không nên chủ quan, thay vào đó nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám sớm nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường.

Viêm nha chu ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm nha chu nói chung, viêm nha chu ở trẻ em nói riêng là hiện tượng viêm nhiễm các vùng quanh răng ảnh hưởng đến chức năng nhai và tính thẩm mỹ. Đây là một trong các bệnh lý nha khoa được đánh giá nghiêm trọng, đặc biệt có khả năng phát sinh nhiều hệ lụy nếu không phát hiện và điều trị đúng cách.

Viêm nha chu ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?
Trẻ bị viêm nha chu gặp phải các triệu chứng khó chịu

Dưới đây là một số rủi ro có thể xảy ra, tương ứng với các giai đoạn mọc răng và thay răng của trẻ khi bị viêm nha chu nặng:

  • Đối với trẻ còn răng sữa: Việc viêm nha chu nặng có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc và thay răng của trẻ.
  • Đối với trẻ đã mọc răng vĩnh viễn: Nếu vị trí răng mất không được thay thế, về lâu dài hệ thống xương hàm sẽ bị ảnh hưởng, khớp cắn bị lệch kéo theo nhiều vấn đề khác.

Viêm nha chu ở trẻ em khi tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng còn có khả năng gây ra các bệnh lý răng miệng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể do suy giảm khả năng nhai.

→Xem thêm: Viêm Nha Chu Làm Răng Lung Lay và Giải Pháp Điều Trị

Viêm nha chu ở trẻ em do nguyên nhân nào gây ra?

Vậy, viêm nha chu ở trẻ em do nguyên nhân nào gây ra? Có rất nhiều yếu tố tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công các vùng quanh răng. Nếu không phát hiện và điều chỉnh, viêm nha chu có thể phát triển ngày càng nghiêm trọng hơn. Cùng điểm qua các nguyên nhân gây bệnh ở trẻ dưới đây:

Viêm nha chu ở trẻ em do nguyên nhân nào gây ra?
Thói quen vệ sinh răng miệng kém, thích ăn nhiều bánh kẹo ngọt,… khiến cho răng bị sâu, viêm sưng nướu và nhiều vấn đề khác
  • Vấn đề chăm sóc răng miệng: Trẻ không  đượchướng dẫn cách chải răng đúng cách và không nhắc nhở bé thực hiện thì sau một thời gian, răng có thể bị bám nhiều mảng thức ăn thừa, bị sâu răng, viêm nha chu.
  • Thói quen ăn uống: Trẻ ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt có gas, nhất là vào ban đêm mà không được chải răng, vệ sinh trước khi ngủ dễ bị sâu răng và gặp phải nhiều vấn đề răng miệng khác.
  • Thói quen xấu: Các bé có thói quen mút tay, ngậm các đồ vật lạ vào miệng,… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng.
  • Sức đề kháng kém: Trẻ em có sức đề kháng và hệ miễn dịch trong giai đoạn hoàn thiện có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe, nhất là khi môi trường sống tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công cơ thể trẻ.

Trẻ em dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… và nhiều bệnh lý khác do ảnh hưởng từ độ tuổi, chưa ý thức và tự chủ động trong việc chăm sóc cơ thể, răng miệng,… Chính vì thế, trong giai đoạn phát triển của bé cần có sự dẫn dắt của phụ huynh, người thân trong gia đình.

Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu ở trẻ em

Viêm nha chu nói chung có 4 giai đoạn tiến triển chính. Trường hợp viêm nha chu ở trẻ em cũng vậy. Trẻ sẽ trải qua các giai đoạn tương ứng với mức độ viêm nha chu. Dưới đây là giai đoạn và các dấu hiệu giúp bạn nhận biết bất thường ở trẻ càng sớm càng tốt:

Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu ở trẻ em
Các dấu hiệu ban đầu mờ nhạt sau đó ngày càng nghiêm trọng hơn theo mức độ viêm sưng nha chu

Giai đoạn 1:

  • Các mảng bám trên răng của bé xuất hiện bất thường, dày hơn và hình thành cao răng.
  • Cao răng có màu vàng nâu, xám đen, thường bám vào các vị trí gần chân răng.
  • Vi khuẩn tích tụ nhiều gây ra các bệnh về răng miệng, không chỉ gây viêm nha chu mà còn gây đau, sâu răng,…

Giai đoạn 2: 

  • Nướu răng vị trí bị vi khuẩn tấn công trở nên sưng đỏ.
  • Xuất hiện các cơn đau bất thường, nhất là khi nhai thức ăn cứng, dai.
  • Quan sát nướu thấy có màu lạ, đỏ sẫm hơn bình thường, đôi khi hơi tím.
  • Khi sờ vào nướu răng bị sưng có cảm giác mềm, đánh răng thường thấy máu chảy.

Giai đoạn 3:

  • Viêm nhiễm bắt đầu tiến triển nghiêm trọng hơn, túi nha chu xuất hiện, sưng phồng và gây đau răng.
  • Vị trí lợi nướu sưng viêm dần tách khỏi chân răng khiến cho vi khuẩn ngày càng tấn công sâu.
  • Túi mủ hình thành cảnh báo giai đoạn bệnh tiến triển nguy hiểm.

Giai đoạn 4: 

Răng bắt đầu bị lung lây do vi khuẩn sinh sôi phát triển, tấn công gây hại dẫn đến tiêu xương, làm yếu chân răng.

Gợi ý: 13 Cách Chữa Viêm Nha Chu Răng Tại Nhà Bằng Dân Gian

Chẩn đoán và điều trị viêm nha chu ở trẻ em

Viêm nha chu ở trẻ em có thể gây ra các hệ lụy ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm răng và sức khỏe của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, phụ huynh nên đưa con đến nha khoa khám và chữa trị sớm để phòng tránh các biến chứng.

Chẩn đoán và điều trị viêm nha chu ở trẻ em
Đưa trẻ đến bệnh viện uy tín thăm khám và điều trị viêm nha chu

Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và áp dụng các phương pháp xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân, xác định mức độ tổn thương, viêm nhiễm mà trẻ đang gặp phải. Các thủ thuật y khoa chẩn đoán viêm nha chu cho bé được tiến hành như:

  • Thăm khỏi tiền sử bệnh lý, kiểm tra tình trạng răng miệng bằng mắt thường và dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng.
  • Tìm kiếm cao răng thông qua bước kiểm tra khoang miệng của trẻ, trường hợp phát hiện cao răng nha sĩ có thể tư vấn để loại bỏ giúp trẻ.
  • Kiểm tra túi nha chu, nếu có bất thường có thể do viêm nha chu gây ra.
  • Tiến hành chụp X quang để kiểm tra hình ảnh của khoang miệng, xương hàm, răng,…

Sau khi thu được kết quả cuối cùng, dựa vào sức khỏe và mức độ tổn thương răng miệng của bé, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp. Một số hướng điều trị viêm nha chu ở trẻ em được áp dụng hiện nay như:

Điều trị tại nhà

Thông qua các biểu hiện như trẻ bỏ bữa, đau khi nhai, quấy khóc thường xuyên đối với các bé nhỏ,… để giảm triệu chứng, bố mẹ có thể giúp trẻ vệ sinh răng miệng, hướng dẫn trẻ ngậm và súc miệng bằng nước muối. Ngoài ra, đối với các bé trên 2 tuổi có thể kết hợp dùng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong để giảm viêm tại chỗ.

Chẩn đoán và điều trị viêm nha chu ở trẻ em
Hỗ trợ điều trị viêm nha chu ở trẻ em bằng biện pháp tại nhà

Tham khảo và áp dụng các mẹo giảm viêm nha chu dưới đây:

Dùng muối và chanh:

  • Dùng nước cốt chanh pha với vài hạt muối, nguyên liệu sử dụng liều lượng vừa đủ, không lạm dụng.
  • Sau đó chải răng cho trẻ thật sạch, dùng bông gòn thấm hỗn hợp đắp lên vùng nướu bị sưng viêm.
  • Lưu lại khoảng 5 – 7 phút sau đó cho bé súc miệng bằng nước sạch.

Sử dụng gừng tươi:

  • Dùng một củ gừng tươi, rửa sạch rồi thái thành nhiều lát mỏng.
  • Cho gừng vào nồi đun với nước vừa đủ, để sôi khoảng vài phút rồi tắt lửa.
  • Chắt nước gừng ra, để nguội rồi cho bé ngậm và súc miệng.
  • Áp dụng trong trường hợp nhẹ, không lạm dụng tránh gây nóng trong người.

Điều trị tại nha khoa

Trường hợp viêm nha chu ở trẻ em diễn biến nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị chuyên sâu nhằm loại bỏ nguy cơ, phòng ngừa biến chứng. Bên cạnh đó, trong quá trình thăm khám chẩn đoán, nếu nhận thấy trên răng của bệnh nhi xuất hiện nhiều cao răng, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn và tiến hành loại bỏ cho trẻ.

Chẩn đoán và điều trị viêm nha chu ở trẻ em
Tùy tình trạng viêm nhiễm ở mỗi bệnh nhi, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương án phù hợp

Trường hợp viêm nhiễm còn trong khả năng kiểm soát bằng phương pháp nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ khác. Trong đó, thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống được sử dụng nhiều nhất. Thuốc giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, đồng thời còn hỗ trợ cải thiện đề kháng cho trẻ.

Tuy nhiên đối với đối tượng mắc viêm nha chu nặng, thông qua quá trình thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp ngoại khoa cho bé. Dưới đây là các cách điều trị thường được áp dụng:

  • Điều trị loại bỏ túi nha chu: Nếu kiểm tra thấy túi nha chu bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch mủ tồn đọng bên trong, đồng thời loại bỏ các vi khuẩn, mảng bám trên răng để ngăn không cho viêm nhiễm lan rộng.
  • Phẫu thuật ghép xương: Đây là phương pháp chỉ áp dụng nếu tình trạng tiêu xương do viêm nha chu kéo dài ở bé diễn ra nặng nề.
  • Phương pháp kích thích xương:  Phương pháp kích thích xương bằng chất sinh học nhằm thay thế cho phẫu thuật ghép xương truyền thống. Tuy nhiên phương pháp này đỏi hỏi kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại, bác sĩ có tay nghề giỏi.

Phương pháp phòng ngừa viêm nha chu cho trẻ

Nên chủ động trong việc hỗ trợ và phòng ngừa viêm nha chu cho trẻ. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ em. Dạy trẻ cách chải răng đúng, tập đánh răng sáng, tối trước khi đi ngủ.
  • Chọn kem đánh răng phù hợp cho trẻ em, lựa chọn bàn chải có răng mềm để tránh gây tổn thương mô mềm bên trong miệng.
  • Ngoài sử dụng kem đánh răng hàng ngày, bạn có thể cho trẻ dùng kết hợp nước súc miệng cho bé.
  • Kết hợp một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giảm ăn kẹo bánh, giảm uống nước ngọt có ga,…
  • Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất, tăng đề kháng, giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn.
  • Không nên cho bé ngậm, nhai vật cứng, đồ vật không vệ sinh để tránh tình trạng vi khuẩn bên ngoài xâm nhập ảnh hưởng đến răng miệng.

Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã hiểu hơn về chứng viêm nha chu ở trẻ em. Tương tự như ở người trưởng thành, bệnh nhi cũng trải qua nhiều triệu chứng khó chịu. Trường hợp phát hiện muộn, không điều trị đúng cách có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều biến chứng.

Có thể bạn quan tâm

Viêm Nha Chu Theo Đông Y và Các Bài Thuốc Điều Trị Bệnh

Cách chữa viêm nha chu theo Đông y sử dụng các bài thuốc điều trị bệnh từ thảo dược thiên nhiên có tính an toàn cao. Tùy theo triệu chứng,...
Viêm nha chu mãn tính là gì?

Viêm Nha Chu Mãn Tính và Những Biến Chứng Nguy Hiểm

Viêm nha chu mãn tính xảy ra khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều nguy cơ. Các biến chứng khôn...

Viêm Nha Chu Nên Ăn Gì và Kiêng Ăn Gì Để Cải Thiện Bệnh

Một số thực phẩm có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm nha chu nhưng ngược lại,...

Bà bầu bị viêm nha chu có nguy hiểm không?

Bà Bầu Bị Viêm Nha Chu và Biện Pháp Điều Trị, Phòng Ngừa

Bà bầu bị viêm nha chu nếu không phát hiện và điều trị có thể gặp phải nhiều biến chứng....

Quy trình thực hiện cơ bản

Phẫu Thuật Nha Chu: Thực Hiện Khi Nào? Có Đau Không?

Phẫu thuật nha chu giúp điều trị các vấn đề nghiêm trọng do bệnh gây ra. Nhằm ngăn chặn sự...

Top 15 Thuốc Trị Viêm Nha Chu Được Tin Dùng (Uống + Bôi)

Các thuốc trị viêm nha chu được bào chế dưới hai hình thức chủ yếu là thuốc uống hoặc thuốc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *