Bà Bầu Bị Viêm Nha Chu và Biện Pháp Điều Trị, Phòng Ngừa

Bà bầu bị viêm nha chu nếu không phát hiện và điều trị có thể gặp phải nhiều biến chứng. Tuy nhiên do giai đoạn đầu, viêm nhiễm xảy ra không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người nhầm lẫn. Trường hợp viêm nặng, thai phụ có thể bị mất răng, tiền sản giật, đồng thời trẻ có thể sinh non, nhẹ cân,… hơn so với bình thường.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Các tổn thương hình thành xung quanh răng như nướu và xương răng. Khi bệnh khởi phát, các triệu chứng cảnh báo không quá rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn. Trường hợp mô nướu bắt đầu sưng đỏ, mềm, đau, tụt chân răng, chảy máu khi đánh răng,… cần thăm khám sớm.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm nha chu
Có nhiều nguyên nhân tác động gây viêm nha chu ở trong quá trình mang thai

Trong số các trường hợp chẩn đoán phát hiện bệnh, bà bầu bị viêm nha chu ngày càng nhiều. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề này? Theo các chuyên gia, tình trạng thai phụ gặp vấn đề răng miệng khá phổ biến. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Ngoài ra còn có khả năng bà bầu bị thay đổi lưu lượng máu đến nướu.

Khi phụ nữ mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi rõ rệt. Nghiên cứu cho thấy sự thay đổi hormone trong cơ thể có khả năng thúc đẩy phản ứng viêm, đặc biệt là bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Theo thống kê cho thấy, phần đông phụ nữ trong quá trình mang thai mắc bệnh viêm nướu dưới ảnh hưởng của quá trình thay đổi nội tiết tố, mất cân bằng hormone.

Một số yếu tố nguy cơ khác gây ảnh hưởng tình trạng răng miệng có thể kể đến như:

  • Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách.
  • Ăn uống thiếu chất, bổ sung các thực phẩm không lành mạnh.
  • Ăn nhiều đồ ngọt, đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Cao răng dày, mảng bám trên răng nhiều không được làm sạch đúng cách.
  • Ăn phải thực phẩm cứng, gây tổn thương răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân, bàn chải đánh răng của người đang gặp vấn đề về răng miệng.

Ngoài nguyên nhân kể trên, có nhiều yếu tố khác làm ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng. Trường hợp bà bầu bị viêm nha chu không nên chủ quan, thay vào đó cần thăm khám và điều trị sớm. Bởi, trường hợp viêm nhiễm nặng nề có thể làm phát sinh biến chứng ảnh hưởng cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Tham khảo thêm: Bà Bầu Bị Viêm Nha Chu và Biện Pháp Điều Trị, Phòng Ngừa

Bà bầu bị viêm nha chu có nguy hiểm không?

Bà bầu bị viêm nha chu nếu không điều trị, tình trạng kéo dài có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Một số trường hợp viêm nha chu nặng khiến mẹ bầu sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, yếu kém hơn so với các trẻ bình thường khác, ngoài ra mẹ bầu còn có nguy cơ gặp tiền sản giật, bị sảy thai sớm.

Bà bầu bị viêm nha chu có nguy hiểm không?
Bà bầu có khả năng gặp phải nhiều biến chứng viêm nha chu làm ảnh hưởng sức khỏe, tác động đến thai nhi

Trong đó, hai biến chứng có tỷ lệ gặp phải cao nhất là tiền sản giật và sinh non. Nếu không được cấp cứu kịp thời, cả mẹ và bé đều có nguy cơ bị đe dọa tính mạng. Cụ thể:

Nguy cơ sinh non

Những em bé sinh sớm hơn 37 tuần tuổi được gọi là sinh non. Những em bé này sẽ có cân nặng thấp hơn nhiều so với các đứa trẻ sinh ra đúng ngày đủ tháng. Cân nặng thường nhẹ hơn 2,5kg, theo tiêu chuẩn của WHO, 1984. Nhiều trường hợp sinh non khiến trẻ sơ sinh tử vong hoặc dị tật, ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của bé sau này.

Ngoài các yếu tố gây sinh non như do tuổi tác của người mẹ quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến chất lượng thai kỳ, do dùng chất kích thích trong quá trình mang thai, do bị cao huyết áp, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, co thắt tử cung đột ngột,… Tình trạng nhiễm trùng tử cung chiếm tỷ lệ sinh non cao.

Trong đó, nguy cơ nhiễm trùng tử cung có liên quan đến nhiễm trùng xa, từ khoang miệng do viêm nha chu không được điều trị gây ra. Vi khuẩn từ máu đi vào bào thai khiến cho người mẹ trở nên nhạy cảm hơn, gây hại cho sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Theo thống kê, những đứa trẻ có mẹ bị viêm nha chu thường dễ bị sinh non và có cân nặng nhẹ hơn các bé bình thường. Do đó, để phòng tránh các rủi ro cho cả mẹ và bé, khi phát hiện các bất thường ở khoang miệng, vị trí xung quanh răng, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm.

Nguy cơ tiền sản giật

Bà bầu bị viêm nha chu có nguy cơ gặp biến chứng tiền sản giật. Nhận biết tiền sản giật thông qua biểu hiện tăng huyết áp, tăng protein niệu. Vấn đề này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Thống kê cho thấy, có từ 8 – 10 % trong tổng số thai phụ gặp phải tình trạng này.

Trường hợp bà bầu bị viêm nha chu có khả năng mắc tiền sản giật cao hơn người khác đến 2 lần. Ngoài ra, các triệu chứng khi viêm nha chu biến chứng thành tiền sản giật cũng nặng nề hơn, thậm chí còn có nguy cơ đe dọa tính mạng của thai phụ và trẻ sơ sinh, bạn đọc cần hết sức thận trọng.

Ngoài hai biến chứng kể trên, tình trạng viêm nha chu xảy ra ở phụ nữ mang thai còn kéo theo nhiều hệ lụy khác, chẳng hạn như tình trạng mất răng vĩnh viễn, nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh xơ vữa động mạch, đột quỵ,….

Điều trị viêm nha chu cho bà bầu an toàn

Bà bầu khi nhận thấy cơ thể có nhiều bất thường, đặc biệt là khu vực răng miệng nên chủ động thăm khám sớm. Bác sĩ tiến hành các biện pháp kiểm tra, xét nghiệm, giúp chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trường hợp viêm nhẹ có thể sử dụng các biện pháp khắc phục không xâm lấn.

Điều trị viêm nha chu cho bà bầu an toàn
Thăm khám và điều trị viêm nha chu trong thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ

Tuy nhiên đối với người bị viêm nha chu nặng, việc điều trị trở nên khó khăn hơn và nhiều khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là các cách điều trị được áp dụng:

Điều trị y tế theo hướng dẫn

Bà bầu được khuyến cáo đến cơ sở y tế thăm khám khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, trong đó có khu vực răng miệng. Đa số các mẹ bầu bước qua tháng thứ 4 của thai kỳ bắt đầu nhận thấy các biểu hiện lạ về răng miệng, kéo dài cho tới tháng thứ 7. Tùy vào mức độ viêm nha chu của thai phụ, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp bệnh nhẹ, các thủ thuật đơn giản sẽ được áp dụng nhằm làm sạch răng, tránh tình trạng vi khuẩn lan rộng. Trường hợp nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp cho người bệnh, giúp giảm thiểu nguy cơ cho mẹ và bé. Dưới đây là một vài cách chữa được áp dụng:

  • Chỉ định cạo vôi răng, cao răng làm sạch khoang miệng cho bà bầu. Thông quá đó, mẹ bầu có thể giảm được triệu chứng đau nhức, khó chịu khi nhai, không còn chảy máu chân răng khi đánh răng.
  • Nếu ổ mủ đã phát triển quá lớn, sử dụng thuốc hoặc các biện pháp hỗ trợ không mang lại hiệu quả tối ưu, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn áp dụng phương pháp xử lý ổ mủ. Tuy nhiên chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết, bởi quá trình xử lý có thể khiến bà bầu mất nhiều máu, phải cân nhắc.
  • Ngoài ra, trường hợp viêm nha chu nặng, bà bầu có dấu hiệu bị nhiễm trùng lan rộng, bác sĩ có thể điều trị bằng các biện pháp tạm thời nhằm duy trì chức năng nhai.
  • Thuốc điều trị viêm nha chu cho bà bầu được chỉ định phù hợp theo từng mức độ viêm nhiễm. Một số loại thường dùng như amoxicillin, ampicillin, clindamycin, erythromycin,… Các loại thuốc kháng sinh có khả năng gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm nếu bà bầu sử dụng không theo hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, bà bầu chỉ nên dùng trong trường hợp cần thiết, được bác sĩ chỉ định.

Áp dụng điều trị viêm nha chu trong thời gian mang thai theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Khi mẹ bầu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường nên chủ động thăm khám. Bởi, viêm nhiễm càng nặng biện pháp điều trị càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé.

Tham khảo thêm: Viêm Nha Chu Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân và Cách Trị An Toàn

Hỗ trợ điều trị bằng mẹo chữa

Ngoài điều trị viêm nha chu cho bà bầu bằng biện pháp nha khoa theo hướng dẫn, một số mẹo chữa dân gian cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Bà bầu bị viêm nha chu có thể tham khảo và áp dụng các cách chữa đơn giản dưới đây tại nhà:

Điều trị viêm nha chu cho bà bầu an toàn
Chăm sóc, kết hợp mẹo dân gian giúp viêm nha chu sớm cải thiện

Dùng mật ong: Mật ong là nguyên liệu được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý. Từ xưa ông bà ta đã dùng mật để hỗ trợ khắc phục một số vấn đề về răng miệng. Nhờ mật ong giúp kháng viêm, chống khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng hơn. Sử dụng mật ong cho bà bầu bị viêm nha chu khá an toàn, ít nguy cơ, áp dụng theo cách làm dưới đây:

  • Chuẩn bị mật ong nguyên chất, tăm bông.
  • Dùng đầu tăm bông lấy một ít mật ong, chấm vào vị trí nướu bị viêm.
  • Lưu lại 30 phút, sau đó bạn có thể ăn uống bình thường.
  • Trước khi thoa mật ong nên đánh răng sạch sẽ, đồng thời không thoa mật lên bề mặt răng, chỉ chấm vào vị trí nướu bị sưng viêm.

Sử dụng muối: Muối có tính kháng khuẩn tốt, có tác dụng làm sạch khoang miệng, khử mùi hôi, phòng sâu răng, đồng thời còn hỗ trợ điều trị khắc phục viêm nha chu cho bà bầu. Áp dụng theo cách đơn giản dưới đây:

  • Sử dụng nửa muỗng cà phê muối hòa cùng với 200ml nước.
  • Sau khi đánh răng dùng dung dịch nước muối súc miệng lại.
  • Dùng điều đặn mỗi ngày giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe răng miệng, phòng ngừa viêm nhiễm lan rộng.

Dùng nước cốt chanh: Nước cốt chanh có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm. Sử dụng chanh chữa viêm nha chu phù hợp với tình trạng viêm nhiễm nhẹ. Sử dụng theo cách đơn giản sau:

  • Mẹ bầu vắt một ít nước cốt chanh, trộn cùng một ít muối.
  • Dùng tay hoặc có thể sử dụng tăm bông, bàn chải đánh răng bôi lên chân răng bị sưng.
  • Lưu lại thêm 30 phút rồi dùng nước sạch súc miệng lại.
  • Áp dụng mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm.

Sử dụng mẹo dân gian giúp mẹ bầu bị viêm nha chu cải thiện các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên phương pháp tại nhà dùng nguyên liệu tự nhiên khó điều trị dứt điểm viêm nhiễm mà không sử dụng các biện pháp chuyên sâu khác. Do đó, bên cạnh điều trị tại nhà, mẹ bầu nên kết hợp thăm khám y tế để theo dõi tình trạng viêm, kịp thời can thiệp khi cần thiết.

Sử dụng thuốc Đông y

Ngoài điều trị bằng Tây y và áp dụng mẹo dân gian tại nhà, nhiều bà bầu bị viêm nha chu đã lựa chọn hướng điều trị bằng thuốc Đông y. Thuốc có tác dụng cải thiện nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, điều trị tình trạng viêm nhiễm an toàn, không gây tác dụng phụ cho thai phụ.

Điều trị viêm nha chu cho bà bầu an toàn
Điều trị viêm nha chu bằng thuốc Đông y là giải pháp được nhiều người quan tâm

Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tìm đến cơ sở khám chữa Đông y uy tín, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc để bệnh sớm kiểm soát, ổn định sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là một số thang thuốc được kê toa điều trị viêm nha chu cho thai phụ, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Thang thuốc 1: Sử dụng các vị thuốc gồm ngưu bàng tử 12g, hạ khô thảo 12g, sơn chi 12g, xích thược 8g, bạc hà 6g, kim ngân hoa 20g, tạo giác thích 20g, kiên kiều 20g. Các nguyên liệu rửa sạch bụi bẩn sau đó cho vào ấm nấu với nửa lít nước. Đun trên lửa vừa đến khi nước cạn còn 200ml, uống hết trong ngày.
  • Thang thuốc 2: Dược liệu gồm bạc hà 8g, ngưu bàng tử 12g, hạ khô thảo 16g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 20g, tạo giác thích 8g. Cho nguyên liệu đã rửa sạch vào trong ấm nấu với nửa lít nước, sắc cạn còn 200ml. Chia nước thuốc thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày, tốt nhất dùng sau khi ăn 30 phút.
  • Thang thuốc 3: Sử dụng các nguyên liệu gồm thăng ma 4g, hoàng liên 8g, đan bì 8g, sinh địa 20g, thạch cao 40g, liên kiều 16g, kim ngân hoa 16g, bạc hà 8g, ngưu bàng tử 12g. Đầu tiên sắc các vị gồm thăng ma, hoàng liên, sinh địa, đan bì, thạch cao trước 30 phút với nửa lít nước, sau đó cho các nguyên liệu còn lại vào đun cạn còn 200ml nước. Dùng mỗi ngày 1 thang.

Sử dụng thuốc Đông y cho phụ nữ mang thai khá an toàn. Tuy nhiên trước khi dùng bạn nên thăm khám và tuân thủ theo phác đồ của thầy thuốc. Tuyệt đối không tự ý kết hợp thuốc Đông và Tây y bừa bãi, tránh gặp phải các tương tác ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bên cạnh các cách chữa trị kể trên, bà bầu bị viêm nha chu nên chủ động điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách hơn, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tổng thể, bổ sung dinh dưỡng thiết yếu để thai kỳ khỏe mạnh. Kiểm tra sức khỏe, tái khám theo lịch hẹn để theo dõi tiến triển của bệnh, kịp thời điều trị khi cần thiết.

Tham khảo thêm: Viêm Nha Chu Làm Răng Lung Lay và Giải Pháp Điều Trị

Phòng ngừa nguy cơ bà bầu bị viêm nha chu

Bà bầu bị viêm nha chu nếu không phát hiện và điều trị có thể gặp phải biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, hiện nay các bác sĩ luôn khuyến khích phụ nữ nên chủ động chăm sóc răng miệng để phòng ngừa các vấn đề nha khoa trong thai kỳ. Dưới đây là một vài vấn đề mẹ bầu cần lưu ý:

Phòng ngừa nguy cơ bà bầu bị viêm nha chu
Phòng ngừa viêm nha chu cho thai phụ, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày, sử dụng kem đánh răng, bàn chải đánh răng phù hợp. Súc miệng kết hợp bằng nước muối hoặc sản phẩm nước súc miệng lành tính, an toàn cho bà bầu.
  • Bổ sung dinh dưỡng bồi bổ cơ thể, cân bằng chế độ ăn uống phù hợp cho thai kỳ. Không nên ăn nhiều đồ ăn ngọt, đồ tinh bột, chất béo làm tăng khả năng sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.
  • Ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây, uống nhiều nước. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, tốt nhất không nên dùng rượu bia, hút thuốc lá trong thai kỳ để giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh.
  • Sử dụng các dụng cụ làm sạch kẽ răng phù hợp, dùng tăm nước hoặc chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng thông thường.
  • Điều trị các vấn đề liên quan theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian mang thai, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bà bầu không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược.
  • Khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ, trường hợp nhận thấy bất thường, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị sớm.

Bà bầu bị viêm nha chu là vấn đề nguy hại, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không phát hiện kịp thời. Đặc biệt là nguy cơ ảnh hưởng cho sức khỏe của cả mẹ và bé, gây sảy thai, sinh non và nhiều hệ lụy khác. Ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bà bầu nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn cách chữa viêm nha chu bằng cây lược vàng

Chữa Viêm Nha Chu Bằng Cây Lược Vàng với 3 Cách Hay

Chữa viêm nha chu bằng cây lược vàng lành tính, dễ thực hiện. Mẹo dân gian thích hợp cho đối...

Thuốc nam chữa viêm nha chu

Chữa Viêm Nha Chu Bằng Thuốc Nam Qua 10 Mẹo Hay

Các cách chữa viêm nha chu bằng thuốc Nam giúp cải thiện tình trạng ê buốt, đau nhức, hơi thở...

Viêm nha chu làm răng lung lay là gì?

Viêm Nha Chu Làm Răng Lung Lay và Giải Pháp Điều Trị

Viêm nha chu làm răng lung lay là giai đoạn tiến triển nặng, cần được khám chữa để tráng gây...

Quy trình thực hiện cơ bản

Phẫu Thuật Nha Chu: Thực Hiện Khi Nào? Có Đau Không?

Phẫu thuật nha chu giúp điều trị các vấn đề nghiêm trọng do bệnh gây ra. Nhằm ngăn chặn sự...

Viêm nha chu là bệnh gì?

Viêm Nha Chu: Dấu Hiệu và Cách Điều Trị, Phòng Tránh

Viêm nha chu là một trong các vấn đề nha khoa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Mức độ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *