Phẫu Thuật Nha Chu: Thực Hiện Khi Nào? Có Đau Không?

Phẫu thuật nha chu giúp điều trị các vấn đề nghiêm trọng do bệnh gây ra. Nhằm ngăn chặn sự phát triển của vùng viêm nhiễm, bác sĩ thường chỉ định cắt bỏ túi nha chu để giảm nguy cơ cho bệnh nhân.

Tổng quan về bệnh nha chu

Bệnh nha chu là bệnh trong những vấn đề răng miệng thường gặp hiện nay. Bệnh hình thành do tổ chức xung quanh răng bị viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng sưng đỏ, chảy máu, ứ dịch mủ quanh răng, nhiều trường hợp còn bị lung lay răng, tiêu xương ổ răng dẫn đến tình trạng mất răng. Bệnh nha chu thường gặp ở người trưởng thành nhiều hơn trẻ em.

Tổng quan về bệnh nha chu
Các vấn đề viêm nhiễm nha chu cần phát hiện và điều trị sớm phòng ngừa rủi ro cho bệnh nhân

Sớm nhận biết và điều trị bệnh khi nhận thấy các triệu chứng bất thường như nướu viêm sưng, đỏ tấy bất thường, khi chải răng có máu. Đây là hiện tượng viêm nướu nhẹ, sau một thời gian ngày càng nặng hơn thành bệnh viêm nha chu. Các biểu hiện thường gặp như nướu tụt tách khỏi răng, mảng bám dày hơn và di chuyển xuống chân răng, phá hủy xương ổ răng và dây chằng.

Lúc này răng dễ bị lưng lay, trong trường hợp cần thiết phải loại bỏ để phòng ngừa rủi ro. Phương pháp phẫu thuật nha chu được áp dụng cho các đối tượng mắc bệnh nặng, có nguy cơ gây ra các phản ứng đe dọa tính mạng của người bệnh. Trường hợp răng không thể phục hồi có thể được chỉ định nhổ bỏ hoàn toàn, sau đó thay thế thành răng giả nếu cần thiết.

→Xem thêm: Viêm Nha Chu Có Mủ Là Gì? Giải Pháp Điều Trị Thế Nào?

Phẫu thuật nha chu là gì?

Phẫu thuật nha chu là thuật ngữ chỉ các phương pháp ngoại khoa, xâm lấn vào mô quanh răng nhằm loại bỏ viêm nhiễm và khắc phục các vấn đề liên quan khác. Dựa vào nhu cầu của mỗi người bệnh, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ hay phẫu thuật tái tạo.

Phẫu thuật nha chu là gì?
Phẫu thuật nha chu được chỉ định cho tình trạng nặng cần can thiệp phòng ngừa biến chứng cho người bệnh

Dù thực hiện hướng điều trị nào thì mục đích chính của phẫu thuật nha chu là giúp làm sạch ổ viêm, loại bỏ túi nha chu bị viêm nhiễm, tái tạo mô mềm, xương tổn thương, giảm nguy cơ mất răng, giúp phục hồi xương hàm và các lợi ích khác. Bác sĩ sẽ khám và chỉ định phẫu thuật trong trường hợp thật sự cần thiết.

Khi nào nên thực hiện phẫu thuật nha chu?

Vậy khi nào nên thực hiện phẫu thuật nha chu? Theo chuyên gia, phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp cần thiết, dưới đây là các trường hợp cần can thiệp phẫu thuật nha chu:

  • Viêm lợi: Tình trạng viêm nhiễm ở bệnh viêm lợi ngày càng nặng có thể phải áp dụng phẫu thuật. Lúc này lợi bị sưng đỏ, chảy máu thường xuyên. Việc can thiệp điều trị giúp kiểm soát viêm nhiễm và phòng bệnh biến chứng.
  • Viêm nha chu: Bệnh có diễn biến âm thầm và tiến triển nhanh chóng. Trường hợp viêm nhiễm chuyển nặng, phá hủy xương và các mô cần được can thiệp phẫu thuật để giải quyết các vấn đề bệnh nhân đang gặp phải.

Phẫu thuật nha chu là phương pháp can thiệp có xâm lấn giúp cải thiện và phục hồi chức năng của răng, cần được tiến hành sớm nhằm phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm lan rộng và phát sinh các biến chứng không mong muốn.

Các phương pháp phẫu thuật nha chu

Dựa vào tình trạng viêm nhiễm mà người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật nha chu phù hợp, chẳng hạn như:

Các phương pháp phẫu thuật nha chu
Phương pháp phẫu thuật được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng viêm nhiễm mỗi người bệnh đang gặp phải
  • Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Can thiệp ngoại khoa giúp giảm độ sâu túi nha chu, ngoài ra còn giúp diệt khuẩn, tránh nguy cơ hại khuẩn tấn công gây phá hủy xương.
  • Phẫu thuật tái tạo mô: Áp dụng trong trường hợp xương nâng đỡ bị phá hủy. Thông qua phương pháp phẫu thuật, một phần xương, mô nha chu được tái tạo lại.
  • Phẫu thuật kéo dài thân răng: Thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong trường hợp răng ngắn, phần mô nướu che phủ nhiều. Phẫu thuật giúp làm dài chân răng, cải thiện các vấn đề liên quan.
  • Phẫu thuật ghép mô mềm: Phương pháp áp dụng cho đối tượng nha chu bị tụt khỏi nướu. Ghép mô mềm giúp phục hồi nướu tốt hơn. Ngoài ra, phương pháp còn có tác dụng giảm tình trạng ê răng khi ăn, tạo viền nướu hài hòa.

Tùy nhu cầu của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp, bảo vệ sức khỏe và phòng tránh rủi ro cho người bệnh. Tuân thủ theo phác đồ điều trị và kết hợp chăm sóc tốt sau phẫu thuật để cơ thể người bệnh sớm phục hồi.

Quy trình thực hiện cơ bản

Khi đến bệnh viện thăm khám, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm hỏi các triệu chứng đang gặp phải, sau đó thực hiện một số phương pháp xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây triệu chứng bất thường, chẩn đoán tình trạng mà người bệnh đang gặp phải. Một quy trình phẫu thuật cơ bản sẽ trải qua các bước như sau:

Quy trình thực hiện cơ bản
Bác sĩ tiến hành phẫu thuật nha chu theo quy trình bài bản, an toàn
  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn cho người bệnh. Bác sĩ kiểm tra khoang miệng, áp dụng chụp X quang xác định vị trí, tình trạng viêm và đưa ra lời khuyên cho người bệnh.
  • Bước 2: Lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân, trường hợp viêm nhiễm nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật nha chu để kiểm soát bệnh tốt nhất.
  • Bước 3: Gây tê và thực hiện phẫu thuật nha chu. Phương pháp phẫu thuật được áp dụng nhằm giảm thiểu biến chứng, đồng thời loại bỏ túi nha chu, tái tạo mô, giúp làm dài thân răng,… Người bệnh sẽ được gây tê trước khi phẫu thuật để không gây đau cho bệnh nhân.
  • Bước 4: Kết thúc phẫu thuật, hướng dẫn cách bệnh nhân chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật.

Trung bình một ca phẫu thuật nha chu có thể kéo dài từ 10 – 30 phút, tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng tốt để đảm bảo tránh nguy cơ nhiễm trùng, gặp rủi ro trong quá trình thực hiện.

Mách bạn: 13 Cách Chữa Viêm Nha Chu Răng Tại Nhà Bằng Dân Gian

Phẫu thuật nha chu có gây đau không?

Nhiều người thắc mắc phẫu thuật nha chu có gây đau không, câu trả lời là có. Do cấu trúc răng hàm có liên kết với nhiều dâu thần kinh nên trong quá trình tác động có thể khiến chúng bị ảnh hưởng, phát sinh phản ứng đau nhức. Tuy nhiên hiện nay để giảm đau cho bệnh nhân, hầu hết tất cả trường hợp phẫu thuật nha chu đều dùng thuốc tê hoặc gây mê tạm thời.

Phẫu thuật nha chu có gây đau không?
Sử dụng thuốc gây mê, gây tê giúp người bệnh không cảm thấy khó chịu, đau nhức khi phẫu thuật

Vậy trường hợp nào thì dùng thuốc gây mê và gây tê? Thuốc gây tê gần như được chỉ định cho các trường hợp có sức khỏe tốt, không bị bệnh huyết áp, bệnh tim,… Phần răng cần tác động sẽ được gây tê cục bộ. Sau đó bác sĩ thực hiện các thao tác  phẫu thuật như bình thường.

Trường hợp gây mê dành cho bệnh nhân sợ phẫu thuật, có phản ứng tiêu cực khi thực hiện, ngươi bị dị ứng thuốc gây tê hoặc áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh mãn tính,… Tiêm thuốc gây mê giúp quá trình phẫu thuật suôn sẻ hơn, phòng biến chứng.

Chi phí thực hiện phẫu thuật nha chu

Mỗi trường hợp bệnh nha chu sẽ có mức chi phí can thiệp riêng dựa trên mức độ tổn thương, vùng cần tác động và các vấn đề liên quan khác. Thông thường một ca phẫu thuật nha chu có thể tốn khoảng 500.000đ – 700.000đ, một số tường hợp nặng có thể phải chi hơn chục triệu đồng.

Chăm sóc sau khi phẫu thuật nha chu

Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các rủi ro ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng đi kèm như đau, chảy máu, bầm má, chóng mặt, đau đầu,… Hãy nhanh chóng thông báo với bác sĩ nếu chúng kéo dài không khỏi và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc sau khi phẫu thuật nha chu
Chườm lạnh giảm đau khi thuốc gây mê, gây tê hết tác dụng sau phẫu thuật

Cơn đau thường xuất hiện sau khi thuốc gây tê và thuốc gây mê hết tác dụng. Để giảm đau, lúc này bạn có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh, dùng khăn ngâm vào nước đá, vắt khô rồi chườm lên vùng má bị sưng đau. Thực hiện 15 – 20 phút để giảm cảm giác khó chịu. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng nhẹ nhàng
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý hơn, bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Tránh ăn các món quá nóng hoặc quá lạnh, không nên sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích,…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh áp lực căng thẳng 
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ 

Phẫu thuật nha chu được thực hiện giúp điều trị các vấn đề viêm nhiễm nặng triệt để, phòng tránh rủi ro biến chứng cho người bệnh. Người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện thủ thuật này.

Có thể bạn quan tâm

Viêm nha chu là bệnh gì?

Viêm Nha Chu: Dấu Hiệu và Cách Điều Trị, Phòng Tránh

Viêm nha chu là một trong các vấn đề nha khoa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Mức độ phổ biến của căn bệnh này ngày càng gia tăng,...
Viêm nha chu có chữa được không?

Viêm Nha Chu Có Chữa Được Không? Nguy Hiểm Không?

Viêm nha chu có chữa được không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để giải đáp vấn...

Viêm nha chu làm răng lung lay là gì?

Viêm Nha Chu Làm Răng Lung Lay và Giải Pháp Điều Trị

Viêm nha chu làm răng lung lay là giai đoạn tiến triển nặng, cần được khám chữa để tráng gây...

Hướng dẫn cách chữa viêm nha chu bằng cây lược vàng

Chữa Viêm Nha Chu Bằng Cây Lược Vàng với 3 Cách Hay

Chữa viêm nha chu bằng cây lược vàng lành tính, dễ thực hiện. Mẹo dân gian thích hợp cho đối...

Viêm Nha Chu Nên Ăn Gì và Kiêng Ăn Gì Để Cải Thiện Bệnh

Một số thực phẩm có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm nha chu nhưng ngược lại,...

Top 15 Thuốc Trị Viêm Nha Chu Được Tin Dùng (Uống + Bôi)

Các thuốc trị viêm nha chu được bào chế dưới hai hình thức chủ yếu là thuốc uống hoặc thuốc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *