Các loại thuốc tây trị lang ben tận gốc và cách dùng

Fluconazole, Ketoconazole, dung dịch ASA, BSI, Terbinafine… là các loại thuốc tây trị lang ben được dùng phổ biến. Nếu dùng không đúng cách, chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, để bảo đảm an toàn, nắm rõ các thông tin về thuốc là điều nên làm.

Bị lang ben nên dùng thuốc gì để điều trị?
Bị lang ben nên dùng thuốc gì để điều trị?

Các loại thuốc tây chữa lang ben tận gốc

Lang ben là một bệnh ngoài da rất phổ biến, xảy ra khi da bị nhiễm vi nấm pityrosporum ovale. Vì là do vi nấm gây ra nên nó có xu hướng lan rộng ra các vị trí khác trên cơ thể hoặc lây lan cho người khác.

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Để điều trị, các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc tây dạng bôi ngoài hoặc dạng uống. Vậy chữa lang ben bằng thuốc gì?

1. Miconazol

Chỉ định

Miconazol là một loại thuốc chống nấm dùng tại chỗ để điều trị:

  • Lang ben
  • Nấm chân, nấm thân, nấm bẹn do Trichophyton rubrum, T. floccosum, T. mentagrophytes

Liều lượng – cách dùng

  • Thuốc được điều chế ở dạng kem hoặc dạng gel, dùng để bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh 1 lần/ngày (đối với lang ben) và 2 lần/ngày (đối với các loại nấm chân, nấm thân, các bệnh do nhiễm Candada).
  • Thời gian điều trị nên kéo dài 2 tuần, đối với những người bị nấm chân, nên dùng thuốc trong vòng 1 tháng. Sau một tháng mà không thấy các triệu chứng giảm, nên đi khám để được chẩn đoán lại.

Thận trọng

  • Không dùng thuốc cho những bệnh nhân mẫn cảm với
  • Phụ nữ đang mang thai, người tổn thương gan hoặc bị rối loạn chuyển hóa prophyrin cần thận trọng khi điều trị bằng loại thuốc này.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc tây trị lang ben miconazol, bệnh nhân có thể bị kích ứng tại chỗ, da nổi mẩn. Hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về tác dụng phụ có thể gặp phải trước khi sử dụng.

2. Dung dịch ASA

Có thể dùng dung dịch cồn ASA để chữa lang ben
Có thể dùng dung dịch cồn ASA để chữa lang ben

Chỉ định

ASA được điều chế ở dạng dung dịch cồn, có thành phần hoạt chất chính là Aspirin, được dùng trong các trường hợp:

  • Nấm bàn chân, nấm móng
  • Hắc lào
  • Bệnh viêm da do nấm
  • Lang ben

Liều lượng – cách dùng

  • Để điều trị lang ben, thuốc được chỉ định với liều lượng là 2 – 3 lần/ngày.
  • Vì được điều chế ở dạng cồn thuốc, do đó bệnh nhân dùng ASA bằng cách bôi trực tiếp dung dịch lên vị trí da tổn thương. Lưu ý chỉ bôi thuốc sau khi vùng da đó đã được vệ sinh sạch sẽ.

Thận trọng

  • Không dùng dung dịch cồn ASA cho những người có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Không dùng thuốc để bôi lên vết thương hở.
  • Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ như ngứa ngáy, nổi ban đỏ, gây kích ứng tại chỗ, khó chịu. Liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
  • Tránh bôi cùng lúc 2 loại thuốc để hạn chế nguy cơ tương tác thuốc.

3. Fluconazole

Chỉ định

Thuốc tây trị lang ben Fluconazole dùng ở dạng uống để điều trị:

  • Các bệnh nhiễm nấm Candida toàn thân, niêm mạc, ngoài da; nhiễm các loại nấm Cryptococus (thường tại não, phổi, da), Histoplasma, Blastomyces, nấm Coccidioides
  • Điều trị và dự phòng nhiễm nấm ở các bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch như AIDS, ghép tụy, ghép tạng

Chống chỉ định

  • Người quá mẫn với các thành phần của thuốc.
  • Đang điều trị bằng các loại thuốc astemizole, isapride, pimozide.
  • Sử dụng đồng thời với terfenadine

Liều lượng – cách dùng

Thuốc trị lang ben Fluconazole được sử dụng phổ biến
Thuốc trị lang ben Fluconazole được sử dụng phổ biến

Fluconazole được dùng bằng đường uống dạng viên nang hoặc dung dịch. Tùy vào từng cơ địa và bệnh lý khác nhau mà những loại thuốc này cũng được chỉ định khác nhau.

  • Đối với bệnh lang ben và các bệnh nhiễm nấm chân, thân, bẹn, dùng với liều lượng: 150mg/lần/tuần
  • Nhiễm nấm Candida âm đạo. 15mg/lần, dùng với 1 liều duy nhất.
  • Nấm Candida hầu họng: Liều lượng từ 50 – 100mg/ngày, điều trị trong vòng 1 – 2 tuần.
  • Viêm màng não do Cryptococcus: Liều khởi đầu dùng 400mg/ngày, những lần tiếp theo, dùng 200mg/ngày. Điều trị ít nhất trong vòng 6 – 8 tiếng. Để phòng ngừa tái phát, sử dụng 100 – 200mg/ngày.

Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Fluconazole, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Đầy hơi
  • Nổi mẩn trên da

Thông báo với các bác sĩ khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

4. Dung dịch BSI

Dung dịch BSI có thành phần chính là Salicylic acid, được chỉ định trong các trường hợp:

  • Nấm da, nấm móng, nấm bẹn
  • Lang ben

Cách dùng

Nên dùng cồn BSI điều trị lang ben với lượng phù hợp
Nên dùng cồn BSI điều trị lang ben với lượng phù hợp

Tương tự như còn ASA, bệnh nhân cũng sử dụng BSI để bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh 2 – 3 lần/ngày. Trước khi thoa thuốc, hãy làm sạch và lau khô da rồi thoa một lớp mỏng dung dịch.

Vì bôi quá nhiều BSI có thể khiến làn da bị tổn thương, bệnh nhân cần chú ý sử dụng với liều lượng phù hợp.

Tác dụng phụ

  • Kích ứng nhẹ, có cảm giác châm chích
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Nhịp thở nhanh

Thận trọng

  • Không dùng dung dịch này cho các trường hợp mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Không thoa thuốc lên vết thương hở, lên mắt, mũi, miệng. Nếu không may để thuốc dính vào các vị trí này, cần rửa ngay với nước.
  • Tránh bôi thuốc ở những vùng da mỏng, nhạy cảm. Đồng thời không nên thoa thuốc trên diện rộng để tránh kích ứng da.

5. Clotrimazol

Chống chỉ định

Thuốc tây trị lang ben Clotrimazol chống chỉ định cho những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người bị tăng cảm với clotrimazole hoặc imidazole bôi tại chỗ.

Cách sử dụng

Để điều trị lang ben và các bệnh ngoài da khác, cách sử dụng loại thuốc này như sau:

  • Rửa sạch và lau khô vùng da cần điều trị.
  • Thoa một lớp kem mỏng lên da, dùng tay chà xát nhẹ nhàng .
  • Nên dùng 2 lần mỗi ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối trong thời gian tối thiểu là 2 tuần để mang đến hiệu quả tốt.
  • Không nên làm cho da bị trầy xước khi thoa thuốc.

Tác dụng phụ

Clotrimazol trị nấm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân
Clotrimazol trị nấm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề như sau:

  • Đôi khi làm cho làn da bị đỏ, có cảm giác châm chích
  • Phù ngứa, nổi mụn nước
  • Nổi mề đay
  • Có cảm giác rát, bỏng, kích ứng da

Ngoài ra, tùy vào cơ địa của mỗi người mà bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề khác. Nên ngưng dùng Clotrimazol và liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

6. Itraconazole

Itraconazole cũng là một trong số các loại thuốc tây trị lang ben thường được sử dụng. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc này:

Chỉ định

  • Nhiễm Candida âm đạo, âm hộ
  • Các bệnh nhiễm nấm ngoài da, lang ben, viêm giác mạc mắt do nấm
  • Nhiễm Cadida ở miệng
  • Nấm men hoặc nấm móng do dermatophyte
  • Bị nấm nội tạng do Candida, Aspergillus, nấm Crytococcus…

Liều lượng – cách dùng

Không dùng Itraconazole cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú
Không dùng Itraconazole cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Thuốc Itraconazole được dùng bằng đường uống, với cách dùng như sau:

  • Dùng thuốc sau khi ăn no
  • Uống cả viên thuốc cùng với nước, không nghiền nát thuốc để dùng, tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

+ Nếu nhiễm nấm men hoặc nấm móng do dermatophyte:

  • Điều trị cách khoảng: 1 đợt gồm 2 viên nang, tương đương 200mg. Uống 2 lần/ngày , thời gian điều trị là 1 tuần. Nếu nấm móng tay, dùng 2 đợt; nấm móng chân, dùng 3 đợt. Mỗi đợt cách nhau khoảng 1 – 3 tuần.
  • Điều trị liên tục: Uống 2 viên/ngày, điều trị trong vòng 3 tháng.

+ Nấm nội tạng:

Liều lượng sử dụng sẽ thay đổi, tùy thuộc vào từng vi nấm nhiễm bệnh.

+ Cần thông báo với bác sĩ nếu dùng thuốc cho trẻ em, người bị suy gan, thận.

Chống chỉ định

Thuốc tây trị lang ben Itraconazole không được chỉ định cho các trường hợp:

  • Những bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc.
  • Người đang điều trị bằng các loại thuốc: Thuốc ức chế HMG – CoA, thuốc được chuyển hóa bởi CYP3A4, thuốc Triazolame và midazolame đường uống, thuốc Ergot alkaloid
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
  • Nếu dùng trong thời kỳ kinh nguyệt, cần đảm bảo áp dụng đầy đủ các biện pháp ngừa thai.

Tác dụng phụ

Itraconazole có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Sốt
  • Khó thở
  • Sưng hoặc tăng cân bất thường
  • Một vài trường hợp có thể bị ù tai hoặc thị giác có vấn đề
  • Tê người, ngứa ran
  • Có thể bị mất kiểm soát bàng quang
  • Buồn nôn, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, cơ thể suy nhược
  • Vàng da
  • Nhịp tim nhanh, đua bụng trên
  • Đau rát, kể cả khi đi tiểu tiện

Bệnh nhân có thể gặp phải những vấn đề nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng khi sử dụng loại thuốc này. Do đó, hãy liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được cấp cứu nếu thấy cơ thể có biểu hiện phản ứng quá mẫn.

7. Ketoconazol

Thuốc tây trị lang ben Ketoconazol được điều chế ở nhiều dạng khác nhau
Thuốc tây trị lang ben Ketoconazol được điều chế ở nhiều dạng khác nhau

Nếu chưa biết loại thuốc tây trị lang ben nào tốt, bệnh nhân có thể sử dụng Ketoconazol. Thành phần hoạt chất ketoconazol có thể có trong dầu gội đầu, kem bôi da, thuốc dạng kem, dung dịch uống, viên nén. Vì vậy, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn dạng điều chế phù hợp với bản thân.

Chỉ định

  • Nhiễm nấm trên da, tóc, móng do các vi nấm ngoài ra hoặc nấm men
  • Nhiễm nấm men ở đường tiêu hóa
  • Nhiễm nấm nội tạng
  • Nhiễm Candida âm đạo tái phát, mạn tính.

Liều lượng – cách dùng

+ Đối với thuốc dạng kem:

  • Bôi thuốc từ 1 – 2 lần/ngày trong vòng 2 – 4 tuần. Nếu bệnh nặng, có thể kéo dài đến 6 tuần.
  • Sau khi các triệu chứng đã được cải thiện, nên tiếp tục dùng thêm một vài ngày để bệnh hoàn toàn được chữa lành.

+ Với thuốc dạng kem:

Để thuốc được hấp thu một cách tối đa, nên sử dụng trong bữa ăn. Liều lượng như sau:

  • Người lớn: Nếu nhiễm candida âm đạo, uống 2 viên/lần/ngày. Nhiễm nấm ở cá cơ quan khác, uống 1 viên/ngày; trường hợp không đem lại hiệu quả, tăng lên 2 viên/2 lần/ngày.
  • Trẻ em: Cân nặng từ 15 – 30kg: Uống mỗi ngày 1 viên.; trên 30kg thì dùng với liều lượng tương tự như người lớn.

+ Điều trị dự phòng ở những bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch: Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc trị lang ben Ketoconazol, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề như sau:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Buồn nôi, đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Nhức đầu
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Giảm tiểu cầu
  • Rụng tóc
  • Phản ứng dị ứng
  • Mẫn cảm với ánh sáng

Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thuốc có thể gây ra những vấn đề khác. Trao đổi với các bác sĩ để biết thêm thông tin.

8. Terbinafine

Điều trị lang ben bằng thuốc tây cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ
Điều trị lang ben bằng thuốc tây cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ

Chỉ định

Terbinafine được chỉ định cho các trường hợp:

  • Nấm da do các loại nấm Trichophyton, Microsporum…
  • Lang ben
  • Nhiễm nấm da, đặc biệt là nấm da do Candida

Chống chỉ định

Các trường hợp mẫn cảm với Terbinafine và các thành phần của thuốc

Liều lượng – cách dùng

Thuốc tây trị lang ben Terbinafine được chỉ định sử dụng như sau:

  • Bôi thuốc lên vùng da cần điều trị từ 1 – 2 lần/ngày.
  • Trước khi thoa Terbinafine, cần vệ sinh da thật kỹ và lau khô.
  • Bôi một lớp mỏng lên da bị nấm và thoa nhẹ.
  • Nếu nhiễm nấm gây trầy xước trên da, nên phủ lên lớp thuốc bằng một lớp gạc mỏng.

Thời gian điều trị được quy định như sau:

  • Bị lang ben: 2 tuần
  • Nhiễm Candida ở da: 1 tuần
  • Nấm da đùi, da chân, da thân: 1 tuần

Thông thường, sau khoảng vài ngày điều trị, các triệu chứng lâm sàng sẽ thuyên giảm. Trong trường hợp sau 2 tuần dùng thuốc mà các triệu chứng không dấu hiệu cải thiện, nên đi khám để được chẩn đoán lại.

Bệnh lang ben tuy ít gây các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, nhưng nó lại gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho bệnh nhân. Vì thế, dùng các loại thuốc tây trị lang ben là cách được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, chúng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ, do đó hãy chú ý dùng thuốc đúng liều lượng và đúng cách theo sự chỉ định của bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Lang ben có chữa được không?

Lang ben có chữa khỏi được không? Nên làm gì?

Lang ben là một bệnh lý ngoài da thường gặp. Nếu áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp,...

bệnh lang ben trên mặt

5 cách trị lang ben ở mặt hiệu quả (tại nhà + thuốc)

So với các vị trí khác thì việc trị lang ben ở mặt thường gặp nhiều khó khăn hơn. Do...

Cách dùng củ riềng trị lang ben nhanh khỏi

Dùng củ riềng trị lang ben là mẹo dân gian đang được nhiều người áp dụng để khắc phục bệnh...

Phân biệt lang ben và vẩy nến: những điều bạn cần biết!

Lang ben và vẩy nến có biểu hiện lâm sàng khá giống nhau, do đó người bệnh thường nhầm lẫn....

lang ben ở trẻ em

Hiểu rõ về bệnh lang ben ở trẻ em và hướng điều trị phù hợp

Lang ben là một bệnh lý ngoài da hình thành do sự phát triển quá mức của vi nấm. Bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.