Viêm Nha Chu Theo Đông Y và Các Bài Thuốc Điều Trị Bệnh

Cách chữa viêm nha chu theo Đông y sử dụng các bài thuốc điều trị bệnh từ thảo dược thiên nhiên có tính an toàn cao. Tùy theo triệu chứng, thể bệnh gặp phải mà thầy thuốc sẽ kê đơn cho bạn bài thuốc điều trị phù hợp.

Bệnh viêm nha chu theo Đông y

Viêm nha chu là tình trạng các tổ chức quanh răng như nướu, xương ổ răng, dây chằng quanh răng hay men răng bị tổn thương, sưng viêm và gây đau nhức. Theo quan niệm của Đông y, căn bệnh này khởi phát do hỏa tích tại vị kết hợp với phong nhiệt gây ra các triệu chứng cấp tính, còn gọi là thực chứng.

viêm nha chu theo Đông y
Cách chữa viêm nha chu theo Đông y chủ yếu sử dụng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên lành tính

Bệnh tiến triển lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến suy giảm tân dịch, vị âm hư và thận âm hư, từ đó dẫn đến bốc hỏa và phát triển thành hư chứng ( mãn tính).

Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và quá trình thăm khám, các thầy thuốc Đông y sẽ xác định thể bệnh của từng trường hợp và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp nhất. Có nhiều cách điều trị viêm nha chu bằng Đông y đang được áp dụng như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hay dùng thuốc thảo dược. Trong đó, được sử dụng phổ biến nhất vẫn là các bài thuốc được bào chế từ dược liệu thiên nhiên.

→Xem thêm: Viêm Nha Chu Nên Ăn Gì và Kiêng Ăn Gì Để Cải Thiện Bệnh

Cách chữa viêm nha chu theo Đông y

Bệnh viêm nha chu được chia thành 2 thể là cấp tính và mãn tính. Với mỗi thể bệnh, Đông y sẽ có bài thuốc điều trị cho phù hợp.

1. Bài thuốc điều trị viêm nha chu bằng Đông y thể cấp tính

Theo y học cổ truyền, bệnh viêm nha chu cấp chủ yếu xảy ra do bị tích nhiệt tại Vị (dạ dày). yếu tố này kết hợp với phong nhiệt sẽ dẫn đến các triệu chứng bệnh.

Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu cấp tính:

Khi bị viêm nha chu cấp tính, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Mô nướu sưng đỏ, đau nhức, ấn vào thấy chảy mủ hoặc dịch tiết
  • Phù nề ở tổ chức quanh răng
  • Cảm giác đau nhức khó chịu thường xuyên xuất hiện
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Khô cổ họng
  • Răng lung lay
  • Sốt
  • Các dấu hiệu khác: Khó đi cầu, lưỡi có sắc đỏ, bề mặt ít rêu, góc hàm nổi mạch, nhai khó khăn, ăn uống kém…

Phép điều trị:

Thông qua các dấu hiệu lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh, thầy thuốc có thể xác định được bệnh viêm nha chu cấp tính. Phương pháp điều trị bệnh là sử dụng các bài thuốc thảo dược kết hợp nhiều vị thảo mộc khác nhau. Chúng được dùng với các mục đích như:

  • Sơ phong
  • Thanh nhiệt
  • Tiêu thũng.

Bài thuốc điều trị viêm nha chu bằng Đông y trong giai đoạn cấp:

+ Bài thuốc số 1: 

Nguyên liệu:

  • Bạc hà: 8g
  • Thạch cao: 40g
  • Sinh địa: 20g
  • Hoàng liên: 8g
  • Ngưu bàng tử: 12g
  • Đan bì: 8g
  • Thăng ma: 4g
  • Kim ngân hoa: 16g.

Cách dùng thuốc:

  • Các vị thuốc mua về đem rửa sạch bụi bẩn
  • Trộn lẫn với nhau và cho hết vào trong ấm
  • Đổ nước sao cho ngập mặt dược liệu, đun sôi và tiếp tục sắc với lửa nhỏ liu riu đến khi thấy cạn còn khoảng 3 bát thì ngưng.
  • Chia đều thuốc sắc thu được thành 3 phần đều nhau uống vào các buổi sáng, trưa, tối sau khi ăn 30 phút.
  • Ngày dùng 1 thang cho đến khi các triệu chứng viêm nha chu cấp chấm dứt hẳn.
Điều trị viêm nha chu bằng Đông y
Một số bài thuốc Đông y được áp dụng để điều trị viêm nha chu cấp tính

+ Bài thuốc số 2:

Nguyên liệu:

  • Hoa kim ngân khô: 20g
  • Gai bồ kết: 12g
  • Hạ khô thảo: 12g
  • Xích thược: 8g
  • Bạch hà: 6g
  • Ngưu bàng tử: 12g
  • Xuyên sơn giáp: 6g
  • Chi tử: 12g

Cách dùng thuốc:

  • Rửa sạch tất cả dược liệu rồi đem sắc cùng 5 bát nước
  • Chờ cho nước sôi thì vặn nhỏ lửa và để ấm thuốc trên bếp thêm 15 phút nữa
  • Thuốc sắc thu được để nguội bớt và chia làm 2 – 3 lần dùng

Bài thuốc số 3: 

Nguyên liệu:

  • Bạch phàn: 0.1g
  • Ngũ bội tử: 0.1g
  • Thanh đại: 0.39g
  • Mai hoa băng phiến: Lượng đủ dùng

Cách sử dụng thuốc:

  • Tán nhuyễn tất cả các dược liệu và trộn đều với nhau. Bảo quản trong hũ kín để dùng dần.
  • Mỗi lần dùng 0.05 – 0.1g. Để trị viêm nha chu cấp, bạn chỉ cần lấy tăm bông tiệt trùng chấm thuốc thoa lên khu vực bị bệnh là được.
  • Có thể mua sẵn thuốc đã bào chế tại các cửa hàng thuốc Đông y để dùng cho tiện.

+ Bài thuốc số 4:

Nguyên liệu:

  • Kim ngân hoa: 16g
  • Gai bồ kết: 8g
  • Ngưu bàng tử: 12g
  • Bồ công anh: 20g
  • Hạ khô thảo: 16g
  • Bạch hà: 8g

Cách sử dụng:

  • Hợp tất cả các nguyên liệu trên thành 1 thang, đem rửa sạch tạp chất
  • Sắc thuốc với 1 lít nước và đun sôi trong khoảng 20 phút.
  • Mỗi ngày sắc 1 tháng tương tự như cách trên và chia ra uống vào các buổi sáng, trưa, tối.

+ Bài thuốc số 5:

Nguyên liệu:

  • Hạ khô thảo: 16g
  • Ngưu bàng tử: 12g
  • Tạo giác thích: 8g
  • Bạc hà: 8g
  • Kim ngân hoa: 16g
  • Bồ công anh: 20g

Cách dùng:

  • Sau khi đã chuẩn bị 6 loại dược liệu với liều lượng yêu cầu, bạn đem rửa cho sạch bụi bẩn
  • Bỏ hết vào ấm cùng 2 lít nước sắc cho cạn còn khoảng 700ml
  • Số thuốc sắc trên chia làm 3 – 4 lần uống khi còn ấm.

2. Thuốc Đông y chữa viêm nha chu mãn tính

Bệnh viêm nha chu cấp tính không được điều trị sớm hoặc chữa trị không đúng cách có thể dẫn đến viêm nha chu mãn tính. Các triệu chứng viêm nha chu mãn tính có khuynh hướng kéo dài, dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.

Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu mãn tính:

  • Chân răng đỏ, ít viêm
  • Xuất hiện các cơn đau ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng.
  • Răng lung lay
  • Hình thành túi mủ ở chân răng được gọi là túi nha chu
  • Hôi miệng nghiêm trọng
  • Miệng khô
  • Chất lưỡi đỏ và ít đóng rêu.

Phương pháp điều trị:

Ở giai đoạn mãn tính, các phép điều trị viêm nha chu theo Đông y chú trọng vào các mục đích sau:

  • Dưỡng âm
  • Thanh nhiệt
  • Loại bỏ triệu chứng bệnh
  • Giảm tần suất tái phát.

Bài thuốc điều trị viêm nha chu mãn tính bằng Đông y:

+ Bài thuốc số 1:

Nguyên liệu:

  • Huyền sâm: 12g
  • Kim ngân hoa: 16g
  • Sa sâm: 12g
  • Bạch thược: 8g
  • Kỷ tử: 12g
  • Quy bản: 12g
  • Ngọc trúc: 12g

Cách dùng thuốc:

  • Đem dược liệu rửa sạch, cho vào ấm rồi đổ ngập nước
  • Đặt ấm thuốc trên bếp nấu trên lửa to đến khi sôi đều mới hạ bớt lửa, tiếp tục sắc thuốc thêm 15 – 20 phút nữa.
  • Chắt thuốc sắc ra bát, chia làm 3 lần uống.
  • Ngày dùng 1 thang cho đến khi các triệu chứng bệnh viêm nha chu mãn tính chấm dứt hẳn.
Thuốc Đông y chữa viêm nha chu mãn tính
Hầu hết các bài thuốc Đông y chữa viêm nha chu mãn tính đều được sử dụng theo hình thức sắc uống.

+ Bài thuốc số 2:

Nguyên liệu:

  • Sơn thù: 8g
  • Hoài sơn: 12g
  • Bạch thược: 12g
  • Thục địa: 12g
  • Thăng ma: 12g
  • Câu kỷ tử: 12g

Cách dùng thuốc:

  • Các dược liệu trên được đem rửa sạch
  • Khi thuốc ráo nước thì bỏ vào ấm, đổ 5 chén nước sắc sao cho cô đặc còn khoảng 2 chén.
  • Dùng bài thuốc Đông y điều trị viêm nha chu mãn tính này mỗi ngày 1 thang và cố gắng uống đủ liệu trình thầy thuốc chỉ định để bệnh được kiểm soát tốt.

+ Bài thuốc số 3:

Nguyên liệu:

  • Huyền sâm: 32g
  • Thạch cao: 20g
  • Hoàng liên: 3g
  • Thục địa: 32g
  • Hoàng cầm: 6g
  • Chi tử: 8g
  • Tri mẫu: 6g
  • Sinh địa: 32g

Cách dùng thuốc:

  • Trộn các dược liệu trên chung với nhau
  • Đem sắc kỹ trong 20 phút lấy nước đặc
  • Chia làm 2 hoặc 3 lần uống mỗi ngày để kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm nha chu mãn tính, giảm nhẹ các cơn đau nhức khó chịu.

+ Bài thuốc số 4:

Nguyên liệu:

  • Huyền sâm: 12g
  • Kim ngân hoa: 16g
  • Thăng ma: 12g
  • Sinh địa: 12g
  • Bạch thược: 8g
  • Câu kỷ tử: 12g
  • Sa sâm: 12g
  • Quy bản: 12g
  • Thạch hộc: 12g
  • Ngọc trúc: 12g

Cách dùng thuốc: 

  • Các dược liệu đã chuẩn bị được đem rửa sạch, vớt ra rổ cho ráo nước
  • Bỏ thuốc vào ấm sắc với 2 lít nước cho cạn còn 1 lít
  • Chia thuốc sắc làm nhiều lần uống. Sử dụng hết trong ngày và mỗi lần uống nên hâm lại cho ấm.

→Gợi ý: Viêm Nha Chu Mãn Tính và Những Biến Chứng Nguy Hiểm

3. Các bài thuốc điều trị viêm nha chu bằng Đông y khác

Bên cạnh các bài thuốc trên, y học cổ truyền còn có nhiều bài thuốc chữa viêm nha chu theo Đông y sử dụng thảo dược độc vị. Chúng khá dễ kiếm và không mất nhiều thời gian khi dùng.

Rễ tế tân chữa viêm nha chu:

Tế tân là thảo dược được sử dụng làm thuốc trong Đông y với tên gọi là kim bồn thảo hay tiểu tân… Thuốc có tính ấm, vị cay, quy vào các kinh Tâm, Phế, Thận, giúp chỉ khái, giảm đau, khu phong, tán hàn. Chủ trị đau nhức răng, hôi miệng, viêm nha chu,…

Y học hiện đại cũng phát hiện ra, trong rễ cây đặc biệt chứa nhiều phenola, Pinen , metyl – eugenol. Những chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kháng viêm, diệt khuẩn, giảm viêm nướu, đau nhức răng, khử mùi hôi miệng.

Cách dùng thảo dược tế tân chữa viêm nha chu theo Đông y
Tế tân là loại thảo dược chữa viêm nha chu được sử dụng phổ biến trong Đông y

Cách sử dụng:

  • Rễ tế tân tươi thu hoạch về đem rửa sạch đất cát và phơi khô. Bảo quản thuốc trong bịch kín và để nơi khô ráo.
  • Để sử dụng, bạn chỉ cần lấy khoảng 3g dược liệu ngậm trong miệng và nhai từ 3 – 5 phút. Nhổ bỏ bã
  • Ngậm thuốc vài lần trong ngày để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm nha chu.

Cam thảo – Thảo dược Đông y chữa viêm nha chu dễ kiếm

  • Cách 1: Rễ hoặc thân cây cam thảo thái lát mỏng, phơi khô. Khi dùng lấy 2 – 3 lát bỏ vào miệng ngậm và nhai nuốt nước từ từ trong vài phút. Cuối cùng nhổ bỏ bã.
  • Cách 2: Dùng 5g cam thảo khô sắc với 500ml nước trong 5 – 7 phút. Rót uống thay trà hàng ngày. Khi dùng, bạn nên ngậm nước cam thảo trong miệng vài phút trước khi nuốt.

Bài thuốc Đông y chữa viêm nha chu từ cây dạ cẩm

  • Lá dạ cẩm non được thu hái đem về rửa sạch bụi bẩn, ngâm 15 phút trong nước muối để diệt khuẩn.
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn lá để lấy nước cốt.
  • Ngậm nước thuốc trong miệng vài phút rồi nuốt từ từ
  • Sử dụng bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi tuần để kiểm soát được bệnh viêm nha chu ở giai đoạn nhẹ.

Ưu nhược điểm khi điều trị viêm nha chu bằng Đông y

Cách chữa viêm nha chu theo Đông y đang được áp dụng rộng rãi. Mặc dù vậy, bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp chữa bệnh này cũng tồn tại một số điểm hạn chế nhất định. Người bệnh cần nắm rõ để cân nhắc kỹ càng trước khi áp dụng.

Ưu điểm:

  • Sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên lành tính nên an toàn với hầu hết mọi đối tượng.
  • Có thể dùng thuốc tự điều trị viêm nha chu tại nhà
  • Với mỗi thể bệnh, Đông y có các bài thuốc điều trị riêng phù hợp với từng đối tượng.

Nhược điểm:

  • Một số bài thuốc Đông y có nhiều vị nên mất thời gian nếu tự chuẩn bị
  • Đa số các bài thuốc đều dùng theo hình thức sắc uống nên sẽ mất thời gian trong khâu sơ chế và sắc thuốc.
  • Hiệu quả của cách chữa viêm nha chu theo Đông y phụ thuộc vào cơ địa
  • Thời gian sử dụng thuốc kéo dài trong nhiều ngày nên không phải bệnh nhân nào cũng kiên nhẫn theo đuổi hết liệu trình.
  • Thuốc cho tác dụng từ từ nên khó kiểm soát được bệnh trong giai đoạn nặng.

Như vậy, không phải đối tượng nào chữa viêm nha chu theo Đông y cũng đạt được hiệu quả như ý muốn. Bệnh nhân nên thăm khám để xác định rõ tình trạng bệnh của mình và trước khi lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Viêm nha chu là bệnh gì?

Viêm Nha Chu: Dấu Hiệu và Cách Điều Trị, Phòng Tránh

Viêm nha chu là một trong các vấn đề nha khoa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Mức độ phổ biến của căn bệnh này ngày càng gia tăng,...
Cách phân biết viêm nướu và bệnh nha chu

Viêm Nướu và Bệnh Nha Chu: Cách Phân Biệt và Chữa Trị

Viêm nướu và bệnh nha chu thường bị nhầm lẫn là một, mặc dù các triệu chứng có thể tương...

Viêm Nha Chu Nên Ăn Gì và Kiêng Ăn Gì Để Cải Thiện Bệnh

Một số thực phẩm có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm nha chu nhưng ngược lại,...

Quy trình thực hiện cơ bản

Phẫu Thuật Nha Chu: Thực Hiện Khi Nào? Có Đau Không?

Phẫu thuật nha chu giúp điều trị các vấn đề nghiêm trọng do bệnh gây ra. Nhằm ngăn chặn sự...

Bà bầu bị viêm nha chu có nguy hiểm không?

Bà Bầu Bị Viêm Nha Chu và Biện Pháp Điều Trị, Phòng Ngừa

Bà bầu bị viêm nha chu nếu không phát hiện và điều trị có thể gặp phải nhiều biến chứng....

Viêm Nha Chu Cấp Là Gì? Triệu Chứng và Hướng Điều Trị

Viêm nha chu cấp là bệnh lý được đặc trưng bởi tình trạng sưng viêm ở tổ chức quanh răng....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *